Các dạng motif tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 56 - 69)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện motif

2.3.2. Các dạng motif tiêu biểu

Truyện kể dân gian là những sáng tác truyền miệng của nhân dân được lưu truyền trong dân gian. “Truyện kể dân gian được xác định dựa trên ba đặc trưng: lấy kể làm hình thức diễn xướng, lấy lời nói văn xuôi làm hình thức ngôn ngữ, lấy truyện làm đối tượng nghệ thuật” [36, tr.41]. Hiện nay việc đọc truyện kể dân gian bằng type và motif đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tác giả Nguyễn Tấn Đắc đưa ra khái niệm về type và motif như sau: “Type chỉ một tập hợp những truyện có

cùng một cốt kể thuộc cùng một kiểu truyện hay một truyện đơn vị”, “Motif chỉ một thành tố nhỏ của truyện thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt là yếu tố đặc trưng của truyện kể dân gian” [9, tr.136].

Về tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu motif, tác giả La Mai Thị Gia cũng nhấn mạnh: “Motif là một trong những thuật ngữ văn học dân gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các công trình nghiên cứu về thể loại tự sự dân gian. Những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu truyện kể dân gian theo hướng phân tích kết cấu và nội dung của motif cũng như mối quan hệ giữa motif và cốt truyện ngày càng gia tăng mạnh mẽ - đây thực ra là một công việc liên tục của truyền thống nghiên cứu văn học dân gian bao giờ cũng liên quan mật thiết đến đề tài. Người ta phân tích motif để tìm kiếm tầng nghĩa sâu xa được giấu kín trong đó, những biểu tưởng văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia. Phân tích motif để tìm ra sự liên kết giữa các văn bản truyện kể dân gian trên toàn thế giới.” [15, 10]. Khi xác lập một type truyện dân gian, ta sẽ căn cứ vào type truyện cùng một đề tài, xuất phát từ một motif. Trong các truyện về tổ sư bách nghệ thuộc type truyện về người có công khai sáng ta có thể chia thành các motif như sau:

2.3.2.1 Motif sự thụ thai và sinh nở thần kì

Dạng motif sinh nở thần kì có 12/ 84 truyện chiếm 14%. Trong các kiểu trình diện của motif sinh nở thần kì, sự xuất hiện kì lạ. Chúng ta bắt gặp nhiều kịch bản: Gia đình ăn ở phúc đức có tuổi rồi mà vẫn chưa có mụ con nào, được trời thương báo mộng hay đi cầu cúng khắp nơi mà được con, bà mẹ nằm mộng có thai, bà mẹ tiếp xúc với dị vật mà có thai, sự linh ứng của thần linh hoặc thời gian mang thai lâu hơn bình thường. Sự phong phú của motif sinh nở thần kì cho chúng ta thấy rõ ràng tác giả dân gian có sự chọn lọc và sáng tạo để sự xuất hiện đó phù hợp với đối tượng được kể.

Thời thuộc Hán, có vợ chồng ông Nguyễn Tuấn thuộc nhà trâm anh thế phiệt. Một hôm bà vợ nằm mơ thấy rồng đen quấn quanh mình, từ đó bà mang thai, sau 12 tháng mới sinh ra một thục nữ. Khi nhớ lại giấc mơ, bà đặt tên là Ả Rồng. Vào khoảng đời Trần, có hai vợ chồng ông Nguyễn Hiền ăn ở hiền lành nhưng mãi

không có con đã nhiều lần đi cầu cúng nhiều nơi. Trong một đêm bà vợ mơ thấy ánh trăng dọi qua cửa sổ, sau đó bà liền mang thai sinh ra bé gái. Ông bà đặt tên cho con là Nguyệt Ánh, nàng càng lớn càng xinh đẹp, lại giỏi cả chữ nghĩa, bút nghiên (Bà chúa Muối). Truyện Mẹ Âu Cơ, tổ nghề nông tang và chế biến thực phẩm, Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ ở phương Nam thì thấy nàng xinh đẹp đã biến thành một chàng trai khoẻ đẹp, phong độ đến trước cửa nhà hát tỏ tình Âu Cơ đồng ý. Sau đó, Long Quân đưa nàng về Long Trang, được một năm thì nàng sinh ra bọc trứng, nở ra một trăm người con. Rồi một người thuộc dòng dõi rồng, một người thuộc giống tiên nên họ đã chia tay nhau. Năm mươi người con theo cha, năm mươi người con theo mẹ giúp mở mang, khai hoang đất đai. Trong truyện Bà Choá tổ nghề trông dâu nuôi tằm: Một hôm, trời nắng to bà Choá đi xuống sông kiếm nước uống.

