Những lí luận cơ sở về type truyện và motif truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện motif

2.3.1. Những lí luận cơ sở về type truyện và motif truyện

Năm 1910, cuốn sách mang tên Verzeichnis der Marchen typen của nhà nghiên cứu folklore học Phần Lan Antti Aarne có đề cập đến khái niệm type truyện khi so sánh truyện kể dân gian các dân tộc. Nhưng phải đến năm 1977, cuốn sách

The Folktale của nhà nghiên cứu người Mỹ Stith Thompson mới giới thiệu đầy đủ

và cụ thể về định nghĩa hai khái niệm type và motif [159]: “Type là những cốt truyện có thể tồn tại độc lập trong kho tàng truyện kể truyền miệng, có thể coi nó như một truyện hoàn chỉnh, ý nghĩa của nó không giống với bất kì một truyện nào khác. Tất nhiên, nó cũng có thể kết hợp với một truyện khác một cách ngẫu nhiên, nhưng xuất hiện một cách riêng rẽ thì cũng đã có thể chứng minh tính độc lập của nó. Nó có thể gồm một hoặc nhiều motif. Phần lớn truyện động vật, truyện cười và giai thoại là những type truyện chỉ gồm một motif. Truyện thần kì Lọ Lem hoặc nàng công chúa Bạch Tuyết thì là type gồm nhiều motif.” Trong cuốn sách này, Stith Thompson đã phân biệt được rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm type và motif. Motif là thành phần nhỏ nhất có thể tồn tại liên tiếp trong truyền thống và hàng loạt motif kết hợp theo thứ tự tương đối cố định sẽ tạo thành type. Trong phần IV của cuốn sách này, ông cũng đã viết những nghiên cứu của mình về cách sắp xếp

hệ thống truyện cổ dân gian. Ông đưa ra các cơ sở lí luận của việc xác định khái niệm type và motif, cách khảo sát, phân loại type và motif, nội dung của thư mục type và motif văn học dân gian [413 – 427].

Antti Aarne tác giả cuốn sách The Types of the Folktale năm 1928 là người có công đầu trong việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu của trường phái của Phần Lan cũng như phương pháp lích sử – địa lí đưa ra cách phân loại truyện kể dân gian. Tiếp nối tư tưởng đến năm 1958, Stith Thompson cho xuất bản cuốn Motif in

dex of Folk Literature đã tiến hành bổ sung, nâng cấp đầy đủ hơn về phương án nghiên cứu kết hợp với công trình nghiên cứu của Antti Aarne trở thành Hệ thống Antti Aarne – Stith Thompson hay còn gọi tắt là Hệ thốn A – T, cách phân loại type và motif A – T.

Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc đã diễn giải khái niệm type và motif trong bài báo khoa học Về bảng mục lục tra cứu type và motif của truyện kể dân

gian năm 1985 và đến năm 2001 ông cho xuất bản cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif đã làm rõ khái niệm vấn đề ấy. Thông qua cách diễn đạt của

Nguyễn Tấn Đắc ta có thể hiểu đại ý như sau: “Type là những cốt truyện kể có thể tồn tại đọc lập trong kho truyện truyền miệng. Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào được kể như một cốt kể độc lập đều được xem là một type [11]. Trường hợp truyện chỉ có một motif thì type và motif đồng nhất [26].” Ông cũng đưa ra định nghĩa về type và motif theo cách hiểu riêng của mình là: “Type chỉ một tập hợp nhũng truyện có cùng một cốt kể thuộc cùng một kiểu truyện, hay một truyện đơn vị. Motif chỉ một thành tố nhỏ của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt là yếu tố đặc trưng của truyện [136]. Đồng thời, ông đưa ra điểm khác biệt giữa motif và type: “Bản thân motif cũng có thể đã là một mẩu kể chuyện ngắn và đơn giản, một sự việc đủ gây ấn tượng hoặc làm vui thích cho ngườ nghe (…) phải có cái gì đó cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác với cái chung chung [27–28].”

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa riêng theo cách hiểu của mình nhưng nhìn chung đa số vẫn đồng ý theo khái niệm của Nguyễn Tấn Đắc

truyện dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu type và motif truyện cổ dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson là: “Type là những cốt kể có thể tồn tại độc

lập trong kho tàng truyền miệng… Motif là những yếu tố nhỏ nhất tạo nên một cốt truyện… có khả năng lưu truyền một cách bền vững. Để có được khả năng này, motif phải là một cái gì đó khác thường và gây ấn tượng”.[11]. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hà có viết: “Khái niệm kiểu truyện hay type truyện và dạng truyện mà các tác giả dùng đều chỉ chung những truyện có những yếu tố tương tự nhau trong hạt nhân cốt truyện”. “Tất cả những truyện có những motif tương tự nhau như vậy làm thành một kiểu truyện, khác với những kiểu truyện khác bởi hệ thống motif riêng, bởi quan điểm nghệ thuật riêng, bởi ý nghĩa phản ảnh riêng. Kiểu truyện là một tập hợp những truyện kể có những motif cùng loại hình.”[11] Như vậy bà Nguyễn Thị Bích Hà cho rằng type chính là kiểu truyện và kiểu truyện khác nhau khi có các motif khác nhau tập hợp với nhau.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa motif với cốt truyện và với nhân vật, chúng tôi nhận thấy Motif vừa là một bộ phận quan trọng của cốt truyện – mang tính nội dung, nhưng lại là yếu tố tạo liên kết và được liên kết với nhau nên mang cả tính hình thức; Motif có thể được hình thành dần từ những tình tiết có tính khác thường gây ấn tượng mạnh; Motif có cả hình hài và ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt biểu tượng ấy phải khác thường, phải kỳ lạ đến mức phải kể lại, phải lặp đi lặp lại nhiều lần mà mỗi lần kể lại thì lại tạo nên một hứng thú mỹ cảm. Motif ẩn chứa nhiều ý nghĩa, giá trị, biểu tượng văn hóa của mỗi dân tộc. Motif chính là yếu tố quan trọng xây dựng nên nhân vật trong truyện kể dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 54 - 56)