Nội dung thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 50 - 75)

7. Kết cấu của luân văn

2.2 Thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử

2.2.1 Nội dung thông tin

Trong phạm vi và thời gian khảo sát các nội dung về lạm dụng CVQH được thông tin trên các tờ báo điện tử: VnE, Dân trí, Tuổi trẻ, tác giả nhận thấy rằng nội

dung thông tin lạm dụng CVQH diễn ra chủ yếu trong 4 mảng cụ thể sau: Thứ nhất, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phòng chống lạm dụng CVQH. Thứ hai, thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH. Thứ ba, thông tin về các tấm gương đấu tranh phòng chống lạm dụng CVQH. Thứ tư, thông tin kiểm tra, xử lý các hành vi, tội danh lạm dụng CVQH.

Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về phòng

chống lạm dụng CVQH

Vấn đề nhận diện, phòng chống lạm quyền từ lâu đã được đề cập trong nhiều văn bản của Đảng, bởi đây là nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Ngày 30/10/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-

NQ/TW. Nghị quyết chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính

trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Trong đó lạm dụng CVQH là 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống. Tinh thần nghị quyết số 04-NQ/TW ngay lập tức được các báo tích cực chuyển tới bạn đọc bằng một số bài viết tiêu biểu: Toàn văn nghị quyết TW4 khóa XII (Tuổi trẻ, ngày 31/10/2016), 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và chỉnh đốn Đảng

(VnE, ngày 31/10/2016). Bài viết Nhận diện 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn

biến”, “tự chuyển hóa” (Tuổi trẻ, ngày 01/11/2016) xác nhận “Tham ô, tham

nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực là 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống”.

Bên cạnh việc nhận diện các hành vi lạm dụng quyền lực, Đảng và Nhà nước còn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kểm soát quyền lực trong công tác cán bộ nhằm ngăn ngừa lạm dụng, thao túng quyền lực, lấp "lỗ hổng" trong công tác cán bộ, đồng thời góp phần lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Một loạt bài viết như: Tăng cƣờng kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ (Dân trí);

Ngăn chặn mối nguy hại lớn cho Đảng trƣớc kỳ Đại hội (Dân trí); Ngăn chạy chức, chạy quyền: Thách thức với công tác cán bộ (TTO); Cán bộ, đảng viên

chạy chức, chạyquyền sẽ bị khai trừ Đảng, buộc thôi việc (TTO); Tổng bí thƣ:

Không để những ngƣời chạy chức lọt vào cấp ủy khóa mới (Dân trí); 'Chặn

đƣờng' chạy chức, chạy quyền(TTO)…đã cho thấy rõ quan điểm của Đảng, Nhà

nước ta trong cuộc chiến không khoan nhượng với vấn nạn lạm dụng quyền lực, chạy chức, chạy quyền. Trong bài “Trung ƣơng đề cao giải pháp kiểm soát

quyền lực, chống chạy chức” (VNE) tác giả đề cập đến một số giải pháp được nêu

trong nghị quyết TW có nội dung “đổi mới quan trọng, có tính đột phá, khả thi, sát với tình hình thực tế” đó là “có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ” đồng thời “ phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền; kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ”.

Quy định số 205-QĐ/TW được xây dựng dựa trên những đánh giá về những bất cập, hạn chế trong việc kiểm soát quyền lực tại các lần hội nghị khóa XII, Ban chấp hành Trung ương. Quy định số 205-QĐ/TW đã thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng và là căn cứ quan trọng để đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong công tác cán bộ Tác dụng đầu tiên của Quy định số 205-QĐ/TW là sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của những người có chức, có quyền, đặc biệt là những người có quyền hạn trong công tác cán bộ, đồng thời sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của những đối tượng đang có ý định chạy chức, chạy quyền. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Đảng xác định công tác cán bộ là một loại quyền lực cần được kiểm soát và cũng lần đầu tiên các hành vi chạy chức, chạy quyền gắn liền với công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ trong một quy định của Bộ Chính trị; được cán bộ, đảng

viên đánh giá rất cao. “Đây là lần đầu tiên, một văn bản của Đảng đã quy định, chỉ rõ thế nào là chạy chức, chạy quyền; thế nào là bao che, tiếp tay cho các hành vi

này” (Mạnh tay với chạy chức, chạy quyền - TTO, ngày 25/09/2019). Ngay từ

giai đoạn xây dựng dự thảo quy định, báo chí đã tập trung đưa tin bằng nhiều nội dung. Trong đó, tiêu biểu có bài viết “Xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính

