Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 121 - 123)

7. Kết cấu của luân văn

3.3 Giải pháp thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử

3.3.1 Giải pháp vĩ mô

Thứ nhất, tiếp tục tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa xã hội phát triển hơn nữa. Bởi vì chỉ khi xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực của nhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằm hạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho hoạt động giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước của báo chí. Hiện nay, việc đề cao, chú trọng đến vai trò báo chí trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực, đấu tranh phòng chống với các biểu hiện lạm dụng quyền lực mới dừng lại ở chủ trương, đường lối của Đảng, mà chưa được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt động này của báo chí chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Báo chí là cơ

chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, tuy vậy rất cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị để báo chí thực hiện tốt quá trình thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Thực tế cho thấy, báo chí không thể “đơn độc” trong hoạt động thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH mà cần có sự cộng đồng trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị còn nhiều hạn chế. Có lĩnh vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung có thể và cần phải công khai, minh bạch, nhất là trong việc xác định giá, đấu giá tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và công khai báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; công khai việc giải phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; công khai trong công tác cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; công khai trong ấn định mức thuế... gây khó khăn cho báo chí khi tiếp cận nguồn thông tin để phản ánh tới độc giả. Vì vậy, để báo chí thực hiện tốt hoạt động thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH rất cần sự vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Thứ tư, thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH cần phải đúng định hướng, phù hợp với đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu không đảm bảo được điều này, thông tin có thể gây hoang mang dư luận xã hội, tạo ra làn sóng tiêu cực trong xã hội. Hậu quả là thông tin đó có thể sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Trong điều kiện đất nước đang mở cửa, hội nhập toàn cầu và nhất là sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội, cánh cửa thông tin ngày càng mở rộng nhiều chiều, nhiều mặt của đời sống xã hội, báo chí nói chung

và báo điện tử nói riêng cần bắt kịp thông tin, xu thế để chuyển tải đến công chúng một cách nhanh chóng, đa dạng và khách quan nhất, song phải đảm bảo đúng chức năng của báo chí cách mạng. Nhìn từ tổng thể, báo điện tử đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng số lượng các tờ báo; tăng chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ truyền tải thông tin; tăng số lượng nhà báo, phóng viên và đội ngũ những người làm việc trong cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí nhất là ở nước ngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì hoạt động của báo điện tử ở nước ta hiện nay vẫn bộc lộ không ít non kém, khuyết điểm. Hiện nay, một số tờ báo mạng thiếu nhạy bén về chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, định hướng, xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng và Nhà nước; đưa tin thiếu chính xác, không trung thực, khách quan chạy đua thời gian, số lượng tin bài thay vì nâng cao chất lượng….Trong bối cảnh đó, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí càng được đặt ra một cách cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)