Hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 113 - 118)

7. Kết cấu của luân văn

3.1 Đánh giá chung

3.1.2 Hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH

3.1.2.1 Hạn chế về nội dung

Cả ba tờ Tuổi trẻ, Dân trí, VnE đều có những bài viết nêu bật lên mức báo động của thực trạng lạm dụng CVQH trong xã hội hiện đại. Mặc dù, ba tờ báo trên đã có nhiều ưu điểm trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những mặt hạn chế.

Thứ nhất, về mặt nội dung, ba tờ báo điện tử có sự chênh lệch bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH. Theo kết quả khảo sát tổng số bài viết về vấn đề các vụ việc lạm dụng CVQH và quá trình điều tra, xét xử các vụ án lạm dụng CVQH là nhiều nhất sau đó là các bài về quan điểm của Đảng, Nhà nước và các tấm gương trong phòng chống lạm dụng CVQH. Điều này làm mất cân đối thông tin về thực trạng này, đồng thời khiến độc giả cho rằng một số nội dung được “xem trọng” đưa tin hơn lĩnh vực khác.

Thứ hai, hầu hết các bài viết trong lĩnh vực lạm dụng CVQH đều nặng về phản ánh thực trạng. Minh chứng số lượng bài phản ánh, tường thuật chiếm đa số tuy nhiên rất hiếm bài đề cập bản chất sâu xa của sự việc, vấn đề, phân tích tỉ mỉ về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng CVQH. Nguyên nhân của thực trạng lạm dụng CVQH thường chỉ được nhắc đến với màu sắc “đậm” hơn một chút trong các bài phỏng vấn, bài bình luận. Trong đó, tác giả luận văn nhận thấy có hai

nguyên nhân chính mà các báo đề cập đó là cơ chế kiểm soát quyền lực chưa thực sự hiệu quả và đạo đức đi xuống của một bộ phận không nhỏ những người có chức quyền. Tuy nhiên, ý thức người dân cũng là nguyên nhân lớn để cán bộ lạm quyền lại được phản ánh quá ít. Trên thực tế, doanh nghiệp và người dân đa số đều có tâm lý khi giao dịch, tiếp xúc với cơ quan, đơn vị cần phải "lót tay", chấp nhận tiêu cực hoặc tìm cách tác động bằng nhiều hình thức khác nhau đối với cán bộ, công chức nhằm được hưởng lợi không hợp pháp và để được giải quyết công việc của mình một cách không chính đáng. Đặc biệt, qua khảo sát, không có một bài viết nào đưa ra những giải pháp cụ thể và thiết thực cho vấn đề. Điều này dẫn đến việc định hướng dư luận xã hội về vấn đề lạm dụng CVQH chưa được rõ nét. Có thể việc chú trọng vào tin phản ánh với những con số thiệt hại khổng lồ, với những vụ đại án diễn ra năm ngày qua năm khác sẽ khiến độc giả cho rằng “lạm dụng CVQH là thực trạng phổ biến, bao năm qua vẫn vậy, báo chí phản ánh khơi khơi nhưng chưa thấy được giải pháp thực sự hiệu quả. Những bài viết đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp của tờ báo trong việc đưa thông tin. Không giống như những bài viết nêu lên thực trạng, hậu quả của vấn đề, bài viết về giải pháp đòi hỏi sự tổng kết, tìm hiểu cặn kẽ của người viết về những nguyên nhân xâu xa cơ bản dẫn đến tình trạng lạm dụng CVQH. Thiếu đi những bài viết về giải pháp thực sự là một điểm yếu của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Điều này có thể hiểu được bởi lẽ cuộc đấu tranh phòng chống lạm dụng CVQH nói riêng và phòng chống tham nhũng nói chung được Đảng và Nhà nước ta xác định là cuộc đấu tranh lâu dài cần phải thắng lợi từng bước.

