7. Kết cấu của luân văn
1.4 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH
1.4.1 Báo chí góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị
Trên thực tế việc báo chí thông tin về vấn đề lạm dụng quyền lực xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, chấp hành, hưởng ứng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ trong nỗ lực loại bỏ những cản trở trên đường phát triển chung của đất nước. Báo chí luôn đồng hành với quan điểm, đường lối, thái độ kiên quyết, ý chí, sự đoàn kết của Đảng, không tô hồng thành tựu, không bôi đen bất cập, mà phản ánh chân thực bức tranh đời sống xã hội trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Có thể nói, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung, và cuộc đấu tranh kiên quyết loại bỏ những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng CVQH nói riêng đã và đang trở thành cao trào với quyết tâm cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Báo chí đang ngày càng khẳng định mình là tiếng nói đồng thuận, tích cực cùng Đảng, Chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng này.
Thông tin về một số “đại án” được báo chí đề cập đã trực tiếp góp phần khẳng định chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền, khẳng định chế độ chúng ta không dung dưỡng những biểu hiện lạm dụng CVQH vi phạm nguyên tắc
tập trung dân chủ, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ,... dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tiền, tài sản của nhà nước, nhân dân; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bức xúc trong xã hội. Qua thông tin trên báo chí, dư luận được biết những con số khổng lồ của Nhà nước đã bị một số cá nhân vì tư lợi riêng làm thất thoát. Thậm chí một số người đã từng là cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, quyền lực và sức ảnh hưởng lớn phải đứng trước Tòa án nhân dân và nhận án tù, đền bù thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Những thông tin được cập nhật liên tục cho thấy báo chí đã theo sát các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc, kịp thời đưa những kết quả đến công chúng, giúp công chúng biết, hiểu, nắm được chi tiết diễn biến của vấn đề, cùng chia sẻ với sự chỉ đạo kiên quyết trong chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, không chịu bất cứ sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Đồng thời, báo chí cũng thúc đẩy các cơ quan điều tra, cơ quan pháp luật khẩn trương giải quyết, xét xử vụ việc, đòi hỏi các cơ quan quyền lực của Nhà nước phải tôn trọng quyền được thông tin của nhân dân, cung cấp thông tin minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giúp xã hội trở nên lành mạnh hơn.
Cần có bộ máy quản lý, cơ chế giám sát quyền lực công hiệu quả để giảm thiểu tình trạng lạm dụng, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong khi ở nước ta, bộ máy giám sát quyền lực còn lỏng lẻo thì báo chí là một công cụ hữu ích để nhân dân có thể “gửi gắm” ý kiến, nguyện vọng của mình, qua đó giám sát hoạt động của các CQNN, cán bộ công quyền.
1.4.2 Góp phần nâng cao trách nhiệm CBCC trong thực thi công vụ
Bên cạnh việc huy động được sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội vào công việc của nhà nước, giám sát và phản biện xã hội một cách thiết thực đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và đối với CBCC trong thực thi công vụ, báo chí nước ta vẫn đang làm tốt vai trò tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người dân nói chung, cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng về đạo đức cách mạng, về đạo đức công vụ, về Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, nhất là tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Bên cạnh các sự vụ lớn, phức tạp thu hút sự chú ý của xã hội, báo chí có nhiều tin bài đề cập hiện tượng cán bộ, đảng viên ở cơ sở lạm dụng chức quyền hà lạm công quỹ, ăn chặn tiền bồi thường, hạch sách khi thực hiện thủ tục hành chính,… Vụ nhóm cán bộ phường 15, quận Tân Bình phá khóa cửa nhà dân, bắt gà đi tiêu hủy (Báo Thanh niên phản ánh); Vụ Chủ tịch và cán bộ địa chính xã Điền Xá (Nam Định) bị khởi tố vì lạm quyền trong quản lý đất đai (Dân trí có bài viết); các vụ việc có dấu hiệu "mãi lộ" của cảnh sát giao thông ở một số địa phương. Hay như một loạt vụ việc: Cấp giấy chứng tử cho công dân ở Phường Văn Miếu, kiểm điểm cán bộ vì bút phê, gây khó dễ cho công dân vào sơ yếu lý lịch...Ngay sau khi có phản ánh của báo chí, lãnh đạo UBND Hà Nội đã nắm bắt được ngay lập thông tin để có những chỉ đạo nhanh chóng, hợp tình, hợp lý. Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu, khảo sát về hành chính công luôn cho thấy, khi có vị trí, quyền lực thì người nắm giữ nó luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực. Một mặt, nguyên nhân của lạm dụng quyền lực là do tình trạng một số cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ nhưng thoái hoá biến chất, tiêu cực; mặt khác nguyên nhân nằm ở những hạn chế về trình độ, năng lực, xử lý công việc thiếu trách nhiệm, tùy tiện, vô nguyên tắc của CBCC ở rất nhiều địa phương. Trên tinh thần góp tiếng nói chung cùng với Đảng và Nhà nước kiên quyết loại bỏ những thực tế nhức nhối suốt nhiều năm qua , CBCC ở nhiều nơi lạm dụng thủ tục hành chính gây phiền hà khi giải quyết công việc cho người dân và của doanh nghiệp, rất nhiều đơn vị báo chí đã triển khai nội dung có liên quan đến chương trình tổng thể cải cách Hành chính Nhà nước. Tuổi trẻ là một ví dụ, tờ báo này thậm chí còn có chuyên mục riêng về Cải cách Hành chính. Đây có thể nói là những khung pháp lý, tài liệu quan trọng, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, từng bước theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại, xây dựng nền công vụ phục vụ, lấy thước đo hiệu quả bằng sự hài lòng của người dân trở thành công cụ, tiêu chí đánh giá chất lượng thực thi công vụ.
