7. Kết cấu của luân văn
3.2 Nguyên nhân của thành công và hạn chế
3.2.1 Nguyên nhân của thành công
Đảng và Nhà nước ta đã rất quyết liệt nhất quán trong đường lối, giải pháp phòng chống lạm dụng CVQH, đồng thời đề cao vai trò của báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung trong công tác phát hiện, tuyên truyền, ngăn ngừa, phòng chống lạm dụng CVQH. Luật Báo chí Việt Nam ngay trong điều đầu tiên đã nêu rõ báo chí là “cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, các CQNN và tổ chức xã hội... và diễn đàn của người dân.” Cũng theo Luật Báo chí 2016 khẳng định những nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí trong đó có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội…; “cuộc đấu tranh chống các hoạt động phi pháp và các hoạt động chống phá xã hội khác” là một trong những trách nhiệm của báo chí. Trong cuộc đấu tranh vô cùng gian nan đó, vai trò, trách nhiệm của báo chí là phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, đưa tin, tạo dư luận xã hội về thực trạng lạm dụng CVQH. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: “lợi dụng, lạm dụng
sống rất nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ nó là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay”. Trên tinh thần ấy, Đảng và Nhà nước rất đề cao vai trò của báo chí trong việc đẩy mạnh phản ánh, tuyên truyền, làm cho mọi người thấy rõ việc đấu tranh xóa bỏ hành vi lạm dụng CVQH là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sai phạm không làm “chậm lại” sự phát triển, mà ngược lại, càng làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ. Qua đó, giúp định hướng thông tin, định hướng dư luận, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, góp phần tăng cường và giữ vững an ninh, quốc phòng, giữ vững, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Bên cạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về Nhà nước về phòng chống lạm dụng CVQH, báo chí nói chung và mạng xã hội nói riêng đang từng bước được các cơ quan công quyền, ban ngành đoàn thể là kênh thông tin để lắng nghe những ý kiến, phản ánh của nhân dân. Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc gần như là ngay lập tức khi có phản ánh trên báo chí, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước đều có những giải pháp kịp thời, giải tỏa tâm tư, nguyện vọng, nỗi bức xúc của người dân.
Cùng với những thuận lợi như chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm, nhạy bén trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành liên quan thì một trong những yếu tố có tính quyết định sự thành công của thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH là đóng góp tích cực, có hiệu quả của đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ, năng lưc, phẩm chất trí tuệ, đầy nhiệt huyết. Đối với nội dung thông tin về lạm dụng CVQH, các tòa soạn đã chú ý đến tính phong phú, đa dạng, thiết thực, cụ thể toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Các tờ báo điện tử cũng đã cung cấp tốt nội dung truyền thông về các tấm gương trong phòng chống lạm dụng CVQH. Qua báo chí, nhận thức của người dân
được nâng cao, góp phần tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng, ở một khía cạnh nào đó đã khắc phục được nhận thức lệch lạc trước đó như “phép vua thua lệ làng”, “con vua thì lại làm vua”, “con kiến kiện củ khoai”…
Để có sự thành công trong nội dung thông tin không thể không kể đến sự tham gia, đóng góp nhiệt tình của đội ngũ các chuyên gia viết bài. Đặc biệt là những nhận định, những ý kiến phản biện sắc sảo của các đại biểu Quốc hội, những thông tin được cung cấp trực tiếp, nhanh chóng, kịp thời của các bộ, ban, ngành, địa phương. Những thông tin công khai trên báo chí đã góp phần không nhỏ nâng cao niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền, đồng thời nâng cao nhận thức về pháp luật, khuyến khích sự tham gia của người dân cùng thông tin về thực trạng lạm dụng CVQH trong thời gian qua.
3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng liên quan đến vấn đề lạm dụng CVQH thì công tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền của các bộ, ban, ngành liên quan còn chưa sâu sát, chưa có những văn bản chi tiết hướng dẫn chỉ đạo các báo điện tử chú trọng phối hợp đầu tư thông tin, tuyên truyền. Có thể lấy ví dụ, công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh, khuyến khích thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các địa phương đang là một trong nhiều nỗ lực trọng tâm của chính phủ trong việc hiện thực hóa những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách, cửa quyền của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên việc truyền thông về công tác cải cách hành chính nói chung vẫn chưa được các báo chú trọng. Cụ thể, Tuổi trẻ là tờ duy nhất trong ba tờ báo được khảo sát có chuyên trang về cải cách hành chính. Nhiều bài phản ánh trên chuyên trang này đã kịp thời thông tin đến bạn đọc những chuyển biến tích cực của nền hành chính, đó là: Hệ thống thể chế từng bước được hoàn thiện: bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hoạt động công vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên; mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân, doanh nghiệp được cải thiện theo hướng hành chính phục vụ, giảm phiền hà, giảm thời gian giải quyết công việc của người dân và
doanh nghiệp. Những bài viết như vậy trên VnE và Tuổi trẻ còn khá “mỏng” chưa tập trung vào một chuyên mục, chuyên trang nào cụ thể.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viện ở các báo điện tử còn hạn chế. Mặc dù, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ở các báo điện tử ngày càng được bổ sung, có những bước trưởng thành về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhất định nhưng xét trong lĩnh vực hoạt động ở loại hình báo điện tử thì còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp cách làm và xu hướng phát triển của báo điện tử hiện đại.
Mặt khác, các tờ báo còn thiếu đội ngũ phóng biên, biên tập viên am hiểu sâu sắc về pháp luật. Nền tảng kiến thức về pháp luật còn hạn chế, điều này dẫn đến các bài viết chủ yếu mới chỉ dừng lại qua phản ánh, lược ghi qua báo cáo hoặc lược ghi các ý kiến, thậm chí nhiều bài báo viện dẫn các điều luật chưa đúng dẫn gây hoang mang, hiểu lầm cho độc giả.