8. Kết cấu của đề tài
3.3. Các giải pháp chính sách thu hút nhân lực R&D tại VAST theo lý thuyết d
3.3.1. Chính sách thu hút nhân lực R&D tại VAST qua thúc đẩy thúc đẩy di động
ngang
Thu hút nhân lực R&D dựa trên các chính sách thúc đẩy di động ngang là đề xuất các giải pháp nhằm lôi cuốn các nhà khoa học, các kỹ thuật viên hay nhân viên hỗ trợ từ môi trường bên ngoài vào công tác, làm việc tại VAST hoặc thúc đẩy sự di động của nhân lực R&D tại VAST ra các tổ chức giáo dục hoặc các doanh nghiệp. Quá trình di động này không tác động đến sự thay đổi thang bậc nghề nghiệp khoa học của cá nhân nhà nghiên cứu, song lại giúp họ có được những lợi ích như:
- Gia tăng kiến thức và kinh nghiệm làm việc chuyên môn cho nhân lực R&D, đồng thời phát triển vốn xã hội cho họ trong quá trình tương tác với các tổ chức khác.
88
- Chất lượng các sản phẩm R&D hướng đến đạt chuẩn quốc tế thông qua việc đồng công bố các bài báo, sự chuyển giao tri thức ngầm qua các hoạt động hợp tác quốc tế đủ thời gian.
- Góp phần hình thành các quan hệ hợp tác giữa trường đại học – viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong phân phối, sản xuất và tiêu dùng.
- Mở rộng các đề tài, dự án KH&CN xuất phát từ các nhu cầu thực tế trong xã hội, được phát hiện và gợi mở qua di động ngang của nhà khoa học.
- Kết nối mạng lưới chuyên gia trong và ngoài nước để giải quyết các nhiệm vụ KH&CN của VAST nói riêng, của xã hội nói chung.
- Hạn chế bớt chênh lệch về thị trường lao động giữa các tổ chức KH&CN, đặc biệt là giữa VAST với các tổ chức KH&CN quốc tế.
- Khai thác được tối đa nguồn nhân lực R&D có chất lượng trong xã hội dựa trên hệ thống thông tin nhân lực KH&CN khách quan (giảm bớt được thông tin sai lệch trong sử dụng cán bộ).
Để đạt được những lợi ích mang tính dài hạn này, các giải pháp được đề xuất trong quá trình thực hiện sẽ phải chấp nhận những chi phí sau:
- Rủi ro trong việc nhân lực R&D di động sang các doanh nghiệp hay các trường đại học vì tìm thấy những điều kiện thích hợp hơn cho cuộc sống và sự nghiệp khoa học. - Tốn một khoản chi phí lương duy trì dù nhân lực R&D không trực tiếp lao động tại VAST mà đang triển khai công việc ở các tổ chức khác.
- Thiếu hụt một số vị trí công việc khi nhân lực R&D di động sang các tổ chức khác làm việc trong một thời gian nhất định.
- Chi phí xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên gia để triển khai các hợp đồng tuyển dụng phù hợp, và giảm thiểu thông tin bất định trong quá trình tuyển dụng.
- Doanh nghiệp spin-off dùng danh nghĩa của VAST để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ không đến từ kết quả R&D, gây ảnh hưởng bất lợi đến uy tín của VAST.
Trên phương diện di động ngang chính sách thu hút nhân lực R&D hướng vào các giải pháp cụ thể sau:
a. Thiết lập các chương trình phối hợp với doanh nghiệp, trường đại học nhằm thúc đẩy di động nhân lực R&D (kiểm soát đồng thời với các phương thức đánh giá nhân lực R&D).
