Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu

Như phần trên đã tìm hiểu, truyền thuyết có cấu trúc mở và kết cấu tương đối lỏng lẻo, do vậy, sự khuyết thiếu một trong các motif của một cấu trúc truyền thuyết hoàn chỉnh diễn ra thường xuyên. Qua khảo sát các truyện ở Bảng 2, phần Phụ lục, chúng tôi thống kê được 51/ 84 truyện kể được kết cấu theo dạng chỉ có 1 motif chiếm 60%. Có 21/ 84 bản truyện được kết cấu theo dạng có 2 motif chiếm 25%. Có 10/ 84 bản truyện được kết cấu theo dạng có 3 motif chiếm 12%. Có 2/ 84 bản truyện được kết cấu theo dạng có 4 motif chiếm 3%. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Lưu trong công trình của mình đưa ra độ chênh lệch giữa truyền thuyết khuyết thiếu và truyền thuyết với cấu trúc hoàn thiện tác giả đi đến kết luận: “số

lượng lớn và tỉ lệ áp đảo ấy đủ sức nặng để chúng tôi dám tin rằng, kết cấu dạng khuyết là kết cấu đặc thù của thể loại truyền thuyết’’ [3, 94]. Soi chiếu vào truyền

thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ chúng tôi thấy kết luận đó hoàn toàn đúng. Qua các bảng khảo sát: Bảng 2 chúng tôi nhận thấy, nhóm truyền thuyết có cấu trúc đơn nhất chiếm quá nửa số truyện về các nhân vật tổ sư. Chúng ta có thể gọi chúng là những truyền thuyết ở dạng sơ khai, nó là những truyện kể dang dở của dân gian. Sự tồn tại của dạng truyền thuyết có cấu trúc đơn nhất phần nào phác họa nên con đường sáng tạo nên truyền thuyết từ khởi nguyên đến hoàn thiện của truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ. Các truyền thuyết thường mở ra các chi tiết về tài năng và những chiến công, thành tựu của các nhân vật được dân gian coi là người anh hùng. Dân gian chọn họ, tôn thờ họ cũng bởi chính tài năng và những hành động cao cả của họ. Vì thế, trong tâm thức cộng đồng anh hùng luôn luôn bất tử. Ở đó, hình hài, cốt cách, chiến công và cả đời sống riêng tư của họ từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi đều trở nên phi thường, kì lạ. Từ đó, dân gian bắt đầu bồi đắp thêm các chi tiết, motif ít nhiều mang màu sắc li kì để đẩy hình tượng ấy lên tầm cao mới phù hợp với sự ngưỡng vọng họ, tôn xưng của cộng đồng.

Truyện Trạng Phùng, ông tổ nghề dệt của nước Nam là một danh sĩ có thật ở thời Hậu Lê. Ông nổi tiếng là người có tư chất thông minh, giỏi thơ phú. Ông đi thi và đậu trạng nguyên năm ấy. Khi làm quan triều đình, nhà vua cử ông sang sứ Trung Quốc ngoại giao, Phùng Khắc Khoan nhân cơ hội này mà được mở mang tầm mắt, nhìn thấy nhiều điều hay đặc biệt là nghề dệt lụa ở Hàng Châu. Ông đã quan sát tỉ

mỉ để học nghề về dạy cho dân chúng. Trên đường về, truyền thuyết có kể lại rằng ông đã gặp một người phụ nữ được cho là Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đối đáp thơ văn một hồi lâu. Rồi người phụ nữ biến mất. Chi tiết kì lạ này là một người thường lại có thể nói chuyện và còn đối đáp thơ văn, so tài với thần cho thấy dân gian muốn đề cao nhân vật Trạng Phùng, một người đặc biệt, tài giỏi nhiều lĩnh vực thật xứng là trạng nguyên, làm tổ sư nghề dệt nước Nam. Hay ông Bùi Nhạ Hành trong truyện

Ông tổ nghề làm lọng, đậu tiến sĩ cuối đời nhà Trần, trong một lần vua xứ Trung

thử tài trí thông minh của ông bằng cách nhốt ông lên tầng cao và không có thức ăn để sống. Bằng tài quan sát và óc nhanh trí, ông đã phát hiện ra pho tượng phật làm bằng bột khô chín, có thể ăn được. Khi ăn hết pho tượng kia thì ông phát hiện ra chiếc lọng to đằng sau đó, liền dùng nó nhảy xuống đất. Vua Tàu rất ngạc nhiên và khâm phục tài trí của ông. Nhờ vậy, ở trên đó mấy hôm mà ông có thời gian quan sát thật kĩ chiếc lọng và có thể làm ra được giống hệt như thế khi về nước. Truyện

Nói về sự tích nghề rèn đồ sắt ở nước An Nam, có nhân vật Lư Cao Sơn, chứng kiến

thấy cảnh quan Thục sang xâm chiếm mang theo rất nhiều khí giới và đồ bằng sắt. Ông muốn tìm hiểu xem nó là những đồ như thế nào nên khi quân giặc về nước, ông đã theo về và ở đấy 7 năm học được tất cả những phép làm nghề rèn sắt. Sau đó, mới trở về nước dạy cho dân học nghề này. Còn ông tiến sĩ Nguyễn Thì Trung – tổ nghề thuộc da làm giày dép, nhân cơ hội vua sai sang cống nước Minh mà học lỏm được các phép thuộc da, hun da. Lại lấy trộm được mẫu giày dép của nó mà vẽ vào

vạt áo, về nhà trọ vẽ lại lấy để làm kiểu. Đến khi về chỉ dạy những người làng mà thôi.[tr.368]

Như vậy, xuất phát từ những sự kiện lịch sử có thật, hệ thống truyền thuyết dân gian đã bồi da đắp thịt cho sự kiện và thổi vào đó lí tưởng thẩm mĩ của nhân dân. Hình tượng nhân vật Trạng Phùng, Bùi Nhạ Hành, Nguyễn Thì Trung, Lư Cao Sơn,... trở thành người anh hùng văn hóa đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt, là niềm tự hào của dân tộc. Câu chuyện về ông không hề có các kết cấu đầy đủ mà chỉ là truyện có kết cấu đơn nhất, không có nhiều motif phức tạp mà chỉ là những tình tiết bổ sung nối vào trước và sau motif trung tâm. Điều ấy chứng tỏ rằng

tương đối lâu dài. Tuy nhiên quá trình sáng tạo vốn tự do và ngẫu hứng của dân gian hiếm khi đi trọn một vòng thời gian hoàn thiện. Quá trình này thường bị gián đoạn và kết quả của nó là những kết cấu dang dở. Những mẩu nhỏ của truyền thuyết ấy khi gặp những mảnh ghép hợp lí sẽ trở nên hoàn thiện.

Sự tồn tại của thể loại truyền thuyết không chỉ được tính bằng những cốt truyện với các phần đầy đủ mà còn được tính bằng những mẩu chuyện có cấu trúc đơn nhất. Chính bộ phận truyền thuyết với kết cấu đơn nhất là động lực thúc đẩy mạch phát triển của thể loại này. Trải qua thời gian, chúng sẽ dần dần hoàn thiện và cho chúng ta một câu chuyện hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng cần nhân tố có sức lay động tâm hồn nhân dân, gây được xúc cảm mãnh liệt thì câu chuyện ấy mới có khả năng tiếp tục được hoàn thiện còn với những câu chuyện mà các chi tiết không đủ sức gợi thì chúng chỉ có thể tiếp tục tồn tại ở dạng khuyết thiếu và dang dở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 48 - 50)