Phân loại di động xã hội trong cộng đồng khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dựng chính sách thu hút nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Trang 25 - 27)

8. Kết cấu của đề tài

1.1 Lý thuyết về di động xã hội

1.1.5. Phân loại di động xã hội trong cộng đồng khoa học

Các nhà nghiên cứu xã hội học tùy thuộc vào mục đích sử dụng và biểu hiện của di động xã hội giữa các đơn vị trong cấu trúc và hệ thống xã hội để phân chia theo các quan điểm sau:

Tony Bilton và cộng sự phân chia di động thành:

- Di động liên thế hệ: thể hiện qua việc con cái có địa vị xã hội khác biệt với địa vị của cha, mẹ (có thể cao hơn hoặc thấp hơn).

- Di động nội thế hệ: thể hiện sự thay đổi địa vị xã hội của một cá nhân trong suốt cuộc đời.

Theo đó, di động trong cộng đồng khoa học cũng có thể theo 2 hướng:

- Di động liên thế hệ thể hiện sự khác biệt/sự dịch chuyển giữa địa vị khoa học của con cái (là nhà khoa học, hoặc không phải là nhà khoa học) đến tuổi trường thành so với địa vị cha, mẹ (không là nhà khoa học, hoặc là nhà khoa học).

- Di động nội thế hệ thể hiện sự thay đổi địa vị khoa học của cá nhân ở các giai đoạn khác nhau trong hệ thống phân tầng KH&CN, nó cho thấy khả năng vận động của một cá nhân giữa các thang bậc khoa học.

Tùy theo cách tiếp cận và nhu cầu thực hành nghiên cứu, các học giả trong giới xã hội học cũng đề cập đến các cách phân chia phổ biến sau: di động dọc, di động ngang, di động kèm di cư, di động không kèm di cư. Theo đó, di động xã hội trong cộng đồng khoa học sẽ bao gồm:

Di động dọc trong cộng đồng khoa học: Di động dọc là sự dịch chuyển theo chiều dọc từ địa vị khoa học ban đầu của cá nhân, hay nhóm đến các địa vị khác

12Hoàng Văn Tuyên, Nguyễn Thị Minh Nga (2016), Chính sách lưu chuyển nhân lực KH&CN ở một số quốc gia, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 7 (104) - 2016

21

không cùng tầng trong hệ thống khoa học, sự thay đổi này có thể là “lên trên” hoặc “xuống dưới”.

Nó phản ánh sự thay đổi giai cấp (hoặc địa vị xã hội) một cách rõ rệt nhất đối với cá thể hoặc nhóm xã hội. Theo tác giả Đào Thanh Trường di động dọc được nhin nhận trên 2 bình diện:

- Sự thay đổi vị trí công tác trong nghề nghiệp cũng như xu hướng thăng tiến của người làm KH&CN (sự thay đổi địa vị hành chính trong khoa học chưa phát triển chiều sâu của khoa học) Ví dụ, một nghiên cứu viên tại phòng quản lý R&D được bổ nhiệm đề bạt thành trưởng phòng. Hoặc trưởng phòng quản lý R&D sau một thời gian làm việc, hết tuổi quản lý trở về với vị trí nghiên cứu viên.

- Sự thay đổi về học vị, học hàm, kiến thức, kỹ năng nghề theo chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn của người làm KH&CN (di động dọc trong khoa học làm phát triển chiều sâu của KH&CN)

Di động ngang trong cộng đồng khoa học: là sự dịch chuyển của các cá nhân, các nhóm xã hội tới một vị trí khác cùng tầng của hệ thống KH&CN; đó là sự thay đổi vị trí cá nhân nhà khoa học mà không làm thay đổi địa vị khoa học trong hệ thống KH&CN.

Theo tác giả Đào Thanh Trường, di động ngang biểu hiện ở hiện tượng dịch chuyển lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực hoạt động của người làm KH&CN, theo hai hình thức:

- Cá nhân người làm KH&CN có thể dịch chuyển từ một lĩnh vực chuyên môn này sang một lĩnh vực chuyên môn khác.