Sự kết nối giữa khu vực công nghiệp, khu vực giáo dục đại học với các đơn vị nghiên cứu luôn là mối quan tâm của hệ thống đổi mới quốc gia. Những lợi ích có được từ mối quan này đã quá rõ ràng đến mức hiện nay các nhà quản lý công, tư đều mong muốn nhanh chóng đẩy mạnh các dạng hợp tác này để phát huy được tính chuyên môn hóa theo thế mạnh độc đáo của mỗi đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, tích hợp sự giao thoa trí tuệ liên ngành. Việc phối hợp giữa VAST với các trường đại học trong những năm gần đây diễn ra thường xuyên trên các phương diện như xây dựng chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu chung; phối hợp trong việc tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ hữu hình mang thương hiệu chung; phối hợp thực
89
hiện một số nhiệm vụ liên ngành nhằm tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ quốc gia; tăng cường khai thác sử dụng các trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm; trao đổi thông tin khoa học, công nghệ dưới dạng chia sẻ các tài liệu xuất bản và học liệu; phối hợp nhằm thương mại hóa một số sản phẩm KH&CN; xem xét việc thành lập các phòng thí nghiệm phối thuộc; phát triển chất lượng nguồn nhân lực KH&CN thông qua việc trao đổi chuyên gia dưới dạng các hợp đồng giảng dạy hoặc nghiên cứu. Liên kết với doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng hợp tác với nhà khoa học. Hình thức hợp tác thường là doanh nghiệp đặt hàng, tài trợ chi phí nghiên cứu, bao tiêu đầu ra hoặc doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ để phát triển sản phẩm. Một số công nghệ điển hình đã được chuyển giao thời gian qua như:
- Viện Hóa học chuyển giao công nghệ bảo quản quả vải bằng màng bao gói khí quyển Map cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu quả vải tại tỉnh Bắc Giang. Công nghệ này cũng được ứng dụng trong bảo quản măng tây tại tỉnh Ninh Thuận; quy trình sản xuất dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Metaherb cho Công ty Hoàng Châu và Công ty Phương Ðông;
- Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ NANO EXTRA XFGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu cho Công ty cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam;
- Viện Hải dương học chuyển giao kết quả nghiên cứu ứng dụng đèn Led cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác thủy sản xa bờ cho doanh nghiệp và ngư dân khu vực ven biển miền trung và Công ty Rạng Ðông;
- Viện Công nghệ sinh học chuyển giao nhiều công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nổi bật như chuyển giao kết quả nghiên cứu Natuzen cho Công ty cổ phần Dược Hậu Giang sản xuất thuốc hạ men gan...
Qua các hoạt động hợp tác này các cán bộ khoa học đã tiếp cận được với nhu cầu của doanh nghiệp và các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Tuy nhiên những hiệu quả rõ ràng được đo lường trên chỉ tiêu nhân lực R&D vẫn còn là một dấu hỏi. Xuất phát từ những tiền đề liên kết này, để thu hút nhân lực R&D đảm bảo chất lượng tác giả đề xuất việc triển khai hoạt động liên kết này theo các hướng sau:
- Ký kết hợp biên bản hợp tác giữa VAST và các doanh nghiệp để cùng tiến hành các hướng nghiên cứu mới phù hợp với thị trường sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, trong đó có nội dung cho phép sự tham gia trực tiếp của nhà khoa học vào một số hoạt động của doanh nghiệp.
- Phát triển hình thức cán bộ nghiên cứu làm tư vấn cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng làm việc có thời hạn. Ở Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ, hợp đồng làm việc chỉ kéo dài 9 tháng trong một năm, 3 tháng còn lại nhà nghiên cứu có thể tiến hành các công việc tư vấn.
90
- Miễn trách nhiệm công vụ nếu nhân lực R&D mang về các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng tư vấn có giá trị lớn. Viện Công nghệ Massachusetts có thiết chế tài chính khuyến khích mạnh mẽ đối với các nghiên cứu viên mang về hợp đồng kèm theo việc xóa bỏ trách nhiệm giảng dạy đối với người mang về 2 triệu đô, miễn trách nhiệm hành chính cho những người mang về 4 triệu đô.
- Đưa yêu cầu về di động nhân lực R&D trong mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp vào hệ thống tiêu chí đánh giá khoa học nội bộ để đề xuất bổ nhiệm, hay tuyển dụng cán bộ... Các tiêu chí để xem xét đánh giá như các dự án hợp tác nghiên cứu, dự án hợp tác thương mại hóa, hợp đồng tư vấn, đào tạo... Có thể tham khảo hình thức ở Anh dựa trên 3 phương diện như: nghiên cứu (số lượng, xuất bản phẩm, số lượng dự án nghiên cứu được áp dụng, hướng dẫn luận văn), giảng dạy (phát triển các môn học có tính đổi mới), hành chính (trợ giảng, chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp).