Thật kì lạ bà đi đến đâu thì nước rút đến đó để lộ ra dấu chân to. Bà liền cho chân mình vào ướm không ngờ bị nước cuốn xuống cung Thuỷ Tề. Sau đó, bà kết hôn với con vua và mang thai. Tuy nhiên, vì quá thương nhớ quê nhà nên bà lại lên bờ trở về túp lều sinh ra hai quả trứng. Chín tháng mười ngày sau, hai quả trứng nở ra hai con rắn. Từ đó, hai con giúp bà làm ra những sản phẩm lụa rất đẹp. Đối với truyền thuyết về thánh Tản Viên (hay còn gọi là Sơn Tinh) có rất nhiều dị bản. Nguồn gốc ra đời của thần cũng theo đó mà khác nhau. Có bản cho rằng Sơn Tinh là con trai của ông Nguyễn Cao Hanh và bà Định Thị Điên (Đen). Ông bà là người hiền lành, tu tâm tích đức nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Một hôm đi vào rừng kiếm củi bà nhìn thấy tảng đá to bỗng nhiễn phát sáng, từ trên trời bỗng xuất hiện một con rồng vàng phun chân nhả ngọc sa xuống toả hương thơm ngát. Một lát sau rồng bay lên trời, nước trong như lọc, gió động mát lạnh. Bà liền xuống tắm thấy khoan khoái lạ thường và từ đấy bà thụ thai. Bà mang thai tận 14 tháng mà vẫn chưa sinh. Ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Hợi, bà đi tới chỗ tảng đá năm trước, trở dạ sinh được bé trai khôi ngô và được đặt tên là Tuấn. Lúc ấy bầu trời có mây năm sắc che phủ, hào quang chói lọi (Thánh Tản Viên – vị thần bách nghệ).

Trong kịch bản motif này, ngoài sự kì lạ để thu hút người đọc, tác giả dân gian còn muốn răn dạy con cháu về triết lí: “Ở hiền gặp lành”. Dân gian không

chỉ lý giải sự tồn tại của những người anh hùng bằng motif ly kì mà còn coi họ là sự hiện thân của triết lý nhân sinh dân gian. Tác giả dân gia không chỉ muốn nhấn mạnh tính chất phi thường xuất chúng của người anh hùng mà còn là thái độ thành kính tôn vinh mà hậu thế dành cho các nhân vật có công với dân, với nước.

2.3.2.2. Motif công trạng của người anh hùng lao động và sáng tạo văn hóa

Tất cả những truyền thuyết mà chúng tôi liệt kê trên Bảng 2, phần Phụ lục có tổng 84 truyện đều thuộc motif người anh hùng lao động và sáng tạo văn hóa vì họ đều là người anh hùng khai phá, các tổ sư bách nghệ – người tạo ra nghề và truyền dạy nghề. Họ phát minh ra nghề, sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần cho cộng đồng. Đó chính là những nét đặc thù của nhân vật truyền thuyết, sức mạnh họ mang trong mình là sức mạnh tập thể, chiến công mà họ đạt được là sự phản ánh đỉnh điểm của những quá trình lịch sử.

Sơn Tinh là một nhân vật tổ sư bách nghệ, với khả năng của mình ông có thể dạy dân rất nhiều nghề để sinh sống. Khi dân làng dần mở rộng địa bàn sống tiến gần ra phía biển, chuyển xuống các vùng thấp làm ăn, trồng trọt. Một bộ tướng của Hùng Duệ Vương là Sơn Tinh đi chơi qua vùng sông Tích (nay là xã Liệp Tuyết, huyện Ba Vì, Hà Nội) thấy ruộng đất màu mỡ đã gọi dân làng đến dạy cách chọn hạt lúa to làm giống đem đi gieo để cấy lúa, khi được mùa thánh lại dạy dân điệu múa ăn mừng (trong truyện Hội hát huầy dô). Rồi truyện Sơn Tinh dạy dân săn bắn,

Sơn Tinh dạy dân đánh cá, ngài cũng dạy dân cách đan lưới và săn bắn, bắt cá bằng

lưới vừa hiệu quả lại tiết kiệm được sức lực. Có ông Hồ Nguyên Thơ từ Thanh Hóa ra Hà Nội lập nghiệp mang theo nghề làm bún ở Phú Đô (Truyền thuyết về nghề bún

