Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện nhân vật

2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo

Các thể loại tự sự dân gian không giống với các thể loại khác thường tìm con đường đặc biệt, độc đáo mà thường theo một kết cấu có sẵn cho nhiều tác phẩm, tạo thành một kiểu truyện hay motif. Bên cạnh đó nó cũng có những khoảng mở so với các thể loại khác. Kiểu cấu trúc đó giúp truyền thuyết dễ dàng tiếp nhận và bồi đắp thêm các tình tiết mới qua thời gian.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chia cấu trúc của kiểu truyện truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ theo 4 phần: Nguồn gốc, xuất thân/ Hình thức nhân vật/ Hành trạng/ Xây dựng cơ nghiệp, đoạn kết nhân vật. Cấu trúc 4 phần với những motif tương ứng quen thuộc như: sinh nở thần kỳ/ sự xuất hiện kỳ lạ; tạo lập chiến công/ hành động khác thường; hóa thân/ hiển linh âm phù đã góp phần

định hình truyền thuyết ở phương diện nghệ thuật biểu hiện và là cơ sở để dân gian sáng tạo và lưu truyền rộng thể loại này trong đời sống văn hóa của họ. Tuy nhiên khi khảo sát tư liệu Bảng 1, Phần mục lục, truyền thuyết về tổ nghề chỉ có 12 truyền thuyết có đủ cấu trúc 4 phần, đa phần các truyền thuyết tồn tại trong dân gian không có đầy đủ kết cấu các phần mà thường tồn tại dưới dạng kết cấu mở, khuyết thiếu một hoặc hai trong 4 phần đã nêu, số còn lại là các truyền thuyết khuyết của Bảng 1 thiếu hay chúng ta gọi là cấu trúc mở.

Cấu trúc mở chính là minh chứng cho tính linh động của thể loại truyền thuyết. Tuy nhiên giữa 4 phần trong kết cấu hoàn chỉnh của truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ có tính độc lập tương đối cao. Do vậy giữa các phần có độ kết dính lỏng lẻo. Các phần có thể tồn tại riêng, thậm chí bỏ hẳn đi hai phần kia vẫn có thể tạo nên một câu chuyện đậm phong vị truyền thuyết. Qua bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết chúng tôi nhận thấy, thể loại truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ tồn tại ở nhiều dạng kết cấu với nhiều cách kết hợp giữa các phần, như: dạng khuyết thiếu các motif mở đầu về sự xuất hiện kỳ lạ hay sự ra đời thần kỳ. Các truyện có cấu trúc dạng khuyết thiếu của truyền thuyết chính là những kết cấu lỏng lẻo, dễ dàng được chắp nối thêm những tình tiết hợp lý để tạo thành dị bản mới.

Truyền thuyết về Ông Khổng Lồ đúc đồng hay Sơn Tinh – tổ sư bách nghệ là trường hợp tiêu biểu minh chứng cho cấu trúc mở và khả năng kết nối thêm những chi tiết vào phần khuyết thiếu của truyền thuyết. Truyện Ông Đùng đúc chuông mở đầu vào ngay đặc điểm của nhân vật là có sức khỏe phi thường, tài năng xuất chúng mà không hề nói về nguồn gốc ra đời hay sự xuất hiện thần kì. Đến truyện Không Lộ thiền sư và Ông Đùng – tổ nghề rèn đã nhắc đến nguồn gốc là một vị thần của nhân vật. Còn truyện Sơn Tinh dạy dân săn bắn và Sơn Tinh làm lửa đều là các

truyện mở đầu vào hành trạng việc Sơn Tinh đi dạy dân săn bắn và làm lửa chứ không có mở đầu giới thiệu nguồn gốc nhân vật. Nhưng đến truyện Thánh Tản Viên

– vị thần bách nghệ thì đã nói khá rõ về sự xuất hiện của nhân vật. Truyện Khảo sát

qua các dị bản của truyền thuyết ở Bảng 1 phần Phụ lục, chúng tôi có thể thấy rõ ràng các chi tiết thêm thắt luôn ở phần khuyết thiếu của cấu trúc truyền thuyết này. Nguồn gốc, xuất thân, hành trạng, cái kết của nhân vật Sơn Tinh hay ông Khổng Lồ qua các dị bản có sự khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 46 - 48)