Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQ Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 35 - 42)

7. Kết cấu của luân văn

1.3 Tình hình thông tin chung về vấn đề lạm dụng CVQH

1.3.2 Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQ Hở Việt Nam

Ở Việt Nam, khi thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH, tác giả luận văn nhận thấy vấn nạn lạm dụng quyền lực xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực, chủ yếu như sau: Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; Lĩnh vực quản lý đất đai; Lĩnh vực tài chính - ngân hành và tổ chức tín dụng; Lĩnh vực tài chính sử dụng ngân sách nhà nước; Lĩnh vực thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội; Lĩnh vực quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Lĩnh vực y tế, giáo dục- đào tạo; Lĩnh vực tư pháp và hoạt động thanh tra, kiểm tra…Đây đều là những lĩnh vực rất dễ xảy ra

hành vi lạm quyền và thường để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ và các cơ quan công quyền. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát tin bài về lạm dụng CVQH, tác giả luận văn nhận thấy, với hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, việc chia nhỏ đối tượng nghiên cứu thành nhiều lĩnh vực như đề cập bên trên rất khó, thậm chí có sự trùng lặp về nội dung. Ví dụ có nhiều vụ án có tính chất liên ngành, vừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừa liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tư pháp, thanh kiểm tra. Vì vậy, trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, tác giả xin đề xuất việc nghiên cứu sẽ đề cập đến 4 nội dung có tính bao quát nhất và có tần suất, mức độ thông tin dầy nhất đó là: Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lạm dụng CVQH; Thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH; Thông tin về các tấm gương phòng chống lạm dụng CVQH; Thông tin kiểm tra, xử lý lạm dụng CVQH.

1. Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về phòng

chống lạm dụng CVQH.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, trên báo Cứu quốc ra ngày 12/10/1945, với bút danh Chiến Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án tệ nạn tha hóa quyền lực, nhất là lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực: “Thứ nhất, dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật ngông ngênh, cậy thế, cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng.” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr. 51). Nhận thức rõ từ cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn cho rằng vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ phải đặt lên hàng đầu. Quy định 205-QĐ/TW 2019 ký ban hành ngày 23/09/2019 về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền lần đầu tiên nêu rõ thẩm quyền của người đứng đầu chủ yếu là chỉ đạo, điều hành về thủ tục, quy trình công tác cán bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, vận hành đúng đắn nguyên tắc tập trung, dân chủ. Những tuyến bài viết: Trung ƣơng đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy

chức' (VNE); 5 điểm mới trong chống chạy chức, chạy quyền (VNE); Bộ Chính trị nghiêm cấm 6 hành vi chạy chức, chạy quyền (VNE); Xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực (VNE); Tăng cƣờng kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ (Dân trí); Ngăn chặn mối nguy hại lớn cho Đảng trƣớc kỳ Đại hội (Dân trí); Mạnh tay với chạy chức, chạy quyền (TTO); Ngăn chạy chức, chạy quyền: Thách thức với công tác cán bộ (TTO); Cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền sẽ bị khai trừ Đảng, buộc thôi việc (TTO); Tổng bí thƣ: Không để những ngƣời chạy chức lọt vào cấp ủy khóa

mới; 'Chặn đƣờng' chạy chức, chạy quyền(TTO)… có nội dung xoay quanh chỉ

thị 205 đã giúp đưa thông tin về công tác phòng chống lạm dụng CVQH đến gần hơn với độc giả.

Phát biểu tại lễ khai mạc trước thềm đại hội Đảng XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường”. Ngày 30/10/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Nghị quyết chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Trong đó lạm dụng CVQH là 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống. Có thể nói, bên cạnh nỗ lực của các cấp ủy đảng và các cơ quan, thì “binh chủng” thông tin - truyền thông trong đó có báo điện tử đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc tạo dựng được những chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân về đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống các biểu hiện lợi dụng, lạm dụng CVQH trong Đảng và ngoài xã hội.

2. Thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH

Ở Việt Nam, những năm trở lại đây đã có rất nhiều vụ đại án gây “rúng động pháp đình” có liên quan đến yếu tố lạm dụng CVQH. Năm 2017, nhiều vụ án hình

sự lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin. Hàng loạt cán bộ có năng lực, được đào tạo bài bản của những ngành, lĩnh vực được coi là “rường cột” quốc gia vướng vào vòng lao lý gây ra những hậu quả thực sự nặng nề, đau xót. Các bị cáo đều là những người có CVQH, có quá trình rèn luyện, phấn đấu, được đào tạo chuyên sâu, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng. Đáng lẽ các bị cáo phải là những người tiên phong, đi đầu, nắm vững và tuân thủ pháp luật, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của ngành nói riêng và xây dựng đất nước nói chung. Thế nhưng, các bị cáo đã vì mục đích tư lợi cá nhân mà không tuân thủ các quy định của Nhà nước, không chấp hành pháp luật để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia.

