Quan điểm vận dụng lý thuyết di động xã hội cho chính sách thu hút nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dựng chính sách thu hút nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Trang 38 - 40)

8. Kết cấu của đề tài

1.4 Quan điểm vận dụng lý thuyết di động xã hội cho chính sách thu hút nhân

R&D chính là công cụ hữu hiệu đảm bảo sự thích ứng của viện nghiên cứu trước các tác động dồn dập và khó lường của quá trình hội tụ công nghệ số hóa kết nối với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ trong sinh học, vật lý để hình thành các thành tựu như công nghệ gen thế hệ mới, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tái tạo, công nghệ ứng dụng dữ liệu lớn (Big data), kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tự lái, robot cao cấp… Chính sách thu hút nhân lực R&D cũng chính là thước đo thể hiện sự thích ứng của một cơ quan nghiên cứu với những yêu cầu mới của xã hội.

1.4 Quan điểm vận dụng lý thuyết di động xã hội cho chính sách thu hút nhân lực R&D lực R&D

Chính sách thu hút nhân lực R&D có thể được thiết kế dựa trên các triết lý khác nhau của chủ thể hoạch định chính sách. Nếu xác định triết lý lấy lương là yếu tố căn cốt đối với quyết định của người lao động, thì chính sách thu hút nhân lực sẽ tập trung vào các mục tiêu, quan điểm xoay quanh nguồn lương, cách thức trả lương, lương và thưởng... Nghiên cứu này xác định chính sách thu hút nhân lực R&D cho viện nghiên cứu cần có một triết lý mới, triết lý thu hút dựa trên việc nhận biết, điều tiết các dòng di động nhân lực và xây dựng các “cực” hút nhân lực. Theo đó chính sách thu hút nhân lực R&D dựa trên lý thuyết di động xã hội có thể đi theo ba phương diện:

- Thu hút nhân lực R&D theo chiều dọc của di động thể hiện qua sự vận động của các cá nhân trong hệ thống phân tầng khoa học.

- Thu hút nhân lực R&D theo chiều ngang của di động thể hiện qua sự vận động của các cá nhân giữa các tổ chức trong mạng lưới khoa học.

- Thu hút nhân lực R&D vào “cực hút” của di động thể hiện vị thế của viện nghiên cứu trong cộng đồng khoa học.

Lý thuyết di động xã hội sẽ cung cấp những công cụ lý thuyết cho các phân tích về xu hướng của di động nhân lực R&D, ảnh hưởng của di động nhân lực R&D đến viện nghiên cứu từ đó khẳng định tính tất yếu của dòng chảy nhân lực R&D tại các viện nghiên cứu.

34

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã xây dựng được hệ thống khái niệm, cơ sở lý thuyết căn bản cho đề tài bao gồm: Khái niệm nhân lực R&D, vai trò nhân lực R&D đối với xã hội, khái niệm di động xã hội, ảnh hưởng của di động xã hội đến viện nghiên cứu, khái niệm chính sách thu hút nhân lực R&D và lý thuyết về di động xã hội của nhân lực R&D. Trong đó, chính sách thu hút nhân lực R&D là chính sách tìm kiếm và đảm bảo sự quan tâm, tham gia vào tổ chức của nhóm nhân lực R&D có đủ phẩm chất, trí lực, thể lực vào một vị trí nghề nghiệp. Chính sách thu hút nhân lực thường quan tâm giải quyết các yếu tố sau: yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, các cơ hội thực hiện nhiệm vụ đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc).

Qua việc tìm hiểu về lý thuyết di động xã hội tác giả cho rằng chính sách thu hút nhân lực R&D dựa trên lý thuyết di động xã hội có thể đi theo ba phương diện: - Thu hút nhân lực R&D theo chiều dọc của di động thể hiện qua sự vận động của các cá nhân trong hệ thống phân tầng khoa học.

- Thu hút nhân lực R&D theo chiều ngang của di động thể hiện qua sự vận động của các cá nhân giữa các tổ chức trong mạng lưới khoa học.

- Thu hút nhân lực R&D vào “cực hút” của di động thể hiện vị thế của viện nghiên cứu trong cộng đồng khoa học.

35

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC R&D TẠI VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dựng chính sách thu hút nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)