7. Kết cấu của luân văn
2.2 Thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử
2.2.2.2 Cách thức chuyển tải thông tin
Cách tổ chức bài viết qua các chuyên mục
Đối với báo chí, ngoài việc chú trọng đến nội dung thông tin thì việc chăm chút cho hình thức tờ báo cũng rất quan trọng. Để tạo nên sự logic, chặt chẽ trong cách thể hiện nội dung và tiện cho việc theo dõi bài viết theo chủ đề của độc giả, các tờ báo thường phân chia thành những chuyên trang, chuyên mục cụ thể. Chuyên mục tạo nên bản sắc của tờ báo: tương đối ổn định về dung lượng và thời gian, phạm vi đề cập, luôn hướng tới một lượng độc giả nhất định theo ngành nghề, sở thích, giới tính, lứa tuổi…
Báo chí là xuất bản phẩm định kỳ. Và các chuyên mục trên báo chí chính là một góc phản ánh tính chất “xuất bản phẩm định kỳ” cũng như tính thời sự của báo chí. Trong công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, khi chúng ta bảo đảm được
tính định kỳ sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn xuyên suốt, liên tục về thông tin, cũng như làm tăng tính hấp dẫn, thu hút đối với chuyên mục và tờ báo. Bởi trong thực tế, có rất nhiều công chúng đọc một tờ báo hàng ngày chỉ là muốn theo dõi một dòng thông tin, một chuyên mục nào đó trên báo.
Hơn nữa, thông qua chuyên mục, ban biên tập tòa soạn báo cũng nhận được sự phản hồi, góp ý, khen chê nhiều hơn từ bạn đọc, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng chuyên mục, tờ báo. Nếu như một chuyên mục có được những vấn đề mà đông đảo công chúng quan tâm, tờ báo đó có thể nhận được nhiều ý kiến bạn đọc tranh luận sẽ tạo ra một diễn đàn thực sự. Không những thế, từ chuyên mục, chúng ta có thể tìm ra được những cộng tác viên viết cho chuyên mục rất tốt, có kiến thức chuẩn, đúng chuyên ngành.
Qua khảo sát, cả ba tờ báo VnE, Tuổi trẻ, Dân trí đều có những chuyên mục đăng tải những bài viết thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Bởi vì thông tin lạm dụng CVQH diễn ra trên nhiều nội dung như vậy nên những chuyên mục đăng tải các bài báo trên thực tế rất đa dạng. Đề tài này nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng, những thông tin đưa ra đều có tính định hướng, thậm chí nhiều bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH là những bài “đinh” của báo nên các bài viết thường được tập trung ở những chuyên mục “hot” như Chính trị, Thời sự, Pháp luật.... Sự bố trí các bài viết theo chuyên mục cụ thể sẽ giúp cho độc giả dễ theo dõi và thể hiện được tính khoa học, chuyên nghiệp trong cách sắp sếp tin bài của tờ báo. Đối với báo VNE, các bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH không tập trung cố định ở một chuyên mục cụ thể mà xuất hiện ở các chuyên mục như Thời sự, Thế giới, Pháp luật. Đây là những chuyên mục quan trọng, có số lượng công chúng đông đảo và thường được đặt ở những vị trí thuận tiện để theo dõi. Những vụ án trong diện điều tra, bắt tạm giam, khởi tố, xét xử hầu hết được đăng trong chuyên mục Pháp luật. Đặc biệt thực trạng lạm dụng CVQH là một chủ đề xuất hiện nhiều trong chuyên mục Góc nhìn của tờ VnE với những bài phân tích, bình luận sâu sắc của nhiều nhà báo, nhà hoạt động xã hội và các chuyên gia uy tín, góp phần gợi mở, thu hút độc giả đưa ra những ý kiến riêng, tạo nên những cuộc tranh luận mở để sự việc được nhìn nhận đa chiều, thấu suốt hơn như: Khi chính quyền lạm quyền; Bả quyền lực; Thói quen lạm quyền; Bổ nhiệm “nhầm”; Quyền lực biển xanh;
