Bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hoá của truyền thuyết về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 87 - 154)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.4. Bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hoá của truyền thuyết về

sƣ bách nghệ” trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ phục vụ phát triển du lịch

Khi nhìn nhận châu thổ Bắc Bộ dưới góc độ của ngành du lịch thì nên quan tâm đến những giá trị văn hóa đã đang và sẽ khai thác phục vụ cho hoạt động du

lịch ở các vùng này. Nói một cách khác, ngành du lịch cần xem xét những giá trị văn hóa của châu thổ Bắc Bộ là tài nguyên du lịch ở dạng hiện hữu hoặc tiềm năng. Theo nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Hoa trong bài viết Tín ngưỡng dân

gian vùng châu thổ Bắc Bộ dưới góc nhìn du lịch học trên trang “Di sản văn hóa” số

74 cho rằng: Khách đi du lịch ở các tỉnh thuộc châu thổ Bắc Bộ có nhiều mục đích khác nhau như ngắm cảnh đẹp, nghỉ dưỡng, mua sắm,… Tuy nhiên theo khảo sát nhu cầu của khách du lịch trên thực tế, có ba nhu cầu nổi bật nhất là du lịch để thỏa mãn nhu cầu tâm linh; đến với các tín ngưỡng dân gian, đến với các làng nghề truyền thống (tìm hiểu quy trình sản xuất, mua sắm đồ lưu liệm…), nhu cầu thưởng thức nét đặc sắc về ẩm thực của từng địa phương. Có thể nói, đó là những thế mạnh của du lịch của châu thổ Bắc Bộ và cũng là phương án lựa chọn tốt nhất của các nhà kinh doanh du lịch để khắc phục tính mùa vụ của loại hình du lịch biển.

Các di tích văn hóa thờ tổ sư bách nghệ, các làng nghề và truyền thuyết bách nghệ tổ sư là những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần quý giá, là những nguồn lực quan trọng để phục vụ phát triển du lịch. Nhiều đình, đền thờ tổ nghề, nhiều làng nghề gắn với truyền thuyết về tổ sư bách nghệ nơi đó đã trở thành những điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Ví dụ như: làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng chạm bạc Đồng Xâm,…

Muốn khai thác có hiệu quả các giá trị của di tích, thắng cảnh làng nghề cùng những giá trị tinh thần chứa đựng trong đó phục vụ phát triển du lịch bền vững, những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng như cư dân địa phương, khách du lịch cần chú ý làm tốt công tác bảo tồn các giá trị của di tích, thắng cảnh. Cần có những biện pháp thiết thực, hiệu quả trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của di tích văn hóa, làng nghề.

Trong công tác quản lý di tích ở cơ sở, nêu ra những bài học kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương đối với các công trình tu bổ tôn tạo di tích thực hiện theo phương thức xã hội hóa; tránh tùy tiện, coi nhẹ các quy định về quản lý khi tu bổ tôn tạo di tích bằng nguồn kinh phí cộng đồng đóng góp, có thể gây hậu quả nghiêm trọng là làm biến dạng các di tích gốc; vấn đề đảm bảo trật tự văn minh nơi lễ hội, quản lý nguồn thu công đức tại các di tích…Có thể nói

phần lớn nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích là do nhân dân và cộng đồng đóng góp. Nhưng cần tăng cường hơn nữa sự quản lý của các cơ quan chức năng để việc tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện bài bản, đúng quy trình và đúng quy định của Luật di sản văn hóa.

+ Cần có sự hiểu biết đầy đủ, chính xác về những giá trị của di tích văn hóa, thắng cảnh làng nghề: giá trị văn hóa, văn học, lịch sử, khoa học, tín ngưỡng, kiến trúc nghệ thuật, vẻ đẹp thẩm mỹ, cảnh quan…để quảng bá, để bảo tồn, hướng dẫn du lịch, phục vụ du lịch.

+ Xây dựng các sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch tại những điểm lưu giữ các giá trị di tích, làng nghề, quảng bá các giá trị của di tích, thắng cảnh gắn với Tổ sư bách nghệ: du lịch văn hóa – du lịch lễ hội – du lịch làng nghề – du lịch “về nguồn” – du lịch tâm linh (tín ngưỡng) – du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chấn hưng phát tiển nghề truyền thống trong đó có chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, tạo bước đột phá về diện tích, chất lượng hàng hóa nhằm đưa nước ta trở thành một nước hàng đầu về xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản và thủ công mĩ nghệ. Trong nhiều văn bản có nhắc đến phương châm: Kết hợp dân tộc với hiện đại, xây dựng cái mới không quên cái đã làm đực trước kia, kết hợp bí quyết gia truyền, cổ truyền với tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật tiên tiến.

Tiểu kết chƣơng 3

Đặc điểm văn hóa vùng một mặt tác động đến tín ngưỡng của người dân nơi đây. Một mặt tác động đến đặc điểm của truyền thuyết về tổ sư bách nghệ, từ đó chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa châu thổ Bắc Bộ.

1. Nhân dân đặt tên làng theo nghề và có truyền thuyết về nghệ nhân và làng nghề là một di chỉ văn hóa giúp các thế hệ đời sau biết quá trình phát triển nghề nghiệp của người Việt trong tiến trình lịch sử. Các nghề và làng nghề đều do những người có trình độ và chức sắc, có vị thế xã hội và tâm huyết với sự phát triển nghề góp phần cho sự phồn vinh của một vùng đất nói riêng và quốc gia nói chung. Dù là những mẩu chuyện ngắn nhưng truyền thuyết về vấn đề này đã khắc họa chân dung của những con người tài hoa và diện mạo kinh tế xã hội một vùng quê Việt dưới thời phong kiến.

2. Các lễ hội dân gian đã bị mai một. Ngày nay các lễ hội liên quan đến truyền thuyết tổ nghề không còn nhiều. Đặc biệt chỉ còn số lượng rất ít các lễ hội mang đậm bản sắc đặc trưng thể hiện thông qua các lễ tục – diễn xướng dân gian.

3. Hiện trạng của các di tích văn hóa ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến lưu truyền của truyền thuyết, lễ hội. Do vậy, chúng ta cần có những biện pháp hiệu quả nhằm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.

KẾT LUẬN

Truyền thống dân tộc, lẽ sống và đạo lí của dân tộc không chỉ có ở các kiểu truyện về nhân vật “Tổ sư bách nghệ” mà còn nhiều kiểu truyện tiêu biểu khác nữa trong kho tàng truyện kể dân gian. Và còn nhiều nhân vật tiêu biểu khác nữa trong văn hóa dân gian chưa được nghiên cứu khảo sát hoặc khảo sát chưa đầy đủ toàn diện. Sự nghiên cứu này của chúng tôi theo một hướng đó nhằm tiếp tục bảo lưu và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua nghiên cứu ở ba chương của luận văn, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận:

1. Truyền thuyết về các vị tổ sư bách nghệ là một bộ phận của kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam, góp phần định hình và định tính thể loại trong dòng chảy văn hóa dân gian Việt Nam. Truyền thuyết dân gian về các vị tổ nghề là tiếng nói ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của người dân lao động Việt Nam.

2. Tổ nghề là những người thông minh, học rộng, tài cao, nhạy bén với thời thế. Cho nên, dù là hoàn cảnh khó khăn họ cũng vượt qua được. Tổ nghề thường là người có công lớn với một vùng nào đó hoặc với đất nước. Họ vừa là tổ nghề vừa là những vị quan giữ chức vụ khác nhau. Có người còn lập công lao lớn trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên được người dân khắp nơi tôn kính. Vì vậy, vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề là việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ sau, qua đó giúp con cháu hiểu về công lao của các ngài đồng thời lấy đó làm tấm gương sáng để noi theo.

3. Thể loại truyền thuyết về các nhân vật tổ nghề giúp người dân Việt Nam có cái nhìn đầy tự hào về sự phát triển văn hóa – kinh tế vùng miền. Tất cả những biểu hiện đặc sắc của truyền thuyết về tổ nghề trên đều phát sinh, phát triển dưới ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng.

4. Tiếp cận hình tượng các vị tổ nghề vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ dưới góc nhìn nhân vật, kết cấu và các motif trong truyền thuyết dân gian giúp chúng ta khám phá được mối dây liên hệ trong những tác phẩm có cùng chủ đề

dựng nên hình tượng các vị tổ nghề đã xác định bản chất của hình tượng nhân vật mang đầy đủ những giá trị biểu tượng, giá trị văn hóa và giá trị thẩm mĩ sâu sắc.

5. Không gian di tích thờ cúng và môi trường lễ hội là môi trường diễn xướng đặc biệt của truyền thuyết. Đặc biệt các lễ hội có trò diễn liên quan đến truyền thuyết. Truyền thuyết dân gian về tổ nghề với di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau; thâm nhập, hòa quyện vào nhau, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia; là di sản văn hóa, là sản phẩm vật chất hay hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Việc nghiên cứu truyền thuyết về tổ nghề trong không gian văn hóa vùng góp phần vào việc quản lý, bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa thờ tổ nghề trong quá trình phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra, Tạp chí Văn học, (số 7), tr. 34 – 37.

2. Trần Thị An (2000, 2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học dân gian,

Viện Văn học.

3. Trần Thị An – Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyền thuyết Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc

gia Hà Nội.

5. Nguyễn Huy Bỉnh (2011), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, luận án tiến sĩ văn học, Hà Nội.

6. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam, những suy nghĩ, NXB

Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Cần – Anh Vũ (2015), Truyền thuyết vương triều Lý, NXB Khoa học Xã hội.

9. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, II, III, IV, V in lần thứ năm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Chu Xuân Diên ( 2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam,

NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

11. Chu Xuân Diên, Từ điển văn học tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc theo type và motif, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15.La Mai Thị Gia (2005), Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng dụng, NXB Văn hóa văn nghệ, Hà Nội.

16. Ninh Viết Giao (2012), Văn hóa dân gian xứ nghệ, tập 2: Truyện kể dân gian

xứ Nghệ, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Bích Hà (1956), Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt Nam,

Tạp chí Văn học (2), tr 59 – 63.

18. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

19. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông

tin, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Bích Hà (2015), Truyền thuyết Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục, Hà Nội

22. Kiều Thu Hoạch (1971), Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Kiều Thu Hoạch (Chủ biên 2010), Tổng tập văn học dân gian người Việt,

Tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. Kiều Thu Hoạch (Chủ biên 2010), Tổng tập văn học dân gian người Việt,

Tập 5, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt – góc nhìn thể loại,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam

(Thần thoại – Truyền thuyết), tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Hồ Quốc Hùng (2003), Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại, NXB trẻ, Hội nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa

Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Đinh Gia Khánh (Chủ biên – 2010), Văn học dân gian Việt Nam, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30.Đinh Gia Khánh – Nguyễn Ngọc San dịch, chú thích, giới thiệu (1960), Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn học, Hà Nội.

31.Nguyễn Thị Thanh Lưu (2012), Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết trong

không gian văn hóa xứ Nghệ, luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Hà Nội.

32. Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên – 2013), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.

33. Bùi Văn Nguyên (1993), Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, NXB Mũi Cà Mau, Cà Mau.

34. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân

vật “Tứ bất tử” trong truyện kể dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Khảo sát và so sánh một số type truyện và motif truyện

kể dân gian Việt Nam – Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

36. Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

37. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp Văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. 38. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian – khảo sát và nghiên cứu, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39. Tô Ngọc Thanh (1992), Vai trò niềm tin trong đời sống văn hóa dân gian cổ truyền, Tạp chí Văn học, (số 5), tr.14 – 16.

40.Ngô Đức Thịnh (2012), Đạo Mẫu Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

41. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong

các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

43. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội.

44. Ngô Đức Thịnh (1990), Nghiên cứu vùng văn hóa – khuynh hướng và các vấn

45. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt

Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

47. Ngô Đức Thịnh (2004), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 48. Ngô Đức Thịnh – Frank Proschan (2005), Folklore thế giới – Một số công

trình nghiên cứu cơ bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

49. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 50. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. 51. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm của thi pháp Văn học dân gian, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

52. Vũ Anh Tuấn (1995), Giảng văn Văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. 53. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu

Văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 87 - 154)