- Ở một số chuyên ngành đào tạo có tính ứng dụng cao có thể bổ sung quy định về đồng hướng dẫn. Theo đó, các nghiên cứu sinh cần có 2 hướng dẫn khoa học từ cả trường đại học và doanh nghiệp với những cam kết trách nhiệm rõ ràng trong quá trình làm luận án khoa học.
Các giải pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu có được sự đồng hành từ các chính sách thúc đẩy di động vĩ mô của nhà nước. Ví dụ ở Thụy Điển, “Quỹ cho nghiên cứu chiến lược” đã dành một khoản kinh phí 15 triệu SEK tài trợ cho chương trình lưu chuyển cán bộ KH&CN trong thời gian 2 năm. Chương trình hướng vào cán bộ KH&CN mong muốn có những đóng góp tri thức cho khu vực khác và sau đó quay trở về khu vực làm việc trước đây. Chương trình tài trợ cho các nhà khoa học từ viện nghiên cứu/ trường đại học muốn làm việc cho khu vực Công nghiệp hoặc các nghiên cứu viên từ khu vực Công nghiệp muốn làm việc ở viện nghiên cứu/ trường đại học. Trong thời gian làm việc cho khu vực khác, các nghiên cứu viên có thể làm việc ở nước ngoài hoặc đưa về một nghiên cứu viên người nước ngoài của khu vực khác nếu có sự giải thích về những đóng góp của họ. Trong thời gian lưu chuyển các NCV có thể tiến hành các nghiên cứu hoặc phát triển kỹ thuật27. Vì thực tế với nguồn thu từ ngân sách và nguồn thu sự nghiệp rất khó để VAST có thể thực hiện được những miễn trừ công việc mà vẫn đảm bảo mức thu nhập phù hợp cho cán bộ. Với những chính sách tương tự như của Thụy Điển, các Viện nghiên cứu sẽ nhanh chóng giúp nhà khoa học tìm đến những doanh nghiệp hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn của họ. Đồng tình với quan điểm này ý kiến chuyên gia trong phỏng vấn sâu khẳng định: Nếu có sự hỗ trợ của nhà nước, việc để các nhà khoa học va chạm với nhu cầu của doanh nghiệp, nắm bắt được hướng phát triển của doanh nghiệp để đem lại các đề tài, dự án cho viện hàn lâm là rất cần thiết”. (Nam, 45 tuổi, phó ban)
b. Thúc đẩy các hoạt động thuê chuyên gia bên ngoài VAST không chỉ tham gia vào hoạt động nghiên cứu mà còn tham gia vào hoạt động đào tạo.
27 Hoàng Văn Tuyên, Nguyễn Thị Minh Nga (2016), Chính sách lưu chuyển nhân lực KH&CN ở một số quốc gia, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 7 (104) - 2016
91
Nhận thấy những lợi ích từ di động của người làm nghiên cứu, hầu hết các nước OECD và các đối tác đều thúc đẩy việc lưu động các nghiên cứu viên và học viên. Đối với đa số các nước có số liệu, tỷ lệ người nước ngoài và người bản địa trong các chương trình nghiên cứu tiên tiến tăng từ năm 2005-2012. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành giải pháp này khi nhiều nhà khoa học cho rằng rất ít chuyên gia muốn đến các nước chậm phát triển, họ mong muốn đến những cơ sở nghiên cứu hiện đại hơn là các khu vực thiếu thốn cơ sở vật chất cho nghiên cứu. Thêm một thông tin nữa được HSBC cung cấp về tình người nước ngoài ở Việt Nam qua Khảo sát chuyên gia ở nước ngoài cho biết có ba lý do hàng đầu được liệt kê bao gồm tìm kiếm thử thách mới (26%), thăng tiến nghề nghiệp (26%) và cải thiện chất lượng cuộc sống (24%). Với tất cả những nguyện vọng này, gần một nửa chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp. Đa số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi cộng thêm trong hợp đồng lao động như 73% nhận được trợ cấp y tế và chăm sóc sức khỏe, 57% nhận trợ cấp thăm nhà hoặc vé máy bay, và 42% có trợ cấp chỗ ở so với mức trung bình toàn cầu tương ứng 43%, 17% và 18%. Việt Nam đứng đầu trên thế giới với 72% chuyên gia nói rằng việc chuyển đến Việt Nam giúp họ tiết kiệm được nhiều hơn và có thu nhập khả dụng nhiều hơn so với khi làm việc ở quê nhà. Hai kết quả này đều cao hơn mức trung bình toàn cầu (tương tứng 52% cho tiết kiệm và 56% cho thu nhập khả dụng). Những tiền đề này cho thấy việc thu hút chuyên gia đến VAST để thực hiện các công việc nghiên cứu và đào tạo lâu dài hoàn toàn có cơ sở, vấn đề là việc tìm các nguồn tài trợ để mời được các chuyên gia này đến làm việc cho Việt Nam.
