Truyền thuyết dân gian về “Tổ sƣ bách nghệ” với nghề và làng nghề thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 74 - 79)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Truyền thuyết dân gian về “Tổ sƣ bách nghệ” với nghề và làng nghề thủ

công truyền thống

Có nhiều ý kiến khác nhau về quan niệm làng nghề, phường nghề. Trên thực tế gọi là làng nghề là hoàn toàn theo quy ước thường là nơi ra đời của nghề, một khu vực tập trung, thu hút hầu hết lao động trong vùng đó tham gia và tạo ra giá trị kinh tế cho vùng đó. Làng nghề chính là nơi lưu giữ nghề thủ công. Nhiều nghiên cứu cho rằng, người nông dân vẫn thực hiện công việc cấy cày, trồng trọt của mình vào vụ mùa, khi có khoảng thời gian nông nhàn họ với làm nghề thủ công đó là những nơi bán chuyên nghiệp. Nhưng thực tế những nơi làm chuyên nghiệp thì tách rời hẳn với nông nghiệp. Những người thợ chính, thợ cả thì hoàn toàn chuyên tâm vào làm nghề thủ công. Tuy nhiên có những nghề thủ công truyền thống không bị bó buộc nhất thiết phải ở trong một làng.

Ví dụ như làng nghề Bát Tràng, Làng Bần, Làng Bưởi, làng La Xuyên, Vạn Phúc,…là làng, tuy vẫn có trồng trọt, chăn nuôi nhiều nghề phụ, song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp, có ông trùm, phó cả,… có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó với một cơ cấu tổ chức

bài bản, và mặt hàng thủ công của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường, là một vùng rộng, đô thị, thủ đô hay cả nước ngoài: Làng Gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, làng lụa Vạn Phúc, làng Trích Sài,… Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ) dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đã đi vào ca dao, tục ngữ,… trở thành di sản văn hóa dân gian như:

Nhờ đức thiên tôn, dạy nết cửi canh Chân giày tay dệt đã nhanh

Văn chương có chữ rành rành bởi ai Việc cung chức tiên tài đủ vẻ

Dạy nữ công văn nghệ cho tường Quay tơ lụa chỉ nhiều đường

Dọc theo dậm mắt, dệt ngang có mành.

(Đoạn văn trên được trích từ bài hát trầu văn dùng để tế lễ bà Phạm Thị Ngọc Đô ở Thiên Niên trong hội làng Trích Sài.)

Nối nghiệp lớn ông cha

Đầu xuân mới ta ca Ca rằng Đức tổ Con nhà khốn khổ Chăm chỉ cày bừa Dựng nên cơ đồ Xây làng lập ấp Phong vận nay gặp Hội mở đầu năm Thượng hạ chiềng dân Sắm cày sắm cuốc Lão nông đi trước Trai tráng theo sau Ai nấy mau mau Ra mà mở hội.

(Đây là lời hát của tốp trai làng mặc áo tứ thân chít khăn thủ rìu, buộc dây lưng đỏ hoặc vàng lượn quanh cây nêu. Người đi đầu cầm cuốc, người đi sau vác cày và cuối cùng là mấy người khiêng thuyền. Họ hát đồng thanh lời ca trên trong lễ khai canh tưởng nhớ ông tổ khai canh – Triệu Cơ.)

Làng nghề cũng vì đó mà có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống nông nghiệp và nông thôn. Nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm tồn tại và được lưu giữ qua nhiều thế hệ, chẳng những làm bộ mặt kinh tế làng xã phồn vinh, sinh động, thu hút mọi đối tượng lao động nghề nghiệp mà còn gắn kết các gia đình, dòng họ xóm làng với nhau. Sự gắn kết này đã là nét đẹp truyền thống văn hóa thiêng liêng vừa bền vừng và thiết thực.

Hiện nay các làng nghề phân bổ rộng khắp cả nước nhưng không đồng đều. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2009, số lượng làng nghề miền Bắc phát triển hơn, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (2.200 làng nghề) tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó miền Trung có khoảng 200 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 400 làng nghề. Nguyên, vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong nước và hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự nhiên. Đa số các làng nghề ở Việt Nam dân làng đều thờ tổ nghề, nhất là ở các làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, có một số ít làng nghề do hoàn cảnh khách quan, lịch sử không ghi lại “tích của tổ nghề” nên dân làng không biết ai là tổ nghề để thờ cúng. Ở các làng nghề Việt Nam, dân làng có thể lập bàn thờ vị tổ nghề tại gia, nhưng phổ biến vẫn là lập miếu, đền, đình để thờ tổ nghề riêng của làng nghề mình. Đặc biệt, ở nhiều làng, có những vị tổ nghề còn được dân làng tôn làm Thành Hoàng làng, tức là vị thần linh cai quản làng, là thần hộ mệnh, phù hộ và che chở cũng như ban phúc cho dân làng. Tiến sĩ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cho biết: “Làng nghề và phạm trù thờ cúng tổ nghề có liên quan mật thiết với nhau. Bởi vì, từ làng nghề ra phố nghề và trở lại cội nguồn của mình đó là một dòng khép kín mà có thể nói đó là sự tích tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Việc thờ tổ nghề không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á như Nhật Bản,

Trung Quốc, Hàn Quốc,… Thờ tổ nghề ở Việt Nam có đặc trưng đặc biệt là thờ tổ nghề gắn với các lễ hội, gắn với những hoạt động giao lưu giữa các phường, hội và nghề khác nhau để cùng tồn tại và phát triển.”