- Nhân lực KH&CN chuyển dịch lĩnh vực vực hoạt động của mình trong tổ chức khoa học nhưng sự dịch chuyển đó không làm thay đổi vị thế khoa học của cá nhân người làm KH&CN đó

Trong cộng đồng khoa học, di động này diễn ra khá phổ biến thể hiện ở việc nhà nghiên cứu trong cùng một thời điểm có thể làm được nhiều công việc chuyên môn, quản lý mà không thay đổi vị thế nghề nghiệp ban đầu của anh ta. Nhà khoa học có thể vừa đóng vai trò là lực lượng nghiên cứu ở tổ chức này nhưng cũng đồng hợp tác/cộng tác với một tổ chức khác nhằm gia tăng cơ hội nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, tăng thêm thu nhập mà không cần chuyển ra khỏi tổ chức. Di động xã hội không kèm di cư có tác động dương tính nhất định, đối với bản thân tổ chức mà người lao động đang tham gia, tổ chức không bị mất đi lao động chất lượng, quản lý được nhân công. Các cá nhân hợp tác nhiều bên sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và đóng góp những kinh nghiệm đó vào những hoạt động trong tổ chức của mình. Bên cạnh đó di động này cũng đưa đến những tác động âm tính như “xung đột vai trò” khi một nhà khoa học đảm nhiệm quá nhiều “vai”, nhiều công việc trong hệ thống KH&CN. Đối với cá nhân, khi có nhiều vị thế, họ sẽ phải thu xếp thời gian, lập trình công việc và các mối quan hệ để hoàn thành các vị thế của mình. Nếu quá trình lập trình xuất hiện lỗi, việc tập trung hoàn thành tốt hoặc hoàn thành ở mức vừa phải hoặc không hoành thành công việc như yêu cầu sẽ diễn ra. Các kết quả công việc cuối cùng có thể đưa đến những thiếu sót, vướng mắc, từ đó dẫn đến việc làm yếu đi mục tiêu hoạt động của tổ

22

chức mà lao động đó đang tham gia. Đối với tổ chức, tổ chức ấy cũng không thể quản lý thực sự trí tuệ và thời gian của người lao động đó khi họ đang phải phân chia trí lực và thời gian của mình cho một khối lượng công việc lớn hơn. Do đó, tổ chức tuy có được lao động chất lượng cao nhưng lại không có được kết quả lao động tối ưu từ người đó.

Di động xã hội kèm di cư trong cộng đồng khoa học là hiện tượng cá nhân, dưới vị thế nghề nghiệp khoa học của mình, đã thay đổi không gian làm việc của mình, cụ thể hơn là đổi nơi làm việc để tìm kiếm cho mình một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Theo tác giả Đào Thanh Trường, di động xã hội kèm di cưbiểu hiện sự chuyển dịch nhân lực KH&CN từ tổ chức khoa học này sang tổ chức khoa học khác, từ lĩnh vực, ngành khoa học có ít lợi thế về các nguồn lực trên thị trường sang những lĩnh vực thuận lợi hơn về nguồn lực trên thị trường, từ nơi có điều kiện lao động, hoạt động khoa học thấp sang nơi có điều kiện lao động và hoạt động khoa học cao13.

Hiện tượng di động xã hội kèm di cư chính là hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra trên thế giới hiện nay từ bình diện quốc gia đến bình diện các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các cơ hội thăng tiến và phát triển về nghề nghiệp xuất hiện liên tục. Người lao động sẽ tìm đến những nơi có sự đãi ngộ tốt hơn và cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn. Họ sẵn sàng từ bỏ nơi làm việc cũ để chuyển đến một quốc gia mới, một công ty mới nơi đang chào đón họ với những chính sách đãi ngộ vượt trội. “Chảy chất xám” dẫn đến sự thiếu nhân lực KH&CN tại một tổ chức KH&CN, một lĩnh vực khoa học, hay một vùng lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên những tranh luận về lợi ích hay thất thoát về năng lực khoa học, năng suất kinh tế của một tổ chức hay một quốc gia đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Một số các học giả cho rằng những người di cư kỹ năng cao là công cụ có thể huy động được (Meyer và cộng sự, 1997), họ có thể đưa lại những lợi ích tiềm năng bao gồm kiều hối, các kỹ năng và kiến thức được hấp thụ ở khu vực di cư đến, điều này đưa đến khả năng chuyển giao lại tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, văn hóa... cho nguồn di cư. Lợi ích tiềm năng cho quốc gia nguồn không chỉ là nhân lại từ các kỹ năng và kiến thức của người di động mà còn từ mạng lưới chuyên gia xã hội mà những người di cư này đã liên kết ở nước ngoài. (Meyer và cộng sự, 1997)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dựng chính sách thu hút nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)