Chỉ tính riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin, năm 2010, đơn vị này được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) để tái cơ cấu và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, để có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank), Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank và lãnh đạo ngân hàng này đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào Oceanbank. Dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự và đồng phạm đã lạm dụng CVQH trong việc quản lý số tiền nhận từ PVN và tiền Chính phủ cấp, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào Oceanbank, sau đó chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng lên đến 105 tỷ đồng. Theo báo cáo, từ năm 2010 đến tháng 6/2014, Vinashin đã thực hiện hơn 2.300 hợp đồng giao dịch tiền gửi có kỳ hạn vào Oceanbank với số tiền gần 104.000 tỷ đồng và gần 182 triệu USD. Tiền lãi theo hợp đồng là gần 1.100 tỷ đồng và gần 30.000 USD.

Vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng đồng phạm là minh chứng về việc cán bộ bị thao túng khi thực thi quyền lực xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng. Tình trạng lạm quyền lây lan từ công tác cán bộ, quản lý tài sản, tiền bạc,

đất đai, quản lý dự án, hải quan, cảnh sát giao thông, thanh tra thuế cho đến các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm tra, điều tra. Nghiêm trọng hơn, hành vi vi phạm của Vũ “nhôm” có sự tiếp tay, liên đới của nhiều người giữ trọng trách ở Bộ Công an và các sở ngành. Chức vụ càng cao, quyền lực càng lớn thì .hậu quả càng nặng nề. Trong 4 tội danh Vũ “nhôm” bị khởi tố, tội lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tội phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền 100 triệu đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bên cạnh những đại án kinh tế lớn, còn có nhiều những vụ lạm dụng quyền lực ở phạm vi nhỏ hẹp hơn như vụ việc nổi tiếng xảy ra hồi tháng 8 năm 2016, dư rất bất bình trước thông tin ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin Chào ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM bị truy tố oan về tội kinh doanh trái phép. Với việc đặt tạm khúc container trong phần đất thuê kế bên quán để làm chỗ rửa ly, chén..., ông Tấn đã bị chủ tịch UBND thị trấn ra quyết định đình chỉ thi công công trình kèm theo đề nghị cắt điện, nước và buộc tự tháo dỡ. Điều đáng nói là Quyết định đình chỉ thi công của chủ tịch UBND thị trấn lại viện dẫn nghị định của nhà nước…đã hết hiệu lực. Oan trái hơn, các “quan xã” còn mượn khái niệm “công trình xây dựng” trong quy định của Nhà nước để gắn cho “công trình container” (từ dùng trong quyết định) được đặt tạm trên đất, không được liên kết định vị với đất, không được xây dựng theo thiết kế... tức không phải là công trình xây dựng theo định nghĩa của khoản 10, điều 3, Luật xây dựng 2014, mục đích để bắt lỗi ông Tấn.

Tuổi trẻ trong bài báo có tiêu đề: Vụ “Xin Chào” và sự lạm quyền của quan xã, đã đưa ra lời bình hết sức day dứt: “Những người đã bị oan khiên như ông Tấn làm sao có thể yên tâm làm ăn, sinh sống khi như thể luôn bị chính quyền “canh me” và quyết định “trị” cho bằng được thông qua việc không nắm rõ luật hiện hành và lại còn “sáng tác” luật?”. Chính hành vi không nắm được luật lại còn sáng tác luật là dấu hiệu vô cùng rõ nét cho sự lạm dụng quyền lực khiến pháp luật trong tay những người có CVQH trở lên méo mó, biến dạng, gây bất bình trong dư luận.