Rõ ràng, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng, đồng hành cùng nhiều địa phương trong cải cách thủ tục hành chính, góp phần tích cực đẩy lùi những tồn tại, bất cập; lên án, ngăn chặn những hành vi lạm dụng CVQH trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên trong các cơ quan hành chính tại nhiều địa phương. Trong các bài viết: Cơ quan công quyền phải phản hồi nhanh khi báo chí phản ánh (Tuổi trẻ, ngày đăng: 04/09/2019); Báo chí đồng hành cùng TP trong cải
cách hành chính (Tuổi trẻ, ngày đăng: 04/09/2019), tác giả Mai Hương – Tiến
Long cho rằng: “báo chí đã nhập cuộc đúng vai, không chỉ đồng hành mà trở thành chất xúc tác, động lực, ngòi nổ kích thích việc cải cách hành chính ở nhiều lĩnh vực”; “phối hợp thông tin, giám sát, nêu gương những đơn vị có mô hình cải cách hay, cũng như ghi nhận những bất cập còn tồn tại trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, từ đó đề ra hướng cải thiện, khắc phục những hạn chế còn tồn tại”.
Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ một số hiện tượng tiêu cực đã và đang tồn tại trong hoạt động thông tin của báo chí. Khi mạng xã hội và báo chí đang bị các thế lực thù địch và một số người thiếu lương thiện sử dụng để lan truyền tin giả nhằm gây nghi ngờ, tác động tiêu cực đến uy tín của tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, của cán bộ, đảng viên thì vẫn có những cơ quan báo chí chưa đủ tỉnh táo khai thác một cách vô trách nhiệm, bị cuốn theo, hoặc vì tin tức giật gân, câu khách mà tiếp tay lan truyền thông tin do các thế lực thù địch, cơ hội, phản động xuyên tạc, quy kết, thổi phồng, thực hiện ý đồ xấu bịa đặt, gieo rắc. Thông tin báo chí không chỉ phản ánh thực tế khách quan mà còn là một nguồn tài liệu có khả năng giúp cơ quan chức năng tiếp cận, điều tra, kết luận và đưa các vụ án tiêu cực ra trước pháp luật, do đó báo chí không được dựa trên các suy đoán, suy luận cảm tính và chỉ dựa vào thông tin dư luận cung cấp mà không có hoạt động kiểm chứng.
Tiểu kết chƣơng 1
Với nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, báo điện tử đã và đang phát huy được thế mạnh của mình trong việc đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH đến với công chúng, đáp ứng nhu cầu được biết, được cung cấp thông tin minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì báo điện tử cũng có một số hạn chế nhất định. Mặc dù thông tin cập nhật nhanh chóng, kịp thời nhưng nó lại thiếu độ khách quan, chính xác. Đặc biệt là xuất hiện nhiều tin mang tính giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu độc giả mà mất đi tính định hướng.
“Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo chí” là một đề tài mới chưa được nghiên cứu trong khi tác giả lại nhận thấy rằng báo điện tử hiện đang chiếm ưu thế lớn trong truyền thông hiện đại, là một kênh tuyên truyền đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong chương 1 tác giả đã xây dựng và làm rõ Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số khái niệm liên quan đến báo chí và vấn đề lạm dụng CVQH; tóm tắt tình hình chung của vấn đề lạm dụng CVQH trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong chương 1 còn đề cập đến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề lạm dụng CVQH cũng như vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề này. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng đăng tải thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CVQH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY