Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 127 - 198)

7. Kết cấu của luân văn

3.3 Giải pháp thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử

3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên

Trong bất kỳ công việc nào, nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công việc. Chính vì vậy, việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của tờ báo. Công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để họ trang bị đầy đủ kiến thức xã hội cũng như chuyên môn nghiệp vụ cần được ưu tiên, chú trọng. Các nhà báo tác nghiệp trong lĩnh vực này bên cạnh việc cần chú trọng đến văn phong cần thường xuyên củng cố kiến thức chuyên môn sâu về nhiều lĩnh vực đặc biệt là pháp luật, trau dồi sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng và năng lực phân tích pháp lý, có bản lĩnh hành nghề trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường – khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích sự kiện pháp lý để không chỉ viết đủ, viết đúng mà phải sâu sắc, phải truyền đạt được những nội dung phản ảnh đúng tình hình, đúng bản chất vấn đề. Để làm được điều đó nhà báo nên tận dụng sự phối hợp giữa ngành chuyên môn với cơ quan báo chí, đồng thời biết

tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ về chuyên môn của các chuyên gia, các tổ chức chính trị - xã hội...

Khi đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH, nếu không tỉnh táo, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, sự hiểu biết sâu rộng, phóng viên – biên tập viên có thể mắc bẫy trước những thông tin chưa được kiểm chứng, dẫn đến quy chụp, thậm chí vu khống, bôi nhọ danh dự của người khác. Trên thực tế, ranh giới giữa khuôn khổ quyền hạn được giao và sự năng động, sáng tạo rất mong manh và những tình huống trong thực tiễn rất đa dạng, phong phú. Nếu không làm rõ được vấn đề này cộng với “cách nhìn” phiến diện, nóng vội của nhà báo, phóng viên rất dễ dẫn đến “chụp mũ” cho cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, làm lợi cho Đảng, cho dân nhưng nhiều khi lại bị cho là lạm quyền dẫn đến làm thui chột động lực phát triển. Đội ngũ phóng viên, nhà báo cần được trang bị tư tưởng, chính trị vững vàng để nhận thức đầy đủ và chính xác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy, họ mới có thể lựa chọn và làm tin phù hợp, tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc, gây nên những hậu quả nặng nề.

Trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, "thế giới phẳng”, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do đưa lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa đặt... núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc thông tin chính xác, trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định hướng dư luận xã hội. Nhà báo phải tự mình hoàn thiện kỹ năng độc lập cao trong tác nghiệp, không a dua, không nói theo, hô hào kiểu phong trào.

Cùng với đòi hỏi về trình độ, năng lực chuyên môn – bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức, cần trang bị cho các nhà báo những phương tiện kỹ thuật - nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin… để họ có thể tác nghiệp thuận lợi trong thông tin về vấn đề lạm dụng quyền lực, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập thế giới. QH đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng,

theo đó gián tiếp trao cho báo chí nhiều quyền hơn trong việc tiếp cận và khai thác thông tin phục vụ hoạt động điều tra của phóng viên. Cũng cần có hành lang pháp lý, có chế tài tạo điều kiện và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong điều kiện và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường diễn biến ngày càng phức tạp.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương này, tác giả đã đánh giá chung về thành công và hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Về những mặt đã đạt được, các bài viết đã nêu lên thực trạng, hậu quả, giúp công chúng nhận thức rõ hơn tính phức tạp của vấn đề; tổ chức được nhiều bài viết lấy ý kiến của các luật sư, đại biểu QH, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, ngân hàng. Các bài viết được đặt ở những chuyên mục cố định, thu hút người đọc bằng các thể loại báo chí với thế mạnh riêng: phản ánh, bình luận ngắn, phỏng vấn…