Quyền lực “dựa hơi”; Quyền lực “cát cứ”; Cơ chế “xin – cho”; Nghệ thuật “vòi” tiền; Gánh nặng thanh tra; Hành vi quan chức; Chính sách trên trời, cuộc đời dƣới đất; Quan – dân và chính sách; Làm luật…
Những bài báo viết về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo Dân trí cũng tập trung chủ yếu ở chuyên mục Thời sự, Thế giới, Pháp luật tuy nhiên cũng có một số bài rải rác ở chuyên mục Kinh doanh như: Nhà đầu tƣ Nhật Bản: “Nhà báo tống tiền doanh nghiệp” – chuyện chỉ có ở Việt Nam; Quy định trên trời, rối bời dƣới đất; Doanh nghiệp tƣ nhân than cơ quan công quyền còn “tùy nghi, vòi
vĩnh”;… Tiểu mục Chính trị nằm trong chuyên mục Xã hội cũng xuất hiện một số
bài như: Phó chủ tịch Thanh Hóa nâng đỡ không trong sáng bà Trần Vũ Quỳnh Anh; Ai trải thảm quan lộ cho “hot girl” xứ Thanh; Bổ nhiệm “bừa”
trƣớc khi về hƣu: Nhiều đơn vị thừa cấp phó;…Đối với những bài bình luận,
phân tích, độc giả có thể tìm trong chuyên mục Blog hoặc diễn đản. Đây có thể nói là những chuyên mục thu hút lượng lớn độc giả quan tâm và thể hiện ý kiến dưới dạng comment dưới các bài viết. Lý do là bởi so với những con số thống kê, số liệu, trích dẫn khô khan hay cách đưa tin chính luận ở những tin bài nằm trong chuyên mục Thời sự, Kinh doanh, Pháp luật thì chuyên mục Diễn đàn hay Blog là nơi mà ngôn từ của tác giả có phần “phóng khoáng”, dễ tiếp nhận hơn. Có thể kể đến những bài tiêu biểu như: Nở rộ sự quan liêu và lạm quyền; Ngƣời dân thƣờng bị khởi tố tội Lạm quyền là một vụ án phức tạp; Nâng đỡ “trong sáng” và nâng đỡ “trong tối”; “Nâng đỡ không trong sáng” buổi “hoàng hôn nhiệm kỳ” ở “chuyến tàu vét”; Bổ nhiệm cán bộ thời… “Câu đƣơng”, “Tháo khoán”…
Tuoitre.vn cũng đã tổ chức, xây dựng được nhiều chuyên mục nhằm liên kết các nôi dung có liên quan đến vấn đề lạm dụng CVQH. Các bài viết thường được bố trí trong các chuyên mục Thời sự, Thế giới, Kinh doanh, Pháp luật tạo cho người đọc thuận tiện theo dõi. Đặc biệt chuyên trang riêng về Cải cách hành chính là nơi tập trung nhiều bài viết phản ánh về thực trạng lạm dụng CVQH trong lĩnh vực hành chính ở nhiêu tỉnh, thành trên cả nước. Nội dung thông tin đa chiều với hình thức thể hiện phong phú đã tạo nên sức hút đối với đông đảo công chúng.
Như vậy, các bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH trên ba tờ báo VnE, Dân trí, Tuổi trẻ đều được tổ chức một cách linh hoạt, thống nhất qua các chuyên mục cụ thể. Chính điều đó đã thu hút được sự tham gia tương tác của đông đảo độc giả một cách thường xuyên, liên tục.
Thể loại
Việc phân chia nhóm và thể loại báo chí ở nước ta cũng như trên thế giới hiện còn rất nhiều phức tạp. Căn cứ vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tạm chia các thể loại ra làm ba nhóm chính: nhóm thông tấn, nhóm chính luận, nhóm chính luận nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí, khi các phóng viên xây dựng tác phẩm, thường có hiện tượng những yếu tố của thể loại này xâm nhập vào thể loại kia hoặc ngược lại. Điều đó không gây hại đến quá trình sáng tạo của tác giả, nhà báo, mà ngược lại, làm cho bộ mặt của báo chí ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Điều đáng quan tâm là khi xây dựng tác phẩm, nhà báo cần nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng của mỗi thể loại.