Thực tế quá trình đào tạo cán bộ khoa học của VAST cho thấy số lượng người được gửi đi đào tạo ở các chương trình tiên tiến quốc tế là không ít, song số lượng người trở về để tiếp tục làm việc lâu dài cho VAST thì không nhiều. Nếu việc mời chuyên gia quốc tế đến tham gia vào các dự án, đề tài nghiên cứu kết hợp với việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo của VAST sẽ thúc đẩy quá trình đào tạo nhân lực tại chỗ mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Viện Toán học có thể xem là một đơn vị đã bắt đầu thực hiện hình thức thu hút nhân lực này nhằm tiến hành các chương trình đào tạo trình độ quốc tế bởi các nhà khoa học đầu ngành, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực toán học.
Việc mời chuyên gia nước ngoài tham gia vào các chương trình đào tạo kết hợp với hoạt động nghiên cứu tại VAST sẽ giúp đào tạo ra những thế hệ chuyên gia xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, tôi cho rằng đó là xu hướng phù hợp với sự phát triển của VAST.
(PVS, Nữ, 40 tuổi, chuyên viên)
Theo tôi, không chỉ có giải pháp cử cán bộ đi học ở nước ngoài mà cũng có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và làm việc cùng với người Việt Nam.
92
Để có thể tiến hành giải pháp này cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề di trú của chuyên gia, đồng thời VAST cần có kế hoạch về nhân lực lâu dài trong tiếp nhận chuyển giao tri thức từ chuyên gia. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, các viện nghiên cứu trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Park Chung Hee đã nhận thấy các hạn chế trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nếu chỉ dựa vào nội lực (1965 có 79 người có bằng tiến sĩ), do đó dưới sự bảo trợ của nhà nước, Viện KH&CN Hàn Quốc đã mở đầu chiến dịch hồi hương nhân tài Hàn kiều với tiêu chí “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Viện đưa ra những gói khuyến khích vật chất và chế độ đặc biệt hấp dẫn, có tính đột và chưa từng có tiền lệ (lương tháng cho chuyên gia hồi hương từ 20 – 400 USD/tháng gấp 3 lần giáo sư đại học, cao hơn lương của thành viên nội các Chính phủ, nghị sĩ quốc hội, gấp 10 lần thu nhập bình quân, đi du lịch nước ngoài theo dự án...) cho thấy sự tôn vinh đối với nhân tài và tri thức khoa học, nhờ đó Viện đã thu hút được 137 nhân tài Hàn kiều tính tới năm 1975. Từ đây có thể thấy thông qua các mạng lưới chuyên gia quốc tế, VAST có thể tìm kiếm để thu hút trước tiên những nhà khoa học người Việt để tranh thủ sự đóng góp của họ cho xây dựng quê hương, gia tăng hoàn lưu chất xám của nhóm nhân lực này. Đương nhiên quyết định tối hậu phải do người sở hữu chất xám, với ý thức đầy đủ và sâu rộng về kết quả chọn lựa của mình. Đối với nhiều thế hệ trước thì đây là một quyết định bản lề