3. Thông tin về các tấm gƣơng đấu tranh phòng chống lạm dụng CVQH

Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tính riêng năm 2018, số lượng đơn thư tố cáo tăng 41,1% số đơn và 16,3% số vụ việc so với 2017. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái trong quản lý, thực thi công vụ; bao che cho cấp dưới gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

Có thể nói, báo chí nước ta luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của việc kiểm soát và ngăn chặn lạm dụng quyền lực; ngăn ngừa các hành vi lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân, gia đình, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên. Những bài viết trên báo chí giúp chúng ta thấy rõ được vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhân dân chính là “tai, mắt” giúp cấp ủy, chính quyền nhìn nhận đa chiều, toàn diện về những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong dư luận xã hội; những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong cuộc sống hằng ngày, cũng như khi thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh việc đưa tin về các vụ việc lạm dụng quyền lực, báo chí luôn đi đầu trong việc tuyên dương, phản ánh những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu có tinh thần kiên quyết đấu tranh với những hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” và những biểu hiện tiêu cực khác. Cụ thể như tấm gương của ba anh em nhà ông Nguyễn Kim Hợp, ở xã Phủ Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh được báo chí đưa tin. Những cựu chiến binh chân lấm tay bùn này đã bán trâu bò lấy tiền mua máy ảnh, máy ghi âm, tự mình điều tra những vụ việc cán bộ xã Hương Khê lạm dụng quyền lực cấp sổ đỏ sai cho nhiều trường hợp. Bất chấp bị kẻ xấu ném đá vỡ mái, vỡ cửa nhà, rải tờ rơi đe dọa họ vẫn âm thầm vận động bà con thu thập chứng cứ. Gửi đơn phản ánh, tố giác lên huyện, lên tỉnh không đạt kết quả, bằng nhiều đường vận động, anh em ông Hợp đưa được đơn lên Văn phòng Chính phủ, gây áp lực trở lại địa phương. Nhờ đó, trong 70 trường hợp nghi vấn, UBND huyện Hương Khê đã phải thừa nhận đã cấp sổ đỏ sai cho 13 người. Trong đó có những

cháu đang tuổi học sinh, nhờ là con của chủ tịch xã, của trưởng ban địa chính xã mà được cấp đất. Hay như trường hợp ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ông Quang đã có công phát hiện, tố cáo ông Huỳnh Hiếu Bi, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang trong việc chiếm dụng đất công 9 lô đất và 4 căn nhà. Sau hơn 1 năm đấu tranh, sự việc đã được làm rõ. ông Huỳnh Hiếu Bi sau đó đã bị tuyên án lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản. Ông Quang cũng cho biết, trong thời gian đó ông và gia đình đã chịu rất nhiều áp lực, bị cán bộ dưới quyền của Bí thư đe dọa, trù dập nhưng ông vẫn “một lòng tin vào Đảng, tin vào sự công bằng của Đảng”.

4. Thông tin kiểm tra, xử lý lạm dụng CVQH

Có thể thấy, thông tin về kiểm tra, xử lý lạm dụng CVQH là dòng thông tin chủ lưu được tìm thấy với số lượng nhiều nhất và đồng thời được biểu hiện rõ nhất trong các vụ đại án kinh tế. Các bài viết như: Vụ quán Xin chào – cách chức trưởng công an huyện Bình Chánh (Tuổi trẻ), Vũ “nhôm” lĩnh án 9 năm tù (Dân trí), Cựu Tổng giám đốc Vietsopetro bị phạt hơn 3 năm tù (VNE), Cựu chủ tịch Đà Nẵng khai về tình báo viên Vũ “nhôm” (Dân trí), Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng “tạo điều kiện” cho Vũ “nhôm” trục lợi ra sao (Tuổi trẻ), Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù (Dân trí), Y án tù chung thân với cựu chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm (VnE)…đều đề cập rất rõ đến quá trình xử lý vụ việc và bản kết luận tội danh, mức án cuối cùng dành cho các bị cáo.

Thực tế, bên cạnh các tội danh về kinh tế đã được đưa vào BLHS, có chế tài xử lý thì vẫn còn những hành vi lạm dụng CVQH chưa được cụ thế hóa và chế tài bằng pháp luật hình sự. Ví dụ như trong công tác bổ nhiệm cán bộ, người đứng đầu lạm quyền, nâng đỡ không trong sáng”, bố trí cán bộ, bổ nhiệm cán bộ cùng “cánh hẩu”, ký quyết định bổ nhiệm hàng chục, hàng trăm cán bộ trước khi “hạ cánh an toàn”. Hoặc thực trạng cả trăm cơ quan ra văn bản trái pháp luật trùm lên khắp các lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, giao thông, xã hội... Chỉ vì muốn thuận lợi cho hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, mà ban hành các quy định áp đặt các cơ quan khác và người dân phải thực hiện, thậm chí cố tình bỏ qua văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 35 - 42)