Truyền thuyết về “Tổ sƣ bách nghệ” với tín ngƣỡng dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Truyền thuyết về “Tổ sƣ bách nghệ” với tín ngƣỡng dân gian

3.1.1. Khái niệm tín ngưỡng

Tín ngưỡng không phải là tôn giáo hoàn chỉnh mà nó chỉ là hình thức tôn giáo sơ khai. Tín ngưỡng được cho là xuất phát từ một niềm tin và sau quá trình trở thành thiêng hoá. Nó là sự đúc kết giữa các mối quan hệ của hiện thực khách quan với con người, kết quả này sau đó trở thành một bộ phận của văn hoá – một thành tố mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Tín ngưỡng văn hoá cũng được định nghĩa trong

Từ điển văn học của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1983: “Tín

ngưỡng là một sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm.”

Tìm hiểu tín ngưỡng xung quanh các nhân vật tổ nghề cũng là một tín hiệu để giải mã các kiểu truyện về họ. Việc thờ phụng các nhân vật tổ nghề trong tín ngưỡng thờ tổ nghề, tín ngưỡng thờ Thủy thần (thờ Nước), tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là biểu hiện của khuynh hướng tôn thờ các anh hùng dân

tộc – anh hùng văn hoá, tôn thờ những người có công mở mang, xây dựng với làng xóm, nhân dân. Đây cũng là một truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta.

3.1.2. Tín ngưỡng thờ tổ nghề

Từ cách nhìn phóng khoáng trên, đưa tới cả một sự chấp nhận về một nhân vật nào đó có thể trở thành biểu tượng, làm chỗ dựa tinh thần cho một cộng đồng, một địa phương nhất định. Người ta liên hệ đến một nhân vật nào đó trong thế giới huyền thoại, truyền thuyết, và thừa nhận đó là tổ của nghề mình, mặc dù không biết chắc là nhân vật truyền thuyết ấy có thực là có tài nghệ, sở trường, hay đã có công truyền bá cái tài nghệ, sở trường ấy không, nhân dân cũng có thể tưởng tượng ra để tạo ra niềm tôn kính nhất định. Từ cái ngưỡng (kính mộ, người trông lên) đi tới cái tín (niềm tin sâu sắc), để thành sự tín ngưỡng vững bền. Nhân dân muốn biết rõ nguồn gốc tổ nghề của mình là ai, sự mong mỏi tìm về cội nguồn và muốn tỏ lòng biết ơn đến họ.

Tín ngưỡng thờ Tổ nghề là sự thờ phụng các vị tổ nghề để tỏ lòng biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình và di dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “Tín ngưỡng thờ Tổ nghề” là tín ngưỡng của những sự kỉ niệm, cúng bái các tổ sư nghề nghiệp, không hề có chuyện cầu khẩn những điều gì xa lạ với nghề. Nhân dân tin rằng, nếu tỏ lòng biết ơn đến các vị tổ nghề thì họ sẽ ban sự phù hộ của thánh thần, sự phù hộ của các tổ sư nghề. Sự phấn khởi này khiến cho vị tổ tìm cách phù hộ cho con cháu làm ăn ngày một hanh thông hơn. Niềm tin này là có thực trong tất cả những người thợ thủ công ở nước ta. Trong thực tế sinh hoạt giao lưu, nghề càng phát đạt thì niềm tin này càng thêm sâu sắc. Và người ta càng nhớ đến Tổ hơn. Phải hội họp nhau trong ngày giỗ Tổ, phải có hoa quả cỗ bàn để kính dâng lên tổ, lập bàn thờ hay dựng đền thờ tổ là điều tất nhiên phải có. Hằng năm, có rất nhiều lễ hội được tổ chức kỉ niệm nhớ về các tổ nghề như lễ hội làng Bát Tràng, làng Vạn Phúc, làng Viêm Xá, làng Tản Hồng, làng Vạn Điểm, làng Vân Sa,…

3.1.3. Tín ngưỡng thờ Nước

Nước là một yếu tố tự nhiên quan trọng bậc nhất đối với loài người, đặc biệt đối với một nền nông nghiệp thì nước là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong

sự sống còn của vạn vật cây cối, vật nuôi,... Từ xa xưa, tục ngữ đã có câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống đã đặt nước là thứ thiết yếu hàng đầu của mùa

màng. Đối với loài người, nước trở thành biểu tượng thiêng liêng của sự sống, sự sinh sôi nảy nở đem đến mùa màng bội thu cùng sự no đủ và hạnh phúc. Tất cả cây, con nếu thiếu nước thì đều chết. Nhưng nước chỉ cần đủ, nếu nhiều hay ít quá cũng sinh ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, do sức người có hạn và thêm vào đó là sự nhận thức sơ khai của con người về thiên nhiên còn hạn hẹp nên đã dâng lên thành vị thần bảo hộ cho nhân dân. Có thể nói xuất phát từ vai trò của nước đối với đời sống của con người và thiên nhiên với nền văn minh lúa nước đã hình thành lên tín ngưỡng thờ nước.

Từ xa xưa, những câu chuyện về trận hồng thủy sinh ra do sự giận dữ của các vị thần linh đối với con người, minh chứng cho sức mạnh của nước và in sâu trong tâm thức người Việt đối về yếu tố nước. Tín ngưỡng thờ nước hầu hết có mặt trong tất cả các loại hình thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp đến tín ngưỡng cá nhân xung quanh vòng đời của con người. Trong nghi lễ hóa vàng cũ, lúc lửa còn đang cháy lớn, người ta đổ chút rượu vào vàng mã với mong muốn thẩm thấu xuống đất mang theo những lời cầu nguyện của con cháu. Ngay cả sau khi chết, lúc mang người khuất đi chôn thì cũng có bát nước trong đặt trên nắp quan tài. Trong quan niệm của nhà Phật, nước là đại diện có “cái tâm” của con người, cho nên ly nước thờ cúng phải là loại nước sạch, trong suốt, thể hiện cái tâm thanh tịnh, bất nhiễm không vương vấn bụi trần.