STT Tên làng nghề Tỉnh Sản phẩm chính

1 Làng Vạn Phúc Hà Nội Lụa

2 Làng Đại Bái Bắc Ninh Đúc đồng

3 Làng Đào Viên Bắc Ninh Đúc đồng

4 Làng Bát Tràng Hà Nội Gốm

5 Làng Chu Đậu Hải Dương Gốm

6 Làng Vát Bắc Ninh Rèn sắt

7 Làng Đa Hội Bắc Ninh Kim khí

8 Làng Nga Hoàng Bắc Ninh Rèn sắt

9 Làng Bản Đỉnh Sơn Nghệ An Mây tre đan lát

10 Làng Định Công Hà Nội Vàng bạc, trang sức

11 Làng An Thái Hà Nội Lụa dệt lĩnh

12 Làng Bái Ân Hà Nội Lụa dệt lĩnh

13 Làng Trích Sài Hà Nội Lụa dệt lĩnh

14 Làng Hồ Khẩu Hà Nội Lụa dệt lĩnh

15 Làng Châu Khê Hải Dương Vàng bạc

16 Làng Vạn Phúc Hà Nội Dệt lụa

17 Làng Cót Hà Nội Vàng mã

18 Làng Ngũ Xã Hà Nội Đúc đồng

19 Làng dệt chiếu Hới Thái Bình Dệt chiếu

20 Làng Đồng Xâm Thái Bình Chạm bạc

21 Làng Bùng Hà Nội Dệt lượt

22 Làng Đồng Kỵ Bắc Ninh Gỗ mỹ nghệ

23 Làng Mai Động Bắc Ninh Gỗ mỹ nghệ

25 Làng Bần Hưng Yên Tương bần

26 Làng Tống Xá Nam Định Đúc đồng

27 Làng Vạn Điểm Nam Định Đúc đồng

28 Làng La Khê Hà Nội Dệt lụa

29 Làng Phú Đô Hà Nội Bún

30 Làng Vòng Hà Nội Cốm

31 Làng La Xuyên Nam Định Chạm khảm gỗ

32 Làng Nga Sơn Thanh Hóa Chiếu cói

33 Làng Phong Khê Bắc Ninh Giấy

Bảng 3.3: Danh sách một số làng nghề truyền thống tiêu biểu vùng châu thổ Bắc Bộ

Các làng nghề, phường nghề ra đời là quá trình phát triển tất yếu trong tiến trình lịch sử kinh tế – xã hội. Sự hình thành làng nghề này mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự bảo tồn và phát triển của thủ công nghiệp. Các làng nghề được hình thành sẽ thu hút các thợ giỏi lành nghề tìm đến tập trung trong một đơn vị hành chính. Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm thủ công cũng như sự thuận lợi cho việc giao lưu, luân chuyển hàng hoá ra bên ngoài. Các làng nghề có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm. Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đức Lưu đã nói: “Tổ nghề chính là những người mang vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Mỗi một nghề được phát kiến, truyền bá và phổ cập, xã hội tiến một bước tiến vững vàng tự chủ hơn theo chiều dài lịch sử”.

Ngày nay, từ việc nghiên cứu các di sản văn hóa cụ thể như đình, đền, miếu, di tích, di vật còn lại cho đến việc nghiên cứu sâu hơn các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, các phong tục tập quán, những lời nhắc nhở răn dạy đã đi vào đời sống dân tộc qua nhiều ngàn năm lịch sử, có thể thấy cách mà người Việt thể hiện lòng hiếu kính đối với tổ tiên vô cùng đặc biệt. Tổ nghề, không ai khác, chính là tổ tiên, cha ông, là cội nguồn của mỗi người dân trong nấc thang phát triển khoa học kỹ thuật mà dân tộc đã đi qua.

Theo tiến sĩ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, việc thờ cúng tổ nghề gắn với bảo tổn phát triển làng nghề, phố

nghề là định hướng đến giá trị đạo lý không chỉ uống nước nhớ nguồn mà ở cung bậc cao hơn thế là hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ, giá trị sống nhân văn hơn.

Mối quan hệ giữ làng nghề, phố nghề và tục thờ tổ nghề là quá trình lan tỏa các giá trị văn hóa nghệ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, hội họa, văn hóa ẩm thực vùng miền,…Mối quan hệ này là quá trình vừa lan tỏa vừa tích hợp không gian di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Việt tồn tại hàng ngàn năm, đã kết tụ trong dân, tạo thành một không gian Làng nghề – Phố nghề – Lễ hội hướng về nguồn cội yên bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)