Một tác phẩm báo chí hay và hấp dẫn công chúng không chỉ ở nội dung thông tin mà còn được thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ và thủ pháp báo chí được sử dụng. Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm sáng tạo, là sự kết hợp logic giữa nội dung thông tin và hình thức thể hiện, mang dấu ấn riêng của mỗi nhà báo. Việc phân chia thành các thể loại báo chí khác nhau nhằm giúp cho việc khai thác thông tin và thể hiện nội dung thông tin đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Qua nghiên cứu và khảo sát ba tờ báo VnE, Dân trí, Tuổi trẻ, tác giả nhận thấy các bài viết thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH chủ yếu sử dụng thể loại: bài phản ánh, tường thuật, phỏng vấn và bình luận ngắn. Số lượng được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Số lượng thể loại được sử dụng để thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH Báo Tổng số Phản ánh Tường thuật Phỏng vấn Bình luận ngắn Thể loại khác VnExpress Số bài 246 126 21 37 55 7 Tỷ lệ (%) 100 51,6 8,4 15 22,2 2,8 Dân trí Số bài 278 189 19 34 25 11 Tỷ lệ (%) 100 68,1 6,7 12,1 9,2 3,9 Tuổi trẻ Số bài 215 120 20 28 39 8 Tỷ lệ (%) 100 56 9,4 12,8 18,2 3,6
Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng, trên cả ba tờ VnE, Dân trí, Tuổi trẻ thể loại phản ánh được sử dụng nhiều nhất khi chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 51,6%, 68,1% và 56%. Tiếp đó, trên tờ VnE và Tuổi trẻ thì thể loại bình luận ngắn đứng thứ hai với tỷ lệ lần lượt là 22,2% và 18,2%. Trong khi đó thể loại nhiều thứ hai của tờ Dân trí lại là thể loại phỏng vấn. Sở dĩ ba thể loại phản ánh, bình luận ngắn, phỏng được sử dụng nhiều khi thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH là do ba thể loại này có nhiều tính ưu việt trong cách truyền tải thông tin nhanh và hiệu quả đến công chúng.
Bài phản ánh
Thể loại phản ánh thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống... ở cấp độ trung bình, vừa phải. Bài phản ánh có chức năng phản ánh cuộc sống hiện thực của đời sống xã hội, nhằm đánh động dư luận xã hội về vấn đề cần phản ánh. Nó có thể biểu dương cuộc sống hiện thực của xã hội nhưng đồng thời nó cũng có thể phê phán một vấn đề nào đó
của hiện thực xã hội. Bài phản ánh thường đi sâu vào một vấn đề, có quan điểm của người viết nhằm dẫn dắt người đọc vào hiện thực.
Về nội dung, bài phản ánh phải đảm bảo được yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng của nội dung thông tin. Về hình thức, một bài phản ánh phải ngắn gọn, dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến khoảng bảy, tám trăm chữ, kết cấu gắn liền với sự thật, xuất phát từ sự thật, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động. Có nhiều cách để thể hiện một bài phản ánh nhưng thông thường nhất vẫn là lối kết cấu đi từ thực trạng đến giải pháp dưới dạng những đề xuất, kiến nghị.
Thực tế hành vi lạm dụng CVQH chỉ là hành vi của một nhóm người trong xã hội – những người có chức vụ và được Nhà nước, tổ chức, cá nhân giao phó quyền hạn đi kèm với chức vụ đó. Tuy nhiên hậu quả của hành vi này lại bao trùm rộng khắp các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Thực trạng lạm dụng CVQH tồn tại khách quan nhưng đều xuất phát từ nhu cầu “lợi ích” của con người.
Theo ba tờ báo được khảo sát, thể loại phản ánh được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Trong đó, tờ Dân trí sử dụng bài phản ánh chiếm tới 68,1% trong tổng số tất cả các bài viết; tiếp theo là Tuổi trẻ với 56%, VnE với 51,6%. Có những bài phản ánh chỉ nêu vấn đề mà không đi sâu phân tích về nguyên nhân cũng như chưa đề ra các giải pháp triệt để khắc phục tình trạng này. Điều này làm cho bài viết không có chiều sâu, khiến độc giả cảm thấy khó hiểu và không có định hướng.
Bài viết “Liều thuốc đặc hiệu cho căn bệnh lạm quyền” trên tờ Dân trí (ngày đăng 14/08/2017) đã thể hiện những đặc điểm rõ ràng nhất của một bài phản ánh báo chí. Tác giả bài viết đã dẫn dắt vấn đề bằng một vài tình huống về tình trạng lạm dụng CVQH. Đó là vụ việc “Em Ngô V.A, tân sinh viên của một trường Đại học ở Hà Nội đã gặp khó khi làm thủ tục nhập học do bản sơ yếu lý lịch của em bị cán bộ xã Duyên Hà (Thanh Trì-Hà Nội) phê: “bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước". Mà cũng chỉ vì nhà em khó khăn, chưa có tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới với số tiền chỉ hơn 400.000 đồng” hay vụ việc “một em sinh viên khác ở Nam Sách, Hải Dương khi Phó Chủ tịch xã An Bình phê vào sơ yếu lý lịch của em này: "Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định tại địa phương". Và nguyên nhân vẫn là chuyện gia đình khó
khăn, chưa có tiền đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới của xã”.
