8. Kết cấu của đề tài
2.1. Tổng quan về nhân lực R&D trong các viện nghiên cứu
2.1.2. Những thách thức trong phát triển nhân lực R&D tại các viện nghiên cứu
38
Một trong những vấn đề được đặt ra trong phát triển nhân lực R&D tại viện nghiên cứu hiện nay là việc thiếu hụt cán bộ đầu ngành. Một chuyên gia về quản lý KH&CN khẳng định, hiện đang có tình trạng hẫng hụt đội ngũ làm KH&CN mặc dù số lượng cán bộ KH&CN có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ khá đông trong khi đó, số lượng nhà khoa học có trình độ cao và có kinh nghiệm ngày càng giảm do đến tuổi nghỉ hưu, đặc biệt trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, lĩnh vực công nghệ cao. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, sự phát triển thông tin truyền thông toàn cầu… hiện đòi hỏi một thế hệ cán bộ R&D “thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ và đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế”. Trọng trách được đặt lên vai những nhân lực R&D ở tâm chiến lược, họ phải có năng lực tư duy vượt trội, có khả năng nắm bắt quy luật vận động của tự nhiên - xã hội để hoạch định chiến lược KH&CN có tính dài hạn và cốt lõi, có khả năng tổng kết thực tiễn hoạt động khoa học để đưa ra những giải pháp toàn diện, biết lựa chọn vấn đề trọng tâm nhằm tạo ra đột phá trong phát triển KH&CN.
Số lượng GS, PGS giảm sút phần nào cho thấy các thế hệ nối tiếp sự nghiệp khoa học của họ chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển khoa học. Các giáo sư, phó giáo sư tuy số lượng không ít nhưng những người còn trực tiếp đóng góp cho hoạt động R&D không còn nhiều là một thách thức lớn đối với đối với việc xây dựng đội ngũ R&D như các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu xuất sắc... Quá trình hình thành đội ngũ kế cận còn chậm, số lượng khoa học giỏi trong các viện nghiên cứu, trường đại học ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu các nhà khoa học đầu ngành, các tổng công trình sư đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ KH&CN quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh đó hiện tượng “chảy chất xám” vẫn đang diễn ra trong nhiều năm nay. Nhiều nhân lực R&D lựa chọn tham dự các chương trình đào tạo bậc cao do chính phủ tài trợ để nâng cao năng lực khoa học tuy nhiên không ít người trong số đó đã không thể hoàn thành được chương trình đào tạo theo quy định, hoặc ngay cả có thể tốt nghiệp họ vẫn lựa chọn ra khỏi viện nghiên cứu. Mặt khác nền kinh tế tri thức tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực R&D để tối ưu hóa quá trình đổi mới doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẵn sàng thuê những chuyên gia này để có thể chủ động sở hữu được những ý tưởng công nghệ như công nghệ chế tạo robot, lập trình vi tính của những người vốn không thể biến các thế mạnh công nghệ này thành các robot trong các nhà máy hay các giải pháp kinh doanh trong kỷ nguyên IoT (người có khả năng quản trị kinh doanh và thương hiệu). Nền kinh tế thị trường đang phát
Hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó Giáo sư, trong đó có nhiều người đã mất hoặc về hưu. Thực thế số lượng Giáo sư và Phó Giáo sư còn nghiên cứu chiếm khoảng ¼. Trong số 1.600 Giáo sư chỉ có khoảng 200-300 Giáo sư còn đang làm việc, còn nghiên cứu.
GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước
Huyên Nguyễn, https://laodong.vn/giao-duc/ca-nuoc-co-1600-giao-su-nhung- chi-co-hon-200-nguoi-con-dang-nghien-cuu-606745.ldo. 13/5/2018.
39
triển đã dẫn tới nhiều cán bộ có chuyên môn sâu chuyển sang làm việc tại khu vực doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức thu nhập cao hơn.