Thứ ba, trên thực tế muốn công tác phòng chống tham nhũng nói chung và công tác phòng chống lạm dụng CVQH nói riêng đạt được những kết quả tốt thì cần có nhiều thông tin phản ánh, tố cáo đến từ phía người dân. Vì vậy người dân rất cần am hiểu pháp luật để biết được hành vi nào có dấu hiệu lạm quyền, khung hình phạt thế nào để những thông tin tố cáo có được căn cứ hợp lý, đúng và “trúng”. Khi xây dựng các điều luật, yếu tố chính xác về ngữ nghĩa chuyên môn được đặt lên hàng đầu nên trong nhiều trường hợp các điều luật tương đối khó hiểu và phức tạp đối với nhận thức của đa số người dân. Lúc này vai trò của báo chí trong việc giải thích, tuyên truyền pháp luật, chủ trương đường lối lối của Đảng, Nhà nước để pháp luật

trở lên dễ hiểu, dễ đi vào lòng dân là điều vô cùng quan trọng. Qua khảo sát, cả ba tờ Dân trí, Tuổi trẻ, VnE đều chưa tạo được diễn đàn để người dân trao đổi, tìm hiểu pháp luật về vấn đề lạm dụng CVQH. Một ví dụ rất thực tế là khi vụ án Vũ “nhôm” được đưa ra ánh sáng, rất nhiều người dân thắc mắc “tại sao Vũ nhôm lại bị quy kết tội danh lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản? Khung hình phạt của tội danh này là thế nào? Trường hợp một người cùng lúc phải chấp hành nhiều bản án khác nhau thì tòa sẽ giải quyết thế nào?” Trong khi tờ Thanh niên tổ chức được những bài viết giải đáp thắc mắc của người dân, lấy ý kiến của luật sư khi đặt tội lạm dụng CVQH trong tương quan so sánh với các tội danh khác giúp độc giả hiểu sáng rõ vấn đề thì cả ba tờ báo trong diện khảo sát là VnE, Tuổi trẻ, Dân trí lại không có bài nào như vậy. Trên thực tế, trong 4 tội danh Vũ “nhôm” bị khởi tố, tội lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tội phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền 100 triệu đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chủ thể của tội danh này phải là người có CVQH với lỗi là cố ý trực tiếp, đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo đó, người phạm tội đã sử dụng CVQH của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. hành vi chiếm đoạt trong tội danh này là hành vi chuyển dịch trái phép tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp thành của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm. Hành vi chiếm đoạt tài sản vừa là hệ quả vừa là mục đích của hành vi người phạm tội. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi lạm dụng CVQH.

Bên cạnh việc thiếu đi những nội dung phân tích điều luật được người dân quan tâm như đã đề cập ở trên, thâm chí còn có một số bài báo mà trong phần tít đưa ra một tội danh, nhưng phần nội dung lại đề cập đến một tội danh khác. Ví dụ như trong bài viết “Khởi tố nguyên phó QLTT Sóc Trăng tội lạm dụng chức vụ” (Dân trí, Ngày đăng: 02/01/2018). Phần tít bài đề cập đến tội lạm dụng CVQH nhưng trong phần sapo và nội dung chính của bài lại là tội lợi dụng CVQH trong khi thi hành công vụ. Trên thực tế, hai tội danh trên là hoàn toàn khác nhau với tính chất phạm tội và khung hình phạt khác nhau. Việc đưa tin mập mờ, không rõ ràng thể hiện sự không am hiểu luật pháp của phóng viên và sự cẩu thả trong khâu kiểm soát tin bài của các

biên tập viên của cơ quan báo chí. Hậu quả có thể khiến người dân hiểu sai luật, làm giảm đi chức năng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trường đường lối của Đảng và Nhà nước của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

Khởi tố nguyên phó QLTT Sóc Trăng tội lạm dụng chức vụ

Cơ quan tố tụng chuyển tội danh của ông Châu Hoài Phương từ thiếu trách nhiệm sang tội lợi dụng CVQH trong khi thi hành công vụ.

Ngày 1-1, nguồn tin Pháp Luật TP.HCM cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã có quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với ông Châu Hoài Phương, nguyên chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, cơ quan này chuyển từ tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng sang tội lợi dụng CVQH trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS.

Trước đó, tháng 6-2017, Cơ quan ANĐT khởi tố ông Phương tội thiếu trách nhiệm...

