Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3 Những động lực thu hút và cơ hội việc làm trong khu vực Nhà nƣớc của
2.3.2.4 Tiếp cận qua mối quan hệ thân quen
Nói đến vấn đề lợi dụng mối quan hệ thân quen để có cơ hội trong khu vực nhà nƣớc thì việc lợi dụng thân quen trong thực thi công vụ của ta đã tràn lan, chạm ngƣỡng chịu đựng từ lâu (Phan Xuân Sơn, 2015). Có thể nói hiện tƣợng cứ dựa vào thân, quen để “xin”, chỉ tin vào thân, quen để “cho”, để giao việc là một vấn đề nhức nhối trong nền công vụ nƣớc ta mà chính vì gốc rễ là do yếu tố văn hóa nên chúng ta buộc phải chấp nhận việc “nhất thân, nhì quen” nhƣ một căn bệnh mãn tính.
Có thể nói tận dụng yếu tố thân quen để xin việc trong cơ quan nhà nƣớc phần nào ít nhiều đã len lỏi khắp các địa phƣơng tỉnh thành, trong đó tại địa bàn nơi tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này cũng không loại trừ. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết các con em tại các cấp cơ sở xã, thôn hầu hết thuộc diện con em của cán bộ. Các đối tƣợng này đều đáp ứng tiêu chí có bằng cấp đầy đủ. Tuy nhiên nhìn rộng một thực tế đối tƣợng có bằng cấp thì từ khi đi học theo hình thức cử tuyển đã đƣợc “châm chƣớc” vì là con em cán bộ, thuộc dân tộc thiểu số. Dƣờng nhƣ các vị trí này đã đƣợc lập trình từ trƣớc, đƣơng nhiên khi các đối tƣợng này hoàn thành bằng cấp sẽ về cơ sở để nắm giữ các vị trí đã đƣợc hoạch định trƣớc. Điều ngƣợc lại con em thuộc diện khác (nông dân) sẽ khó có cơ hội đƣợc nhận vào các vị trí đó vì bằng cấp không đáp ứng. Tôi nhìn nhận từ thực tế các đối tƣợng phụ nữ dân tộc thiểu số tại sở đƣợc phỏng vấn thì hầu hết đều chia sẻ yếu tố gia đình và các mối quan hệ họ hàng dƣờng nhƣ đóng vai trò then chốt quyết định cơ hội tiếp cận đào tạo việc làm, nghề nghiệp Ngay cả thông tin để tiếp cận cơ hội việc làm đối với phụ nữ dân tộc thiểu số
có ngƣời thân quen làm công tác trong chính quyền thôn, xã, huyện. Chia sẻ của một nữ thanh niên làm hộ lý tại trạm y tế cấp xã:
“Tốt nghiệp về ngay thị xã cũng khó, nhờ ông anh làm đài phát thanh tỉnh Gia Lai Kon Tum, có quen biết cấp trên xin hộ về Bệnh viện gần nhà, bác sĩ lúc ấy cũng thiếu.”
(Nữ, Ba-na, 56 tuổi, bác sĩ, tháng 6/2012) Ngay mối liên hệ bà con họ tộc cũng có thể đem lại các cơ hội, mà dễ mấy ai tiếp cận đƣợc. Một nữ ngƣời Ba-na làm tại trạm y tế cho biết:
“Hồi đó chƣa biết hộ sinh là cái gì, bác làm bên y tế, bác bảo học đi rồi sẽ biết, hình nhƣ bác bên Hội chữ thập đỏ, bác họ hàng bên mẹ, bên mẹ cũng gần.”
