Các nhân vật Nam thần là tổ sư bách nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 43 - 44)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện nhân vật

2.1.2. Các nhân vật Nam thần là tổ sư bách nghệ

Theo Bảng 1.1 thống kê có đến 52/ 84 truyện truyền thuyết về các nhân vật tổ nghề là nam thần chiếm 62% tổng số. Như vậy có thể thấy, các Đức thánh tổ nghề thường là nhân vật nam, ngoài công việc đồng áng, nông nghiệp xưa kia thì đã chú trọng tham gia các nghề thủ công nghiệp hay giao thương buôn bán. Điều này cũng phản ánh phần nào nét văn hóa của dân tộc ta trước đây. Người nam có sức khỏe hơn người nữ được coi là trụ cột chính trong gia đình, đi đây đi đó làm ăn, lo kinh tế cho vợ con. Truyện truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ chủ yếu là những người nam thông minh, cần cù, có học thức hoặc ngoại hình tuấn tú có công mở mang bờ cõi, cứu trợ dân nghèo, giỏi làm ăn buôn bán. Có nhiều nhân vật trong truyện là người nam như: Thái Luân, Lư Cao Sơn, Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền, Lương Như Học, Sơn Tinh (tướng mạo tuấn tú, hô mua gọi gió), Lạc Long Quân (khôi ngô, tuấn tú, có nhiều phép thần thông) Vua Hùng, Bùi Nhạ Hành, Đặng Huyền Thông, Phạm Đôn Lễ (thông minh xuất chúng), Phùng Khắc Khoan (danh sĩ lỗi lạc), Trần Quốc Đĩnh (thông minh, nghiêm túc), Lỗ Ban, Lỗ Bốc (nhanh ý, thông minh hơn nhiều người đã phát hiện ra được ý đồ của Nữ thần nghề mộc), Nguyễn Công Truyền (từ việc quan sát người ta làm đồng cứng mà ông đã dày công nghiên cứu để làm ra các sản phẩm đồng mềm), Nguyễn Minh Không (không chỉ nghề y tài giỏi chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người mà còn là tổ nghề đúc đồng của nước ta),...

Truyện Ông Khổng Lồ – tổ nghề đúc đồng, nhân vật ông Khổng Lồ là ước mơ là hình tượng của những người đàn ông Việt, mong muốn có một sức khỏe vô biên làm nhiều việc, có thể đào núi, nhổ cây đốt lửa để nấu đồng. Nhưng hình tượng khổng lồ ấy không hề hậu đậu mà lại vô vùng khéo léo làm ra những sản phẩm đồng tinh xảo. Ở truyện Bà chúa dệt, nhân vật Trần Thưởng là chàng trai có hoàn

cảnh khó khăn, cha mẹ lại mất sớm, chàng đành phải đi làm nghề dệt để kiếm sống. Trời se duyên cho con người chăm chỉ, hiền lành, thông minh, thợ giỏi nghề gặp nàng La xinh đẹp và khéo tay. Hai vợ chồng cùng nhau xây dựng cơ nghiệp. Chàng giúp vợ tạo dựng một phường thủ công ven Tây Hồ để phát triển. Còn nhân vật Lê Cốc người gốc Hoa sang nước ta sau ở lại đây làm ăn sinh sống. Ông chính là người đã dạy cho nhân dân Đông Anh tổ chức ra các trò vui. Sau khi ông chết được nhân dân kính trọng tôn làm thành hoàng làng, lập đền thờ và tổ chức lễ giỗ gồm 11 trò: Xiên Thành, Tô Vũ, Văn Vương, Thuỷ Ngô, Hà Cam Thiệp, Múa Đèn, Tiên Cuôi, Trống Mõ.

Như vậy, nhân vật nam thần là tổ sư bách nghệ mang cả sức mạnh của nhiên thần, thần thánh và cả sức mạnh ý chí, năng lực của một người thường, tất cả đều làm nên sự thay đổi văn hóa trong công cuộc khai phá, phát triển kinh tế. Họ là những người có đủ tài đức và phẩm chất cao quý của đàn ông Việt, có ước mơ về một sự phồn vinh của đất nước, giúp dân tộc từng bước đi lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 43 - 44)