Không một lễ hội thờ tổ nghề nào ở Việt Nam thiếu chén nước trong để dâng cúng bất kể tính chất vùng miền, địa phương hay quốc gia với các dạng thức khác nhau. Để đảm bảo cho mùa màng bội thu, vạn vật mát lành nên trong các lễ hội đầu xuân người ta thường cầu mong một năm múa thuận gió hòa. Thể hiện ở các lễ hội có lễ rước nước, tắm tượng, nhảy múa điệu cầu mưa,.... ở lễ hội Bát Tràng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Tràng Sơn, lễ mộc dục – tắm rửa cho đức thánh ở lễ hội làng Diềm, lễ hội làng Yên Xá. Trong lễ hội, nước được dâng lên cúng tất cả các phần tế lễ là một nét tín ngưỡng chung của người Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ nước còn đi vào văn học dân gian Việt Nam khi nói về vai trò của trời trong việc ban mưa thuận gió hòa giúp dân chúng:

Nhờ trời mưa gió thuận hòa,

Nào cầy nào cấy, trẻ già đua nhau. Chim, gà, cá, lợn, cành cau,

Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê.

Còn khi hạn hán đồng khô, nút nẻ, người ta lại cầu trời xin mưa xuống để lấy nước uống, cầy cấy, làm lụng để có ăn:

Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm tôi thổi, Lấy chổi quyét nhà, Con gà nhặt thóc…

3.1.4. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ Nữ thần và thờ Thánh Mẫu là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử, xã hội sâu xa. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt hay Đạo Mẫu.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Minh San nói về bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu: “Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi…); thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an vật thịnh. Các vị nữ thần này được tôn vinh với các chức vị: Thánh

Mẫu (như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu…), Quốc Mẫu (như Quốc Mẫu Âu Cơ,…), Vương Mẫu (như người mẹ của Thánh Gióng được tôn là Vương Mẫu…). [Nhiều tác giả, Hỏi và

đáp về văn hóa Việt Nam; tr 108].

Trong cuốn Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt

Nam và Châu Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (2004) do Ngô Đức Thịnh làm

chủ biên có viết: “Nói cách khác đó là sự nhân thần hóa việc tôn thờ tự nhiên, một tín ngưỡng mà ở đó được giới tính hóa mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm bao ước mong giải thoát của mình khỏi những thành kiến ràng buộc của xã hội Nho Giáo” [tr.27]. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng, sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt.

Quốc Mẫu Âu Cơ (tổ nghề nông trang), Mẫu Liễu Hạnh (tổ nghề dệt), công chúa Quỳnh Hoa (tổ nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải), Nữ thần nghề Mộc (tổ nghề mộc),... có nguồn gốc là những Nữ thần tự nhiên hay trong quan niệm của dân gian họ hay chỉ là những người mẹ, những người phụ nữ, các nữ anh hùng trong lịch sử, những người phụ nữ có công lao đối với cộng đồng được nhân dân suy tôn họ thành các Nữ thần, Thánh Mẫu với niềm tôn kính và tin tưởng rằng các Nữ thần, Thánh Mẫu sẽ che chở cho họ thoát khỏi tai họa mang cho họ cuộc sống thịnh vượng no đủ. Trong truyện kể dân gian của các dân tộc Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã trở thành biểu tượng của đất nước, quê hương. Nguồn gốc, sự tích của họ đều được lưu giữ trong các truyện kể dân gian. Bởi vậy, nghiên cứu những giá trị hình tượng về Nữ thần và Thánh Mẫu để có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ về Đạo Mẫu Việt Nam trong tín ngưỡng thờ tổ nghề là điều quan trọng và cần thiết.

3.1.5. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng

Tục thờ Thành hoàng làng là việc làm nhằm tỏ lòng biết ơn của dân làng đối với những người có công đầu tiên lập ra làng hay mở ra một nghề làm ăn cho làng. Thành hoàng làng chính là vị thần che chở cho làng. Nguồn gốc các vị thành hoàng làng rất đa dạng. Đó có thể là nhiên thần, thiên thần hay nhân thần. Tất cả các nhân

chống giặc ngoại xâm hay đắp đê chống lụt, khơi sông đào hồ chống hạn, dạy nghề cho nhân dân một vùng. Như nhân dân thờ một người vừa là tổ nghề vừa là thành Hoàng làng: Bà Chúa Vót; công chúa Thiều Hoa; Lê Cốc; Triệu Cơ;… Những nhân vật này chủ yếu là những người đến vùng đất mới khai hoang lập làng và dạy nghề nghiệp cho nhân dân sinh sống. Vì công lao to lớn đó, họ được tôn làm thành Hoàng làng và tổ sư của nghề. Nhân dân đến với thần để cầu mong sự anh lành, thịnh vượng, giải thoát cho con người hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ. Niềm tin đó đã tiếp thêm sức mạnh cho con người, thêm ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Dù ở thời đại nào dưới bất kì tôn giáo nào, người Việt Nam vẫn quan niệm các vị thần luôn phù hộ cho nhân dân được hưởng một nền thái bình muôn thủa, an cư lạc nghiệp. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng chính là nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân đất Việt từ xa xưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 69 - 74)