Nguồn gốc, xuất thân của các nhân vật tổ sư bách nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện nhân vật

2.1.1. Nguồn gốc, xuất thân của các nhân vật tổ sư bách nghệ

Những kiểu truyện về nhân vật tổ sư bách nghệ là là những kiểu truyện về người anh hùng văn hóa tiêu biểu của truyện kể dân gian Việt Nam. Trong thần thoại, kiểu truyện người anh hùng văn hóa xây dựng những hình tượng nhân vật khổng lồ sáng thế, kiến tạo thế giới trong buổi đầu lịch sử nhân loại. Quá trình lao động, đấu tranh của lịch sử dân tộc đầy gian nan, thử thách đã sản sinh ra người anh hùng văn hóa đã trở thành những hình tượng nghệ thuật đích thực trong truyện kể dân gian Việt Nam. Trong truyền thuyết, kiểu truyện người anh hùng văn hóa xây dựng những hình tượng nhân vật người anh hùng trong công cuộc sáng tạo các giá trị văn hóa đấu tranh chinh phục tự nhiên.

Nguồn gốc của các nhân vật “Tổ sư bách nghệ” tương đối đa dạng, trong đó có: Nguồn gốc là các vị thần, con trời, giống tiên: Sơn Tinh (thần núi Tản Viên); công chúa Quỳnh Hoa (con gái thứ 2 của trời); ông cụ dạy nghề tiện (thần tiên); mẹ Âu Cơ (con gái Đế Lai thuộc dòng dõi thần nông), thần Nga Áp (là một vị thần không rõ lai lịch nhưng được thờ rất nhiều ở các phường vịt); bà Chúa Vót, bà Chúa Muối; bà Nhữ Nương, bà Chúa Vĩnh, bà Choá (đều là con gái của và Tồ Cô – bà tổ sinh ra đất trời); ông Khổng Lồ, ông Đùng đều là thần,...

Nguồn gốc là những vị vua, vị quan, công chúa của một đất nước: Vua Hùng, Phùng Khắc Khoan (Trạng Phùng), Hoàng Phủ Thiếu Hoa (công chúa con gái vua Hùng), Nguyễn Công Truyền (làm đến chức quan Điện Tiền Tướng Quân ở thời Lý), Nguyễn Minh Không (được phong làm Lý Quốc Sư), Lương Như Học, Bùi Nhạ Hành (làm quan trong triều đình), công chúa Thiều Hoa (con vua Hùng Vương thứ sáu); Trần Quốc Đĩnh (con trai vua Trần Thánh Tông); Lê Cốc (con của Cao Hoàng một viên quan người Tàu đến trị nhậm Đông Sơn từ thế kỉ X); Mị Ê (con vua Hùng Vương thứ 16); Nguyễn Thị Ngọc Liệu (là cung phi của chúa Trịnh hồi đầu thế kỉ XVII),....

Nguồn gốc là những người dân bình thường tài ba: Nguyễn Thị La, Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền, Đặng Huyền Thông, Phạm Thị Ngọc Đô, Đào Hoa, Lưu Cao Sơn, Lý Anh Nghị, 19 vị khai canh hay còn gọi là Tiên Công (thuộc 19 dòng họ từ nhiều nơi tụ tập về Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Ninh khai canh),...

Qua Bảng 1, phần Phụ lục: Cấu trúc của các truyện truyền thuyết về tổ sư bách

nghệ, khảo sát các bản truyện truyền thuyết về các vị tổ nghề, chúng tôi nhận thấy

kết cấu của kiểu truyện này tuân thủ theo kết cấu đặc trưng của truyện truyền thuyết với sự tham gia của các tình tiết, sự kiện, motif theo trình tự phát triển của cốt truyện. Hầu hết các truyện trong bảng khảo sát đều có kết cấu chuỗi, diễn ra theo trình tự xuất hiện của nhân vật chính từ phần mở đầu đến phần kết thúc. Các cốt truyện bắt đầu từ việc giới thiệu nguồn gốc, xuất thân của nhân vật, hành trạng của nhân vật là sự ra đi, học hỏi, tìm hiểu nghề sau đó dạy cho dân làng. Cuối cùng đoạn kết nhân vật là được dân làng biết ơn, tôn thờ làm tổ nghề.