(Nữ, Ba-na, 25 tuổi, hộ lý, tháng 6/2012) Đôi khi nhận đƣợc cơ hội việc làm thì phải chạy chọt bằng vật chất mới có suất có phần. Phát hiện nghiên cứu từ khảo sát PAPI (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) cho thấy, mức độ phổ biến việc đƣa “lót tay” và tính hệ thống của “chủ nghĩa vị thân” trong tuyển dụng nhân lực công vụ [96, tr.1]. Đƣa “lót tay” và dựa vào mối quan hệ thân quen với ngƣời có chức, có quyền để xin đƣợc việc làm trong khu vực nhà nƣớc dƣờng nhƣ vẫn là một phần rất quan trọng đối với những ngƣời mong muốn theo đuổi sự nghiệp có đƣợc vị trí trong cơ quan nhà nƣớc. Xét về đối tƣợng phụ nữ dân tộc thiểu số Ba-na, Gia-rai không loại trừ “Họ xin đƣợc việc rõ ràng, họ có „Bác Hồ‟ (tiền), họ chạy trƣớc, họ có điều kiện hơn mình, họ xin đƣợc việc, mình có nƣớc bọt không có trọng lƣợng, thành thử rất khó xin việc, mấy cháu trong làng học lớp 12 xong rồi, đại học xong rồi ở nhà”
(Nữ, Ba-na, 50 tuổi, Hội phụ nữ, tháng 6/2012) Có những trƣờng hợp, cơ hội đào tạo việc làm họ nhận đƣợc nhƣ là một thứ “lộc rơi”:
“Ngày xƣa mình thích đi giáo viên, có ông bác làm bí thƣ ở xã, đáng kể suất cử tuyển đó cho con họ, nhƣng con họ thích đi công an, nên bác sang hỏi gia đình em có cho con đi học bác sĩ không.”
(Nữ, Gia-rai, 28 tuổi, bác sĩ, tháng 7/2012) Tiếp cận cơ hội việc làm do rơi tình thế “khan hiếm” giáo viên nên ngƣời dân động viên đi dạy:
“Ngày xƣa ngƣời ta lấy những ngƣời biết chữ để làm giáo viên, giáo viên dân kêu gọi đi, ngƣời ta nhiệt tình, ít giáo viên, mỗi năm học hè 3 tháng, hồi xƣa lớp 3,4 giáo viên đi tàm tạm, không có giáo viên đi sƣ phạm lắm. Giáo viên bây giờ nhà nƣớc quan tâm giáo viên nhiều hơn, nên chất lƣợng giáo viên cao hơn, giáo viên đƣợc ƣu đãi hơn, nếu nhƣ bây giờ giáo viên nhƣ các cô họ không sài, hồi xƣa giáo viên bí lắm.”
(Nữ, Ba-na, 56 tuổi, giáo viên, tháng 6/2012) Vấn đề việc làm có con em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với ngành giáo viên xƣa và nay, nếu nhƣ trƣớc đây ngƣời địa phƣơng rất ít ngƣời đi học biết chữ phổ thông, trình độ hạn chế, chỉ biết chữ để đi dạy phổ cập xóa mù chữ, đi dạy với lòng nhiệt tình là chủ yếu, có nhiều giáo viên không chịu đƣợc đồng lƣơng và mức sống đó, cùng sức ép gia đình nên bỏ nghề. Chính vì điều đó nên giáo viên thời bấy giờ đƣợc cho là “bí”. Chính quyền không quan tâm chú trọng đến giáo dục cho ngƣời dân tộc thiểu số, do yếu tố đồng hóa chính trị ảnh hƣởng rất lớn đến sự hạn chế của nhận thức ngƣời đồng bào hiện nay. Quá trình chuyển giao thế hệ, có nhà nƣớc Việt Nam, thì vấn đề giáo dục con em đƣợc đề cao, các giáo viên đƣợc quan tâm hơn, nhƣng khi trình độ học vấn cao hơn xƣa, nhu cầu ngày càng nhiều, nguồn cung cũng vậy thì các em có trình độ cao hơn lại thất nghiệp nhiều.
Cùng với sự nâng cao về trình độ học vấn, mối quan hệ của phụ nữ cũng đƣợc mở rộng, vƣợt ra khỏi phạm vi gia đình và làng xóm nhƣ trƣớc kia. Môi
trƣờng sinh hoạt của phụ nữ đã không còn tù túng trong bốn bức tƣờng với những ngƣời trong gia đình, dòng họ mà đã trở nên vô cùng phong phú và năng động. Họ có cơ hội tham gia vào hầu hết các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể dục, thể thao…, các mối quan hệ nhờ đó cũng mở rộng ra những phạm vi lớn hơn. Mối quan hệ càng mở rộng, cơ hội phát triển của phụ nữ Việt Nam lại ngày một lớn hơn, nhƣng bên cạnh đó cũng không thiếu những thử thách và cám dỗ.