Tuy nhiên, việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Các bài viết không đi vào tìm hiểu bản chất sâu xa của sự việc, có quá ít những bài báo đề cập đến nguyên nhân và thiếu đi những bài báo nêu ra giải pháp cụ thể, thiết thực cho vấn đề. Nội dung nhiều bài báo là na ná giống nhau thậm chí còn trùng lặp hoàn toàn. Hình thức và phương pháp đưa thông tin còn theo lối mòn, cách thức trình bày văn bản chưa chuyên nghiệp, ảnh chụp chân dung và chụp sợ kiện không đa dạng. Tất cả những hạn chế đó còn tồn tại là do nhận thức và cách nhìn nhận về vấn đề lạm dụng CVQH chưa được khách quan; chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, nhiệm vụ của báo chí truyền thông; chưa có đội ngũ nhà báo chuyên sâu về mảng đề tài này.

Từ đó, người viết đã có những khuyến nghị nhằm góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng bài viết để định hướng thông tin hiệu quả hơn. Nhà báo phải trau dồi kiến thức chuyên sâu về chuyên môn cũng như kiến thức trong các lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Mỗi tòa soạn báo phải xây dựng được đội ngũ cộng tác viên rộng khắp; tăng cường bài viết mang tính tương tác, phản biện, chống lại những mặt trái của hành vi lạm dụng CVQH.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đưa ra những giải pháp trong quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí về vấn đề lạm dụng CVQH. Các tờ báo cần phải chú trọng vào việc tìm hiểu bản chất sâu xa của vấn đề; cung cấp những kiến thức về pháp luật thông qua các diễn đàn tăng cường sự tham gia, đóng góp, thực hiện của người dân. Trong mỗi bài viết, nhà báo phải thể hiện rõ quan điểm về vấn đề lạm dụng CVQH, tránh kiểu nhìn nhận dè dặt, e ngại. Các bài báo viết về đề tài lạm dụng CVQH phải được xuất bản đồng bộ và có tính hệ thống hơn nữa. Đặc biệt, nhà báo nên tận dụng được ưu thế của báo điện tử trong việc đưa thông tin nhiều cửa.

KẾT LUẬN

Luận văn là kết quả của sự nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá của tác giả về việc thông tin vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử. Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số khái niệm liên quan đến báo chí và vấn đề lạm dụng CVQH; tóm tắt tình hình chung của vấn đề lạm dụng CVQH trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong chương 1 còn đề cập đến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề lạm dụng CVQH cũng như vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề này. Với sự tác động mạnh mẽ, nguồn thông tin phong phú, đa chiều, báo chí đã tích cực tham gia vào việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Trong đó, chúng ta phải kể đến sự đóng góp của ba tờ báo điện tử VnE, Dân trí, Tuổi trẻ.

Trong chương 2, ba tờ báo đã tập trung phản ánh thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trong 4 nội dung chính đó là: Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về lạm dụng CVQH; Các vụ việc lạm dụng CVQH; Quá trình điều tra, xét xử các vụ án lạm dụng CVQH; Tấm gương về phòng chống lạm dụng CVQH. Các bài báo cũng đề cập đến nguyên nhân và một số giải pháp cho vấn đề thông qua nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, luật sư, đại biểu QH… Về hình thức chuyển tải thông tin, các bài viết đều được sắp xếp tại các chuyên mục như Chính trị, Kinh tế, Pháp luật…. Để bài viết thu hút được người đọc hơn, nhà báo đã khéo léo sử dụng các nhiều thể loại báo chí với thế mạnh riêng. Kết hợp với đó là việc sử dụng các thủ pháp báo chí như nghệ thuật viết tít, viết sapô, sử dụng ngôn ngữ phi văn tự. Tất cả các yếu tố này đã góp phần quan trọng vào việc truyền tải thông tin đến với độc giả.