Việc sử dụng, phát triển nhân lực R&D hiện đang đứng trước những khó khăn, thách thức do áp lực toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong cơ chế, chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ R&D, đặc biệt trong các tổ chức KH&CN công lập hiện đã không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hoạt động KH&CN; quản trị nhân sự KH&CN nói chung và quản trị nhân sự trong các tổ chức KH&CN nói riêng còn yếu kém; môi trường dân chủ trong sáng tạo, sinh hoạt học thuật chưa phát huy hiệu quả; không gian sáng tạo, nhu cầu được phát triển và theo đuổi nghề nghiệp nghiên cứu còn hạn chế…
Các thách thức về nhân lực R&D trong viện nghiên cứu của Việt Nam hiện nay có thể tóm gọn như sau:
- Đội ngũ nhân lực R&D chuyển biến về số lượng và trình độ đào tạo nhưng chất lượng thực tế chưa tương xứng, đặc biệt là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực KH&CN quan trọng, thiếu các tổng công trình sư, các tập thể khoa học mạnh đạt trình độ quốc tế đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ quan trọng quy mô quốc gia, quốc tế. Đội ngũ kế cận các chuyên gia đầu ngành đang thiếu hụt nghiêm trọng.
- Các cán bộ khoa học trẻ lại không được tạo động lực để phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp khoa học lâu dài, nhu cầu được phát triển và theo đuổi nghề nghiệp nghiên cứu còn hạn chế. Do cơ chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay vẫn dựa trên trình độ chuyên môn cao (học hàm, học vị) nên tình trạng một số cán bộ lãnh đạo là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tập trung thời gian cho công tác quản lý, điều hành mà ít tham gia trực tiếp các hoạt động nghiên cứu khoa học.
ICDREC đã “bị chảy máu” tới 40 trong tổng số 150 nhân sự trình độ cao do chính trung tâm đào tạo chỉ trong vòng 2 năm 2015 và 2016. Những người này đã chuyển sang đơn vị khác hoặc thậm chí sang nước khác như Mỹ hoặc Singapore làm việc với mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn. “Hiện nay ICDREC chỉ có thể trả lương cho kỹ sư khoảng 1.000 USD/tháng, trong khi các kỹ sư này có thể ra làm cho doanh nghiệp khác với mức lương khoảng 3.000 - 4.000 USD”
Ông Ngô Đức Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch ( Hải Lộc, 29/12/2018, http://automation.net.vn/Dien-dan/Nhieu-bat-cap-trong-
van-de-nhan-luc-khoa-hoc-va-cong-nghe.html
Cơ quan tôi vừa có hai người là tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài về xin nghỉ việc. Lý do họ đưa ra là giờ con cái họ đã lớn, nhu cầu cuộc sống đã thay đổi nếu làm trong cơ quan Nhà nước với mức lương như hiện nay thì không đủ trang trải. Điều khiến những người làm quản lý tiếc nhất là những người được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn chín muồi thì lại bỏ cơ quan để phục vụ các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài.
40
- Môi trường dân chủ trong sáng tạo và sinh hoạt học thuật chưa phát huy hiệu quả; môi trường khoa học cần công khai minh bạch, khoa học cần số liệu thật, tính toán thật. Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và trang thiết bị nghiên cứu của nhiều tổ chức KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu ở trình độ quốc tế - Cơ chế quản lý đối với nhân lực R&D chưa phù hợp và còn nhiều bất cập. Khi viện là đơn vị sự nghiệp nhưng cơ bản đang bị áp dụng cơ chế quản lý như đối với cơ quan quản lý hành chính mà không tính đến đặc thù của hoạt động KH&CN.
- Thiếu thông tin dự báo về nhu cầu nhân lực R&D trong các tổ chức R&D trong quá trình tích hợp hệ thống KH&CN của Việt Nam vào thế giới.
- Chưa có cơ chế, chính sách quốc gia và các nguồn lực dành ưu tiên phát triển nhóm nhân lực R&D có khả năng tiếp nối những nhà khoa học đầu đàn.
- Chính sách thu hút, đãi ngộ, sử dụng cán bộ KH&CN mới được ban hành và còn hết sức khiêm tốn, chưa có tính đột phá mạnh mẽ nên chưa tạo động lực, chưa phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo và đóng góp của đội ngũ trí thức KH&CN, nhất là người có trình độ cao, tài năng trẻ.
- Thiếu chế tài hữu hiệu để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập trong việc lựa chọn, phát triển nhân lực R&D theo nhu cầu của tổ chức.
- Thiếu sự liên kết giữa viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của nhà nghiên cứu. –
2.2. Thực trạng nhân lực R&D tại Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam