Các nhân vật Nữ thần là tổ sư bách nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện nhân vật

2.1.3. Các nhân vật Nữ thần là tổ sư bách nghệ

Cũng theo Bảng 1.1 thống kê có đến 32/84 truyện truyền thuyết về các nhân vật tổ nghề là nữ thần chiếm 38% tổng số. Truyền thuyết về Nữ thần là tổ nghề gồm những người có công khai hoang, làm giàu cho dân, những tấm gương về tinh thần ngoan cường như công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa; Bà chúa Vót; Bà chúa Tằm: Quỳnh Hoa công chúa; Nữ thần nghề Mộc; Bà chúa Thiên Niên; Tiên Dung Mị Nương; Bà chúa dệt – Nguyễn Thị La; Phạm Thị Ngọc Đô; bà Quế Hoa, bà Chúa Mía – Nguyễn Thị Ngọc Liệu, bà chúa Mía – công chúa Mị Ê,... Họ thường mang dung mạo xinh đẹp, mĩ miều. Một đặc điểm làm nên bản chất, cốt cách, sự quyến rũ của các vị Nữ thần Việt Nam trong truyền thuyết dân gian là vẻ đẹp của hình thức lẫn tâm hồn, vẻ đẹp của thể chất lẫn trí tuệ. Nhiều nhân vật Nữ thần xuất hiện với dung nhan đẹp đẽ, đảm đang khéo léo, tài năng phi thường hay phẩm cách tôn quý. Vẻ đẹp toàn diện của các vị Nữ thần được tác giả dân gian miêu tả với nhiều mỹ từ như: Nữ thần Lúa “xinh đẹp”; nàng Âu Cơ “có dung mạo đẹp đẽ kì lạ”; Quế Hoa “vừa có tài, vừa có sắc”; Đào Hoa là một cô gái “hát hay múa giỏi”; “Những lời ca điệu múa do Quế Hoa nghĩ ra bao giờ cũng khiến người xem rất xúc động.”;...

Tiên Dung giúp chồng gây dựng sự nghiệp, mở ra một vùng khai hoang, buôn bán phát triển. Đào Hoa không chỉ giỏi ca múa mà còn mưu trí giúp dân làng Đào Đặng giết giặc Minh xâm lược. Bằng cách lợi dụng sự tin yêu của chúng mà đêm đêm nàng nhẹ nhàng buộc miệng bao – túi ngủ của giặc vào và cùng các trai tráng khiêng vứt xuống sông. Một người con gái trẻ vô cùng dũng cảm, mang lòng yêu nước căm thù giặc và cũng rất mưu trí mới có thể xử lí việc để không bị phát hiện. Tướng giặc không hiểu sao quân số ngày một hao hụt nên đã rút quân đi. Nhớ ơn nàng, người dân lập đền thờ và được vua Lê Thái Tổ sắc phong làm phúc thần. Nàng La không chỉ giỏi thêu dệt và còn giúp chồng cai quản một phường dệt ven Hồ Tây. Nàng còn là người vợ tào khang, thủy chung son sắc. Khi biết chồng mình gặp nạn trên đường làm việc lớn, nàng đã uống thuốc độc quẫn tiết theo chồng. Hay nữ tướng họ Bùi vừa mới se duyên với chàng trai họ Đoàn, đã phải xa nhau trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Không may chàng hi sinh, nữ tướng đau buồn, khóc chết gục ở lưng ngựa khi đang trên đường đến mộ người yêu. Phản ánh khát vọng tình yêu và hạnh phúc gia đình, khát vọng giải phóng, ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần quật cường dân tộc, ý thức tự do và lòng nhân đạo của người phụ nữ. Nội dung tư tưởng thẩm mỹ mang đặc trưng của truyền thuyết dân gian về Nữ thần Việt Nam nói lên khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, làm nổi bật vai trò tích cực của những người phụ nữ, và thường đề cập đến ước mơ về hôn nhân tự do.

Tương truyền rằng, từ thời vua Hùng có một nàng công chúa xinh đẹp tên là Hoàng Phủ Thiếu Hoa. Nàng con vua nhưng lại không thích sống trong nhung lụa mà ưa cuộc sống nông trang nên đã về cư trú ở một làng ven triền sông Hồng, gần núi Tản. Công chúa ngày càng cao tuổi nhưng không muốn lấy chồng chỉ chuyên tâm vào nghề canh cửi. Mặc dù bị vua cha gả ép cho một quan phụ đạo nhưng nàng không ưng thuận nên đã bỏ trốn sang Cổ Sắt. Công chúa là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập không muốn phụ thuộc vào ai. Nàng muốn làm những điều mình thích thì sẽ thực hiện cho bằng được mà không màng đến khuôn phép con vua hay sự ràng buộc người phụ nữ phải lập gia đình. Khi đến đây công chúa thấy đất đai màu

làng trong khu vực Sơn Tây. Vì vậy mà làng Cổ Đô và Vân Sa còn tương truyền lại câu ca:

Lụa này lụa Cổ Đô,

Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng.

Truyền thuyết về tổ nghề phản ánh lòng kính ngưỡng và sự tôn vinh của nhân dân, của quốc gia, dân tộc đối với các vị Nữ thần. Truyền thuyết dân gian về Nữ thần Việt Nam phản ánh các vị Nữ thần – Thánh Mẫu… do công tích to lớn, do phẩm hạnh cao quý, có vị trí vai trò lớn lao đối với sự hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc nên được nhân dân tôn vinh, xây đền thờ ở nhiều nơi có sự linh ứng của các Nữ thần, được các triều đại sắc phong và thường được lưu lại trong đời sống tâm linh của dân tộc.

Có thể thấy rằng tổ nghề của các nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo, điêu luyện như nghề dệt lụa, dệt vải, đan lát chủ yếu là người nữ. Trong cuốn Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 1, truyện “Đồ đan” [543] có đoạn viết: Đây là công việc của đàn bà, công việc của đàn ông không phải là đan chiếu,

bảo cho vợ biết thế. Đàn bà là người chăm chỉ nhất nhà, buổi sáng thức dậy sớm nhất trong khi chồng còn ngủ. Người đàn bà hãy dùng mấy ngón tay mà đan chiếu, con dao mới là dụng cụ của đàn ông.

2.2. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 44 - 46)