Khảo sát tần suất, khối lượng, mức độ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 75 - 80)

7. Kết cấu của luân văn

2.2 Thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử

2.2.2.1 Khảo sát tần suất, khối lượng, mức độ thông tin

Tần suất thông tin

Thực tế cho thấy, thực trạng lạm dụng CVQH xảy ra trên nhiều lĩnh vực nên đây trở thành vấn đề trọng tâm được các báo chú trọng thông tin đến độc giả. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả cũng nhận thấy thực trạng trên tại 3 tờ báo được khảo sát: VnE, Dân trí, Tuổi trẻ trong khoảng thời gian 4 năm tính từ từ 1/1/2016 đến 30/12/2019.

Theo khảo sát cả 3 tờ báo VnE, Dân trí, Tuổi trẻ đều chưa có chuyên mục riêng để đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH nhưng mỗi tờ báo đều có một thế mạnh riêng. VnE có cơ quan chủ quản là Tập đoàn FPT, Dân trí có cơ quan chủ quản là Trung ương Hội khuyến học Việt Nam; Tuổi trẻ có cơ quan chủ quản chính là Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh. Qua khảo sát tác giả thấy được báo điện tử Dân trí và Tuổi trẻ có lợi thế hơn tờ VnE là vì cơ quan chủ quản đều là những tổ chức xã hội, tôt chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chính vì

điểm khác biệt đó đã quyết định toàn bộ tần suất, nội dung thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên các tờ báo.

Cụ thể trên VnE trung bình mỗi tháng sẽ có 5,1 tin/bài về vấn đề lạm dụng CVQH, trong thời gian 4 năm tác giả khảo sát được 61,5 tin/bài về vấn đề lạm dụng CVQH. Lượng thông tin đăng trên Tuổi trẻ thấp hơn VnE khi có trung bình mỗi tháng là 4,5 tin, và trong toàn bộ thời gian khảo sát là 53,8 tin/bài. Cuối cùng là Dân trí khi có tần xuất đăng tin bài cao nhất, trung bình mỗi tháng có 5,8 tin bài/ngày, 4 năm lượng thông tin là 69,5 tin/bài.

Như vậy, tần suất đưa thông tin vấn đề lạm dụng CVQH trên các tờ báo trung bình mỗi tháng và trong khoảng 4 năm có sự khác biệt như sau:

Biểu đồ 2.1: Khảo sát tuần suất đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên 3 tờ báo: VnE, Dân trí, Tuổi trẻ. ĐVT: Bài viết

Khối lƣợng thông tin

Qua khảo sát, ba tờ báo đều thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH chủ yếu trong 4 nội dung: Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề lạm dụng CVQH; Các vụ việc lạm dụng CVQH; Những tấm gương trong phòng, chống lạm dụng CVQH; Điều tra, xét xử các vụ lạm dụng CVQH. Tuy nhiên ở mỗi nội dung, khối lượng thông tin trên các báo là khác nhau. Cụ thể, số bài viết về vụ việc lạm dụng CVQH chiếm số lượng nhiều nhất trên 3 tờ Dân trí, VNE, Tuổi trẻ với lần

lượt là 142, 136 và 110 bài. Tiếp theo là số lượng bài viết về quá trình điều tra, xét xử các vụ việc lạm dụng CVQH – Dân trí và VNE là 64, trong khi đó Tuổi trẻ có 44 bài. Số lượng bài viết liên quan đến quan điểm cả Đảng, chính sách của Nhà nước về phòng chống lạm dụng CVQH đứng thứ ba với con số cụ thể - Dân trí 60 bài,Tuổi trẻ 51 Iài, VnE 39 bài. Số lượng bài viết về tấm gương trong phòng chống lạm dụng CVQH ở cả 3 tờ báo Dân trí, Tuổi trẻ, VnE là thấp nhất với lần lượt là 12 bài, 10 bài và 7 bài.

Biểu đồ 2.2: So sánh nội dung thông tin giữa ba báo VnE, Dân trí, tuổi trẻ trong thời gian từ 2016 -2019. ĐVT: Bài viết

Số lƣợng bài báo theo từng nội dung và theo năm

Trong giai đoạn nghiên cứu, từ năm 2016 – 2019 mức độ đưa tin theo 4 nội dung ở ba tờ báo là không giống nhau.

Cụ thể năm 2019 chứng kiến sự vượt trội trong số lượng tin bài về quá trình điề tra, xét xử các vụ, việc lạm dụng CVQH ở cả 3 tờ báo. Điều này có thể lý giải bằng thực tế số lượng các vụ án lớn về kinh tế được đưa ra xét xử trong năm 2019 như vụ án Vũ “Nhôm”, vụ án xét xử các sếp dầu khí, vụ án Vinashin, vụ án trong giai đoạn 2 liên quan đến Oceanbank,…Các vụ nhà báo tống tiền cũng được đưa tin nhiều trong năm 2019.

