Giới thiệu về dân tộc Lào ở Tây Bắc Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Giới thiệu về vùngTây Bắc Lào

1.2.4. Giới thiệu về dân tộc Lào ở Tây Bắc Lào

Dân tộc Lào là dân tộc chiếm đa số dân ở Lào chiếm 53.2% của dân cả nước (theo Tổng điều tra dân số nhà ở Lào lần thứ 4, 1-7/3/2015). Hiện nay, dân tộc Lào chiếm 47% dân số ở Tây Bắc[34], là một dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Lào – Tai, theo đạo Phật Tiểu thừa, một số gia đình cũng có tín

ngưỡng thờ thần (thần đất, thần núi, thần sông,…), họ tập trung cư trú ở vùng đồng bằng ven bờ sông, nghề chính của họ là buôn bán, trồng trọt, trồng lúa nước do vậy lương thực chính của họ là gạo nếp.

Kể từ lịch sử của nhóm nói ngôn ngữ Lào – Tai hoặc Lào - Thay:

“Thực ra quá trình người Lào – Thay chuyển dịch vào Lào đã được P. Boulanger đề cập đến trong công trình Histoire du Laos từ năm 1935 (97), xong ông chưa định được niên đại cụ thể. Còn Đặng Nghiệm Vạn trong bài Sơ lược về sự thiên di của các bộ lạc Thái vào Tây Bắc Việt Nam (85) và bài quá trình hình thành các nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (86) đã chỉ ra rằng, người Lào Thay vào Lào trong thế kỷ thứ VIII và sự hình thành hệ thống chính trị xã hội kiểu các mường cổ của người Lào – Thay ở Lào đã được phản ánh trong truyền thuyết Khún Bulôm. Truyền thuyết kể rằng Khún Phạ Bulôm đã chia đất đai của mình cho bảy người con coi giữ. Khún Lo, con trai cả vào mường Xoa năm 747 (67) lập nên hệ thống tổ chức chính trị, xã hội ở đây. Trong khối cư dân nói tiếng Lào – Thay ở Lào, ngoài người Lào còn có người Phu Thay (Thay Đăm, Thay Đeng, Thay Khảo, Thay Nưa, Thay Mơi, Phu Thay, người Lự, người Nhuôn, người Dắng (ở việt Nam gọi là người Giắng), người Xẹc”[19, tr. 21-22].

Trước khi đạo Phật được du nhập vào Lào, lúc đó dân tộc Lào đang theo đạo Bàlamôn (Lào gọi là Pham hay Phạn) và sau khi đạo Phật vào Lào, nó đã chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống của người Lào. “Người Lào tiếp nhận đạo Phật một cách tự nhiên như một hoạt động tổng thể của đời sống tinh thần và văn hóa theo cách họ “Thứ Phí” trước khi có đạo Phật. Đức Phật đã mang đến cho họ những điều khuyên răn làm cho các quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng trở nên hiền hòa êm thấm, tránh được lòng tham thói xấu”[10, tr. 196]. Mặc dù người Lào theo Phật, nhưng họ vẫn thờ thần (Phi) đó là tác động của đạo

Bàlamôn. “Đến thế kỷ XVI, vua Phothi Sararat đã ra sắc lệnh cấm thờ Phi để thờ Phật lúc đó đạo Phạn đã mờ nhạt chỉ con được giữ lại một số nghi lễ như; Ba Xi là tục buộc chỉ cổ tay để cầu phúc, khẩn, cầu may mắn,…”[10, tr. 197]. Do vậy, lễ hội quanh năm của họ mới liên quan đến Phật giáo và có một phần là liên quan đến đạo Bàlamôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)