Phú Đô). Sau phát triển lớn mạnh thành nghề bún nổi tiếng khắp Hà Nội. Công

trạng của nghệ nhân gắn liền với việc sáng tạo và truyền nghề. Các vị quan của các triều đại phong kiến, đặc biệt là thời nhà Lê và Lý đã có ý thức qua việc bang giao với chính quyền phong kiến Trung Hoa để học hỏi tri thức, trong đó quan trọng nhất là học nghề từ đó thực nghiệm đạt kết quả rồi truyền nghề cho dân chúng. Các công chúa, vợ vua chúa quan lại thì sáng tạo các nghề, bỏ tiền của công sức lập làng nghề, dạy dân chúng làm ăn. Nhân dân các làng nghề tôn vinh bằng việc lập đền

thành thần Hoàng làng thôn Nghi Tàm là nơi bà mất, ngoài ra có đến gần 60 nơi thờ bà. Bà Phạm Thị Ngọc Đô, làm phi của Vua, dân chúng lập đền thờ, gọi là Bà chúa

dệt lĩnh, làng Trích Sài dựng chùa trên trang trại và gọi là Bà chúa Thiên Niên. Ông

Phạm Đôn Lễ được nhân dân gọi ông là Trạng chiếu, lập đền thờ. Ông có công làm sống dậy và phát triển nghề làm chiếu làng Hới.

2.3.2.3 Motif kết duyên kì ngộ

Dạng motif kết hôn kì ngộ có 10/ 84 truyện. Trong truyện Nhất Dạ Trạch,

cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung là cuộc hội ngộ của hai con người có hoàn cảnh vô cùng trái ngược nhau. Một chàng trai nghèo, xấu xí nhưng thông minh, thật thà dũng cảm may mắn cưới được công chúa con vua vừa xinh đẹp, cao sang lại có tấm lòng nhân hậu. Cuộc kết duyên này như sự kết hợp hài hoà giữa bản tính tự nhiên của con người với những giá trị đạo lí giàu chất nhân bản. Cuộc gặp gỡ đầy kì lạ của hai người ở bãi cát ven sông. Ông trời đã cho chàng gặp Tiên Dung trong một hoàn cảnh thật ấn tượng: không ngờ chỗ mà bọn thị tì quây màn cho công chúa tắm lại chính là chỗ Đồng Tử vùi mình dưới đó. Anh nằm dưới đất chả biết gì hết, chỉ nghe tiếng chân người giẫm thình thịch và tiếng nước xối ào ào vào người làm thân hình của chàng lộ ra cùng với công chúa. Hai người đều không một mảnh vài che thân. Lúc đầu, cả hai đều hoảng sợ nhưng rồi công chúa cũng quyết định lấy chàng vì nghĩ có lẽ đây là ý trời se duyên cùng Đồng Tử. Nó cũng như một phần thưởng xứng đáng cho cho chàng trai lương thiện, chí hiếu sẵn sàng dùng chiếc khố độc nhất của mình để liệm cho cha. Công chúa Tiên Dung đã tự mình quyết định hôn nhân dù biết là vua cha sẽ phản đối và cho dù cuộc hôn nhân không “môn đăng hộ đối”. Tiên Dung cùng chồng ra ở riêng, xây dựng cuộc đời mới, tạo dựng cơ nghiệp vững vàng: mở chợ, lập phố xá, khai phá đất mới, mở mang nghề nghiệp (trồng lúa, dệt vải, buôn bán), phát triển ngoại thương (buôn bán với thuyền buôn nước ngoài, vượt biển buôn bán với hải ngoại). Họ đem lại ấm no cho dân và sự trù phú cho cả một vùng. Tình yêu và hôn nhân của hai người thấm đượm tinh thần nhân văn, dân chủ và bình đẳng, thể hiện ước vọng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ đầy tính nhân đạo, thể hiện khát vọng sống tự do lạc