Năm 2018 không có sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng tin/bài trong cả 4 nội dung với trung bình là bài trên mỗi nội dung.

Năm 2017 lại là năm vượt trội về số bài báo đề cập đến các vụ việc lạm dụng CVQH với tổng số 187/388 bài. Hầu hết những bài viết đều tập trung phản ánh thực trạng lạm quyền ban hành văn bản pháp quy của hàng trăm cơ quan. Những văn bản trái khoáy này trùm lên khắp các lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, giao thông, xã hội... Đã có những văn bản bị thổi còi ngay từ dự thảo như trong quy định về quản lý sinh viên, Bộ GD&ĐT quy định sinh viên đại học sư phạm bán dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học hoặc công văn hỏa tốc của Chánh văn phòng tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các lãnh đạo tham dự lễ hội bia Sài Gòn… Cuối cùng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp đã phải vào cuộc điều tra, rà soát các văn bản pháp quy. Con số được QH công bố chính thức sau đó là hơn 5.600 văn bản trái pháp luật đã được các địa phương, ban - ngành ban hành chỉ trong năm 2017.

Riêng năm 2016, số lượng tin bài liên quan đến quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về lạm dụng CVQH là cao nhất với tổng số 69/150 bài.

Biểu đồ 2.3: Số lượng bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH theo từng nội dung và theo năm

Số lƣợng bài theo cấp đơn vị hành chính

Phần lớn các bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH tập trung vào các vụ việc xảy ra ở cấp tỉnh/thành phố (có liên quan đến hoạt động của CQNN cấp đó, hoặc những vụ khởi tố, xét xử thông qua tòa án và công an tỉnh/thành phố). Trong tổng số bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH trên ba tờ VnE, Dân trí, Tuổi trẻ, thì có đến

Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nam Định đã bắt tạm giam đối với bà Phạm Thị Huyền, Trưởng Khoa Điều dưỡng của bệnh viện Nhi Nam Định vì có liên quan đến vụ việc bớt xén thuốc rồi tuồn ra bên ngoài để bán. Bà Huyền bị bắt để điều tra về tội danh "Lạm dụng CVQH trong thi hành công vụ”. Dân trí có 184/278 bài thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ở cấp tỉnh/thành phố (chiếm 66% tổng số tin bài của Dân trí trong diện khảo sát). VnE có 103/246 bài thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ở cấp tỉnh/thành phố (chiếm 41,9% tổng số tin bài của VnE trong diện khảo sát). Trong khi đó, Tuổi trẻ có số lượng bài ở cấp này thấp hơn VnE và Dân trí với 64/215 bài (chỉ chiếm khoảng 29,5% tổng số tin bài của Tuổi trẻ trong diện khảo sát).

Tuổi trẻ đưa tin nhiều nhất ở cấp Trung ương/quốc gia. Đó có thể là những bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH có liên quan đến những tập đoàn, cơ quan của Nhà nước hoặc do Nhà nước góp vốn. Ví dụ một loạt các bài viết về những vụ án Lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản xảy ra ở tập đoàn Vinashin, các Tổng công ty, công ty dầu khí…Tuổi trẻ dành đúng 50% bài viết của mình cho những vụ việc lạm dụng CVQH ở cấp quốc gia (khoảng 107/215 bài). Dân trí chỉ có 14,8% lượng tin bài ở cấp này với 41/278 bài, VnE là 35% với 86/246 bài.

Chỉ có 19% số bài đăng trên báo Dân trí, 22,9% trên báo VnE, 25% trên báo Tuổi trẻ là tin về các cấp hành chính thấp nhất – cấp huyện/xã. Ví dụ, bài viết “Khởi tố nguyên chủ tịch xã bán chui hàng trăm lô đất” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 19/5/2018 đưa tin dù chưa được UBND huyện Yên Thành, Nghệ An đồng ý nhưng chính quyền xã Phúc Thành vẫn tự ý bán 284 thửa đất, diện tích gần 89.000m², thu số tiền hơn 22 tỉ đồng. Theo đó, ông Đinh Văn Dương - nguyên chủ tịch UBND xã Phúc Thành, ông Nguyễn Văn Quyết - nguyên phó chủ tịch UBND xã, ông Tống Hữu Tình và ông Nguyễn Văn Trung - nguyên cán bộ địa chính, xây dựng xã Phúc Thành bị khởi tố về hành vi vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Đồ thị 2.4 dưới đây là bức tranh tổng quan về số lượng bài của mỗi đầu báo ở mỗi cấp quản lý hành chính.

Biểu đồ 2.4: Số bài đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH theo cấp đơn vị hành chính (2016-2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)