Tiếp đó, tác giả đưa ra nhận định về dấu hiệu lạm quyền của chính quyền cơ sở
“thay vì làm đúng chức năng của mình, chứng nhận những kê khai trong các bản kê khai lý lịch đó là sai hay đúng, lại quàng vào đó những nhận xét mà chưa chắc đã hợp lý, đúng đắn với công dân”. Điều này có thể đã tạo ra những hậu quả nghiêm
trọng “gây ra nhiều khó khăn, làm mất cơ hội về học hành, tuyển dụng của công dân” nếu vụ việc không bị khiếu nại, bị lên án và xử lý kịp thời. Đặc biệt ở cuối bài phản ánh, tác giả nêu ra giải pháp thực tiễn để phòng chống, ngăn chặn tình trạng lạm dụng chức quyền cấp cơ sở: “luôn có cơ chế giám sát quyền lực công để giảm thiểu tình trạng lạm dụng, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”;
“tham khảo các kênh thông tin: Mạng xã hội, báo chí để theo dõi, quản lý cán bộ, công chức cấp dưới, như cách UBND Thành phố Hà Nội đã làm vừa qua với một loạt vụ việc: Vụ cấp giấy chứng tử cho công dân ở Phường Văn Miếu, kiểm điểm cán bộ vì bút phê, gây khó dễ cho công dân vào sơ yếu lý lịch... như đã nêu trên là điều rất đáng tham khảo cho lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, địa phương khác”.
Tuổi trẻ có hàng loạt những bài phản ánh mà chỉ đọc qua tít bài, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy mức độ phổ biến của thực trạng lạm dụng CVQH và hậu quả mà nó để lại: Biêu riếu người mua bán dâm: Công an đã lạm quyền (Ngày đăng: 31/01/2018); Lo cán bộ thuế lạm quyền khi vừa đá bóng vừa thổi còi (Ngày đăng: 13/07/2018); Bán xe máy phải... xác nhận độc thân (ngày đăng: 8/08/2019); Ròng rã 3 năm xin chuyển mục đích sử dụng đất (ngày đăng: 01/08/2019); Doanh nghiệp khởi nghiệp mất cả tháng xin giấy phép (ngày đăng: 02/04/2019); "Nghiện kiểm tra" do vẽ quá nhiều giấy phép con (ngày đăng: 20/05/2016,); Công chức “nghiện kiểm tra” doanh nghiệp nhƣ nghiện ma túy (ngày đăng: 19/05/2016)…
Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy, dạng bài phản ánh được sử dụng trên ba tờ báo trên chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các thể loại khác. Thông qua các bài viết, người đọc có thể nắm được thực trạng lạm dụng CVQH đang diễn ra như thế nào. Đồng thời các bài viết cũng đi sâu vào việc phản ánh những hậu quả mà những hành vi lạm dụng CVQH mang lại.
Bình luận ngắn
Bình luận ngắn đang nổi lên là một dạng bình luận phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay. Nó đáp ứng nhu cầu thông tin có chiều sâu về những vấn đề cụ thể một cách nhanh chóng, chính xác, có lý lẽ phân tích thuyết phục. Đồng thời bình luận ngắn cũng là kênh để công chúng tham gia trực tiếp vào hoạt động báo chí với tư cách chủ thể sáng tạo. Bằng góc nhìn đa chiều, phong phú, bằng sự gợi mở, tranh luận, bình luận ngắn có thể tạo nên những cách nhìn, những chia sẻ sâu sắc về những vấn đề cụ thể một cách tương đối cởi mở và sinh động.
Thể loại bình luận ngắn đặc biệt đắc dụng với với báo mạng điện tử. Với đặc trưng nổi bật về tính tương tác, khả năng thông tin phi định kỳ và không bị hạn chế về số lượng bài vở như báo giấy, bình luận trên báo điện tử đã tạo được diễn đàn