Từ kết quả phân tích, khảo sát các bài báo trong chương 2, chương 3 đã đưa ra những đánh giá và giải pháp thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử Việt Nam. Những ưu điểm cần được phát huy, còn những hạn chế cần phải được thay đổi. Một số phương hướng, đề xuất nhằm giúp cho việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH không chỉ có vai trò đối với các tờ báo khảo sát, mà còn có vai trò quan trọng đối với báo chí truyền thông nói chung, báo mạng điện tử nói riêng. Để có được những bài viết có ý nghĩa đối với dư luận xã hội, thì cần phải lựa chọn

được khía cạnh thông tin mới mẻ cũng như cách trình bày hấp dẫn. Các tờ báo cần phải chú trọng vào việc tìm hiểu bản chất sâu xa của vấn đề; cung cấp những kiến thức về nhiều lĩnh vực như kinh tế, ngân hàng, đất đai và đặc biệt là pháp luật. Các bài báo viết về đề tài lạm dụng CVQH nên tận dụng ưu thế của báo điện tử trong việc đưa thông tin nhiều cửa. Nhà báo phải trau dồi kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ báo chí cũng như chuyên môn trong các lĩnh vực khác. Các tòa soạn báo phải định hướng được kế hoạch truyền thông; tăng cường bài viết mang tính tương tác, phản biện, chống lại những mặt trái của vấn đề lạm dụng CVQH.

Như vậy, có thể tổng kết chung lại rằng, lạm dụng CVQH là một vấn đề được xã hội rất quan tâm. Tuy nhiên do tính chất phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trong đó có những nguyên nhân mà báo chí vẫn e dè, ngại đề cập, vì vậy điều cần thiết là phải có phương pháp thông tin để có thể tác động đến ý thức, hành vi và lối sống của cá nhân những người có CVQH nói riêng và người dân nói chung. Báo chí truyền thông nói chung và báo điện tử nói riêng nên phát huy tối đa sức mạnh của mình trong quá trình thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH bằng những bài viết chất lượng, có góc nhìn độc đáo, có quan điểm lý luận rõ ràng để thu hút độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Ngọc Tấn (2006), Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Tạp chí Cộng sản số 16 (8/2006), HàNội.

2. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Trịnh Thị Xuyến (2008), Giám sát quyền lực Nhà nước: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Trần Quang Nhiếp (năm 2005), Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. 7. Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội – những câu hỏi đặt ra từ cuộc

sống”, NXB Đà Nẵng.

8. Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, NXB Thông tin và truyền thông.

9. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí Truyền thông,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10.Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản lý báochí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội. 11.Nguyễn Hữu Đồng (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và

kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2005, Hà Nội

12.Nguyễn Văn Dững (2007), “Nâng cao năng lực giám sát xã hội của báo chí”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số Xuân ĐinhHợi 2007.

13.Lưu Văn An (2010), “Quyền lực chính trị và hệ thống tổ chức quyền lực chính trị - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Văn Dững (5/2010), Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội, Tạp chí khoa học và xã hội Việt Nam.

15.Đại học luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

16.Nguyễn Xuân Diên (2014), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài chính.

17.Đào Trí Úc (2010), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18.Đỗ Quang Khắc (2000), Thực thi quyền lực chính trị của Nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ. 19.Trần Huy Đức (2019), Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt

Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ luật học.

20.Phạm Hồng Thái (2009), Chức vụ và thẩm quyền chức vụ trong cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học số 25 .

21.Nguyễn Thị Hồng Thủy (8/2004), Trao quyền: Cái gì, khi nào và như thế nào, Tạp chí Kinh Tế Phát Triển số 86.

22. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

23.Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24.Viện Ngôn ngữ (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

25.Ngô Kiều Dâng (2014), Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

26.Sầm Vũ Thắng (2010), Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí.

27.Hà Tuấn Anh (2016), Những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí.

28.Mai Thị Thúy Hường (2009), Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội, Luận văn thạc sĩ ngành báo chí.

29.Phạm Thị Hằng (2008), Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí.

30.Trần Xuân Thân (2017), Phản biện xã hội trên báo điện tử, Luận văn tiến sĩ ngành Báo chí.

31.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 32.Quốc hội (2018), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

33.Ban chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong nội bộ, Hà Nội.

Tiếng Anh

34.Colin Nicholls QC (2006), Corruption and misuse of public office, Oxford

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 127 - 198)