trị về kiểm soát quyền lực” (VNE, ngày 10/10/2018). Ngay ở phần sapo, bài báo

đã chỉ ra nội dung cấu trúc quan trọng của dự thảo: “bao gồm 8 cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, nhận diện 19 hành vi chạy chức chạy quyền”. Sau đó trong phần nội dung, để tăng tính thuyết phục cho đòi hỏi phải xây dựng cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, bài báo trích lời ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương: “qua công tác giám sát, kiểm tra, qua các vấn đề liên quan đến sai phạm trong công tác cán bộ cho thấy việc sử dụng quyền lực chưa bài bản, chưa đúng quy định; có những trường hợp được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền mà pháp luật chưa có cơ chế kiểm soát”; “chưa làm một cách bài bản, chuyên nghiệp, chưa có quy định rõ ràng và đây cũng là vấn đề mới, gây bức xúc trong xã hội”. Cuối cùng bài báo chỉ ra đặc điểm của Dự thảo quy định gồm 4 chương, 16 điều, trong đó nêu 8 cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, nhận diện 19 hành vi chạy chức chạy quyền (5 hành vi của người chạy và 14 hành vi của người được chạy, cả hành vi của tập thể và cá nhân). Ngoài ra, dự thảo còn quy định 6 cách thức phát hiện hành vi chạy chức chạy quyền; quy định về việc kiểm tra, kết luận, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền.

Sau khi quy định 205-QĐ/TW được ban hành (ngày 23/09/2019), báo chí đã có nhiều cách đưa tin sáng tạo, không chỉ dừng lại ở mức đăng tải toàn văn quy định. Bài viết 4 “không” chống chạy chức, chạy quyền (Tuổi trẻ, ngày 21/3/2019) cho thấy quy định mới giúp mang lại hi vọng mới trong cuộc đấu tranh chống lạm quyền. Theo bài báo, những tiêu chí cụ thể được nêu ra trong quy định 205 có thể tạo ra “những chướng ngại vật nguy hiểm cho những cán bộ thoái hóa biến chất – không thể chạy, không dám chạy, không muốn chạy, không cần chạy”. Bài viết “5

điểm mới trong chống chạy chức, chạy quyền” (VNE, ngày 27/09/2019) lại tóm

nhất - cách tiếp cận vấn đề kiểm soát quyền lực theo các chủ thể. Thứ hai - quy định về hành vi, nhận diện rõ thế nào là chạy chức, chạy quyền; thế nào là bao che, tiếp tay cho các hành vi này. Thứ 3 - bổ sung chế tài, hình thức xử lý đối với người vi phạm; Thứ tư - đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh tính tự giác. Thứ năm - đảm bảo tính khách quan cho những người thực thi nhiệm vụ, đồng thời ngăn chặn tiêu cực, "lợi ích nhóm", "hoàng hôn nhiệm kỳ" có thể xảy ra trong công tác cán bộ.

Thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH

Có thể nói, thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH rất đa dạng, biểu hiện rộng khắp trên nhiều lĩnh vực. Việc lạm dụng quyền lực trong lĩnh vực chính trị biểu hiện ở việc ban hành một số, chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định của tập thể hoặc cá nhân trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của cấp trên; phê duyệt thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ chế, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội,... bị chi phối, bóp méo, chia sẻ có lợi cho bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân nào đó... Việc lạm dụng quyền lực trong lĩnh vực hành chính biểu hiện ở thực hiện cơ chế “xin cho - duyệt cấp” (chạy cơ chế, chạy chủ trương, chạy thủ tục, chạy cấp phép...); thiết lập tổ chức bộ máy, cán bộ không phù hợp, phân bổ nguồn lực không hợp lý; ra quyết định hành chính cụ thể có sự ưu ái, có lợi cho tổ chức, cá nhân hoặc vì tư thù, thiếu hiểu biết mà ra quyết định hành chính vô lý trù dập hoặc ngăn trở cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động một cách chính đáng. Việc lạm dụng quyền lực trong lĩnh vực kinh tế liên quan đến những lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, với nhiều cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao cả trong Đảng, các cơ quan công quyền, cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ. Biểu hiện ở việc sử dụng, quản lý tài nguyên, vốn, tài sản của quốc gia, của tập thể lãng phí, kém hiệu quả, hiệu lực, dẫn đến tình trạng thất thoát, tiêu cực. Việc lạm dụng quyền lực trong lĩnh vực tư pháp biểu hiện ở việc quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không chính xác, không công bằng, không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến việc chạy để không bị khởi tố, điều tra, chạy thay đổi

biện pháp ngăn chặn, chạy tình trạng sức khỏe, chạy tội, chạy án, chạy vi phạm, chạy thắng kiện, chạy không phải thi hành án,... Việc lạm dụng quyền lực trong lĩnh vực thông tin biểu hiện ở việc “sáng đưa, trưa gặp, chiều gỡ” trên báo chí để trục lợi. Có thể nói đây là năm lĩnh vực chính được báo chí tập trung khai thác nhiều nhất. Mặc dù thông tin chủ yếu được gói gọn ở một số lĩnh vực dễ xảy ra vấn đề lạm dụng CVQH nhất nhưng lại được khai thác khá đa dạng, phong phú và được cập nhập thường xuyên, nhanh chóng, mang đậm tính thời sự với nhiều cách nhìn nhận khác nhau, được độc giả hết sức quan tâm.