Theo nghiên cứu nội dung truyện thì nguồn gốc xuất thân của các vị thần là tổ sư bách nghệ được chia ra thành 2 dạng chủ yếu như sau:

Nguồn gốc xuất thân là thần: sinh nở thần kì hay xuất hiện một cách kì lạ  có tài năng phi thường, phép thần thông  thấy hoàn cảnh khó khăn hay mến đức tính cần cù, chăm chỉ, tốt bụng của người dân  truyền dạy nghề cho người dân làm ăn. Như Nữ thần nghề Mộc xuống trần gian hóa thân vào một bà cụ mà dạy nghề cho họ một cách rất đặc biệt: cầm lá dứa cứa vào chân mọi người để dạy cách làm cưa, hai tay chống hai bên hông để dạy cách làm nhà,.... Trong số nhiều người dân chỉ có hai anh em Lỗ Ban và Lỗ Bốc hiểu được ý nữ thần mà tạo ra được nhiều thứ như bà mong muốn. Hai ông trở thành tổ nghề mộc truyền lại nghề cho người dân. Thần Nga Áp là một vị thần không rõ lai lịch, không ai rõ ông từ đâu đến hóa thân trong hình dạng cụ già râu tóc bạc phơ, da màu đỏ. Ông đi khắp nơi truyền dạy nghề chăn vịt chỉ với chiếc cần trúc dài, hai con ngỗng luôn bên cạnh,…

Nguồn gốc xuất thân: là người bình thường, một vị quan, công chúa tài hoa  ra đi, sáng tạo ra nghề hoặc học hỏi nghề để kiếm sống  trở về truyền dạy nghề cho người dân làm ăn. Trong đó, có đến 14 truyện là dân ta sang Trung Quốc học nghề,

sau đó mới trở về nước dạy nghề cho người dân. Cho thấy sự phản ánh văn hóa theo lịch sự, có sự giao thoa văn hóa, kinh tế giữa hai nước mà điều này là tất yếu. Vì xét về mặt vị trí, địa lí nước ta nằm bên cạnh Trung Quốc (gồm cả biển và đất liền) còn về mặt lịch sử thì có đến hơn gần nghìn năm Bắc thuộc và những chiến tranh xâm lược từ phương Bắc. Quá trình ấy còn là sự tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo cũng từng phát triển mạnh ở nước ta, chính những điều này có ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Việt Nam.

Các quan của các triều đại phong kiến, trong khi đi sứ Trung Hoa đã tranh thủ học nghề, về nước thực nghiệm rồi truyền nghề cho dân trong nước. Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ được cử làm Tả thị lang, chức Thượng thư, được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông dành thì giờ đến Quảng Tây khảo sát kĩ thuật dệt chiếu, nắm được bí quyết rồi ông về truyền cho dân làng Hới, từ đó chiếu làng Hới đẹp và bền (Trạng

Chiếu). Đời Vua Lê Thái Tông, Thám hoa Lương Nhữ Học ở làng Lục Hồng, huyện

Gia Lộc, Hải Dương sang đi cống nước Ngô, học được nghề khắc bản in. Lúc về ông đi dạy cho dân nhưng chỉ làng Liễu Tràng, huyện Gia Lộc, Hải Dương là học được (Nói về sự tích ông Lương Nhữ Học). Tiến sĩ Nguyễn Thì Trung ở làng Trúc Lâm, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương sang cống nhà Minh, ở đấy có nghề thuộc da, ông học được; khi về nước, dạy lại người làng (Nói về sự tích thuộc da làm giày dép ở

nước Nam),… Người dân đã đi học nghề và được truyền nghề rồi dạy cho dân trong

vùng. Đời Lý Nam Đế, ở làng Trịnh Công, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội có ba anh em tên là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền rủ nhau sang Tàu tìm kế lập công danh và học được nghề kim hoàn. Sau về nước, mở cửa hàng và dạy cho người làng làm nghề thợ bạc (Nói về sự tích nghề thợ bạc ở nước Nam),….

Như vậy, các tổ nghề vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nhiều người là dân thường như tổ nghề vàng bạc Định Công, tổ nghề thêu, tổ nghề giấy,… Nhưng cũng có các vị tổ nghề là quý tộc cung đình, vì yêu nghề, thương dân mà dày công giúp dân, làm nên những sản phẩm nổi tiếng đất kinh kỳ, như tổ nghề trồng dâu nuôi tằm – công chúa Từ Hoa nhà Lý, tổ nghề dệt lĩnh – Phạm Thị Ngọc Đô thời Lê,… Họ có thể sinh ra ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ hoặc từ vùng đất khác đến đây truyền nghề, lập nghiệp nhưng phải thừa nhận rằng với tất cả những gì châu thổ Bắc Bộ vốn đã có là đất đai, tài

nguyên khoáng sản, con người,... đã tạo một sức hút mãnh liệt đối với người dân Việt khắp nơi. Đặc biệt mảnh đất đồng bằng Bắc Bộ là nguồn mạch thiêng liêng và màu mỡ rất giàu khả năng kết tinh và thăng hoa của những nghề thủ công tinh xảo ở chốn trung tâm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 40 - 43)