Theo điều tra ban đầu, vào tháng 4-2016, đoàn kiểm tra liên ngành vật tư nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng do ông Phương làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra một doanh nghiệp (DN) ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng). Qua kiểm tra, DN chưa có hồ sơ công bố hợp quy của ba loại phân bón và hai loại thuốc bảo vệ thực vật. Đoàn kiểm tra lấy ba mẫu phân bón đi kiểm nghiệm.

Trong quá trình thực thi công vụ, đoàn kiểm tra đã không thực hiện theo quy định của pháp luật, qua kết quả kiểm nghiệm hai lần các mẫu phân bón của DN đều không đạt chất lượng, đủ căn cứ để xử lý hành chính hoặc chuyển sang xử lý hình sự nhưng đoàn kiểm tra đã cho kiểm nghiệm lần ba theo yêu cầu của một đơn vị không liên quan đến đối tượng kiểm tra. Kết quả là lần kiểm nghiệm này đạt chất lượng.

Bài viết có nội dung không đúng với tít đăng trên báo Dân trí

3.1.2.2 Hạn chế về hình thức

Ngoài những hạn chế về mặt nội dung, hình thức và phương pháp đưa thông tin còn theo lối mòn, không đa dạng, không linh hoạt và không gây được ấn tượng mạnh đối với độc giả. Xét một cách tổng quan, có thể nói rằng bên cạnh rất nhiều bài viết tận dụng được ưu thế của báo điện tử trong việc đưa thông tin nhiều cửa, thì cũng còn rất nhiều bài viết nghèo nàn, đơn giản trong cách thể hiện. Với đặc thù của

Từ kết quả lần ba này, đoàn kiểm tra kết luận DN không sai phạm, không xử lý, giải tỏa số phân bón kém chất lượng đã niêm phong, giao cho chủ DN toàn quyền tiêu thụ, gây thiệt hại cho nông dân.

Sau khi chồng bị khởi tố, bị bắt tạm giam, vợ bị can Phương gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng để kêu oan cho chồng.

Theo trình bày của bà này, trong đoàn kiểm tra của ông Phương có một lãnh đạo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng làm phó đoàn, thành viên còn có phó chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng… Đoàn kiểm tra liên ngành lấy mẫu ba loại phân bón vô cơ của một DN ở thị xã Ngã Năm. Sau khi hai mẫu phân bón được kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm bổ sung cho kết quả chưa đạt với chỉ tiêu ghi ngoài bao bì, đoàn kiểm tra đã họp và thống nhất giải quyết khiếu nại của DN bằng cách cho giám định mẫu còn lại và đạt chất lượng. Từ đó, đoàn liên ngành thống nhất không xử phạt và trả hàng cho DN. Theo bà, việc bắt giữ ông Phương là oan vì chồng bà làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Điều 281 BLHS quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng CVQH làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp (có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng) thì bị phạt tù từ năm năm đến 10 năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Theo G.Tuệ - H.Yên

mình những bài viết thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH thường đưa ra rất nhiều con số, sự kiện, mốc thời gian nhất là trong những vụ án kinh tế phức tạp. Vì thế, nếu những tác phẩm chỉ có chữ viết đơn điệu, không có bất cứ một hình ảnh hay yếu tố phi văn tự nào sẽ gây ra sự nhàm chán cho độc giả, khiến họ khó khăn khi theo dõi, nắm bắt thông tin, dần dần mất đi sự thiện cảm với tờ báo và tờ báo ngày càng khó khăn trong việc giữ chân hoặc lôi kéo công chúng.

Bên cạnh đó, việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH vẫn mang tính hình thức, khô cứng, Trong các bài báo viết về đề tài lạm dụng CVQH, những thông tin đưa ra rất đơn lẻ, không có tính đồng bộ, không có tính hệ thống và thường mang tính vụ việc, nhất thời, không liên tục, thường xuyên. Bên cạnh đó, việc truyền thông, đưa tin, phổ biến kịp thời các ý kiến chỉ đạo, đánh giá của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, kết luận của các cuộc họp, giao ban cấp cao… liên quan đến phòng chống lạm dụng CVQH thông tin đôi khi không đầy đủ, phiến diện, thậm chí lệch lạc, thổi phồng dẫn đến phản tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)