Đại án Oceanbank là một trong những vụ án tốn nhiều “giấy mực” nhất của báo chí, trong đó, dòng thông tin chủ lưu là việc Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Oceanbank ban hành chủ chương, chỉ đạo thuộc cấp chi vượt trần lãi suất huy động vốn, chi lãi suất ngoài hợp đồng trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước và 47 bị can khác bao gồm 34 bị can nguyên là giám đốc, những người đứng đầu các Chi nhánh tiếp nhận chủ trương chi lãi suất vượt trần, chi lãi ngoài đối với khách hàng gửi tiền từ lãnh đạo OceanBank, Giám đốc các khối nghiệp vụ, sau đó phân công, chỉ đạo các nhân viên tại Chi nhánh thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng gây thiệt hại đặc biệt lớn, hơn 14.000 tỷ đồng nợ xấu không có khả năng thu hồi, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

VnE khi đưa thông tin về đại án Oceanbank không chỉ đưa tin về sự kiện theo các giai đoạn tố tụng, xét xử của tòa án mà còn thông tin cho độc giả bằng nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn như bài viết làm rõ việc cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm khai đã lừa phó tổng giám đốc như thế nào để có nguồn tiền hơn một nghìn tỷ đồng chi trả lãi suất trái quy định, bài viết về nguyên nhân mà Hà Văn Thắm ra chủ trương 'đi đêm' lãi suất với các khách hàng VIP là "cực chẳng đã" để níu chân khách hàng, bài viết định hướng nhận thức của độc giả “những day dứt của cựu lãnh đạo OceanBank trước giờ bị tuyên án” để luôn ghi nhớ bài học tuân thủ luật pháp, tự ngăn chặn và phòng, chống, lên án các hành vi lạm dụng CVQH,....

Trong bài “Ông Hà Văn Thắm gây áp lực, ép cấp dƣới chi tiền lãi quá

tay” đăng ngày 3/3/2017 của tác giả Việt Dũng. Ngay từ đầu sapô tác giả đã đi

thẳng vào vấn đề khi giải thích rõ hành vi lạm quyền của Hà Văn Thắm gây sức ép buộc các thuộc cấp phải thực hiện chủ trương trái pháp luật của Nhà nước do mình ban hành: “Do sếp lớn tuyên bố "anh chị nào không huy động được tiền, không làm được việc thì đứng ra một bên”, các giám đốc chi nhánh OceanBank tích cực thực hiện chủ trương chi tiền ngoài lãi suất để giữ chân khách hàng”. Tiếp đến, bài báo đưa ra con số thống kê: “Trong vòng 4 năm có hơn 50.000 cá nhân và gần 400 tổ chức gửi tiền tại OceanBank và nhận các khoản chi ngoài hợp đồng. 1.576 tỷ đồng là số tiền Oceanbank đã chi lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền thông qua các đầu mối lãnh đạo của Oceanbank như Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương,… Việc chi trả lãi ngoài hợp đồng để "chăm sóc khách hàng" khiến nhà băng này thiệt hại gần 1.600 tỷ đồng. Riêng cựu tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn nhận hơn 220 tỷ đồng chi cho khách hàng tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam.” Những con số được VNE đưa ra đã rất thành công khi lột tả được mức độ rất nghiêm trọng của những hành vi lạm dụng quyền lực làm trái pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Đây là con số khiến cho nhiều dự án thoi thóp, đang dang dở nằm “đắp chiếu”; nhiều khoản tiền chi sai mục đích làm lãng phí nguồn đầu tư lẽ ra đã có thể giúp giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng của đất nước…

Cả ba báo VNE, Dân trí, Tuổi trẻ cũng rất tích cực trong đưa tin về thực trạng lạm dụng quyền lực chính trị nhằm phê duyệt, thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ chế, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội,... bị chi phối, bóp méo, chia sẻ có lợi cho bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân.

Tuổi trẻ trong bài viết có tựa đề: “Méo mó quy hoạch, sử dụng đất đai:

Dân và Nhà nƣớc cùng... thiệt” đăng ngày 28/5/2019 đã đưa ra rất nhiều ý kiến

phỏng vấn của các Đại biểu QH trong phiên thảo luận (ngày 27-5) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Ngay đầu sapo bài viết đã nêu ra

thực trạng: “Không ít nơi, các khoản lợi ích kếch xù từ thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch đã rơi vào túi các nhà đầu tư và cán bộ thoái hóa.” Tiếp đến trong phần nội dung, bài báo trích lời một số ý kiến nổi bật của các đại biểu QH. Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu vấn đề: “Việc giao đất, cho thuê đất, thuê lại đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát, thậm chí không tuân thủ pháp luật. Cử tri hoài nghi có hay không lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 50 - 75)