quan và luôn hướng về một tương lai tốt đẹp. Còn Nhữ Nương trong truyện Vua bà

Nhữ Nương tổ nghề hát quan họ: nổi tiếng khắp vùng bởi tiếng hát làm say đắm

lòng người. Người già nghe mà trẻ lại, người trẻ nghe tự nhiên muốn gõ nhịp và mấp máy miệng hát theo. Hoàng tử con vua Thủy Tề vì quá mê tiếng hát của nàng đã biến thành một chàng trai tuấn tú đến hát đối đáp cùng nàng 3 ngày, 3 đêm. Đến tối thứ 3, chàng đã thú nhận thời hạn đã hết nhưng không thể hát điệu giã bạn với nàng. Chàng đã xin cầu hôn nàng bằng sự thật thà và tha thiết nên nàng đã đồng ý. Vậy là đám cưới được diễn ra ở Viêm Xá (Bắc Hà), người trên bờ, kẻ dưới nước tổ chức lễ cưới linh đình và họ sống hạnh phúc bên nhau. Nàng Nguyễn Thị La càng lớn càng xinh đẹp lại có tài dệt vải vừa nhanh vừa đẹp, ai cũng nể phục. Trong số người đến học việc làm công cho nhà ông Diệu (bố của nàng La) có một chàng thanh niên tên Trần Thưởng, cha mẹ mất sớm không được tiếp tục học tập. Chàng hay thi tài dệt vải cùng nàng La. Hai người bén duyên nhau từ đây và đi đến kết hôn. Sau khi cơ sở vững vàng Trần Thưởng nghe theo nàng La tiếp tục con đường học vấn, thi cử. Anh thi đỗ được bổ nhiệm làm quan, coi sóc việc hộ. Hai vợ chồng cùng nhau gây dựng phường thủ công ở ven hồ Tây gọi là Dâm Đàm vừa sản xuất vừa dạy dân làm nghề. Nhưng rồi Trần Thưởng không may mất khi trên đường hội quân đánh giặc cùng cháu của mình nên nàng La đau khổ uống thuốc độc tự vẫn cùng chàng. Tình yêu sâu đậm của hai người được nhân dân nhớ đến mà họ thờ phụng hương khói quanh năm. Bà chúa Muối có cuộc gặp gỡ bất ngờ với nhà vua Trần Anh Tông khi đang chèo thuyền đi bán muối. Nhà vua thấy nàng xinh đẹo đặc biết là đôi bàn tay, kì lạ khi luôn có đám mây đi theo che trên đầu. Nhà vua đưa nàng về kinh đô và lập thành cung phi.

Moitf kết duyên kì ngộ trong truyền thuyết mang tính tư tưởng cao, sâu sắc và mơ ước về tình yêu và hạnh phúc chân chính của các tác giả nhân gian. Những cuộc hôn nhân tự do, ý thức tự do của các vị tổ nghề đặc biệt là những người phụ nữ trong truyền thuyết dân gian đã làm nên giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân đạo của truyện, mang tính tư tưởng cao, thể hiện ước mơ và nguyện vọng của tác giả dân gian về tình yêu và hạnh phúc chân chính.

2.3.2.4. Motif phép thuật linh thiêng, quyền năng

Dạng motif phép thuật linh thiêng, quyền năng có 7/ 84 truyện. Motif phép thuật linh thiêng ở truyền thuyết về tổ sư bách nghệ biểu hiện sức mạnh thần kì siêu nhiên, có ý nghĩa tô đậm tài năng và vị thế của các vị tổ nghề với sứ mệnh thay Trời giúp dân, giúp nước, hành Đạo, đem lại cuộc sống hạnh phúc, công bằng cho người dân. Trong motif này còn có motif bổ trợ: cái ác bị trừng phạt, cái thiện được ban thưởng như trong truyện Trần Quốc Đĩnh – tổ nghề hát xẩm, Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh là con trai của vua Trần Thánh Tông. Nhưng hoàng tử Đĩnh thông minh, nghiêm túc nên được lòng nhiều người. Quốc Toán thấy vậy ghen ghét nên tìm cách đưa người em vào rừng hãm hại, đâm mù hai mắt em rồi đẩy vào rừng sâu rồi lừa dối vua cha là bị hổ ăn thịt. Quốc Đĩnh đau đớn lên ngất đi được người tiều phu giúp đỡ mang về nhà chăm sóc, nuôi nấng. Một hôm vô tình tìm được một đoạn song và vài sợi cước. Chàng hí hoáy tạo ra cái đàn, ngày đêm gảy vang lên tiếng réo rắt cùng giọng hát não nùng nhưng nghe thật cuốn hút. Nhà vua hâm mộ tiếng đàn nên đã mời Đĩnh vào cung biểu diễn. Nhân cơ hội này, chàng nói hết sự tình cho vua cha nghe. Vua liền bắt Toán trị tội và phải trả lại ngọc cho Đĩnh. Hoàng tử Đĩnh liền mài ngọc ra và rửa mặt, không ngờ mắt chàng lại sáng trở lại như xưa. Những người mù lòa thường hay dùng lời ca của chàng Đĩnh để khuây khỏa nỗi lòng và mong muốn có ngày sáng mắt như hoàng tử. Đôi mắt được chữa khỏi bởi ngọc là sự ban thưởng cho tấm lòng thành thật, không tham lam, nghiêm túc, chỉ yêu cầu vừa phải. Nhân vật ông Đùng là một vị thần khổng lồ có phép thuật đã tạo ra núi non ở Nghệ An. Ông còn có thể thò tay vào lòng đất bốc những khối sắt ra rèn mà không cần một dụng cụ gì cả. Ông chỉ cần dùng nắm đấm là có thể làm thỏi sắt bẹp dí và cho vào lò nung mà không cần dụng cụ gì (Ông Đùng – tổ nghề rèn). Trong truyện

Ông Khổng Lồ – tổ nghề đúc đồng, ông Khổng Lồ được cử sang Trung Quốc để xin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)