Các nghi lễ và thực hành văn hóa gắn với rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa rừng của ngƣời Lào ở Tây Bắc Lào

2.1.4. Các nghi lễ và thực hành văn hóa gắn với rừng

Do điều kiện tự nhiên tác động vào cuộc sống của con người, nó đã tạo nên thói quen và dần dần trở thành văn hóa, phong tục tập quán của những người sống ở vùng đó. Đối với người sống ở vùng đồng bằng với nền văn hóa lúa nước, cuộc sống phần lớn sẽ liên quan đến nông nghiệp chắc chắn các phong tục tập quán của họ sẽ không thể không liên quan đến nông nghiệp, cũng không khác gì những người sống ở vùng ven bờ biển hoặc bờ sông các nghi lễ quanh năm của họ luôn gắn liền với sông biển hay sông nước.

Đối với người sống ở vùng núi rừng, thế giới siêu nhiên là thế giới mọi người phải tôn trọng, bởi họ tin rằng mọi thứ đều có hồn, có chủ do vậy hằng năm họ phải tổ chức các nghi lễ liên quan đến tự nhiên, nói cụ thể là rừng.

Các nghi lễ liên quan đến rừng của làng Suandara sẽ được tổ chức hằng năm hoặc trong trường hợp có nhiều sự kiện đột ngột xảy ra, có người vi phạm luật lệ của làng. Thời gian tổ chức các nghi lễ, lễ hội dân gian ở Lào phần lớn sẽ tính theo lịch Lào.

Lịch Lào: Phật lịch Lào dựa trên chuyển dịch của mặt trời và mặt trăng. Theo đó, Tết năm mới được tính bắt đầu vào tháng Mười hai, nhưng người Lào chọn lễ mừng Năm mới vào tháng Tư, là tháng lành hơn cả. Lịch Lào là sự kết hợp của lịch Thái – Khmer cổ và lịch Hoa – Việt mà trong đó tên mỗi năm được đặt theo tên của một con vật. Vì năm Phật lịch Lào tính theo âm lịch, nên việc xác định thời điểm cho ngày Tết thay đổi theo từng năm

[ 33, tr. 142-143].

Các nghi lễ dưới đây được tổ chức theo lịch Lào và mỗi tháng trong năm người Lào sẽ gọi các tháng đó là Đươn Lào (tháng Lào), lịch Lào tính bắt đầu từ tháng Mười hai (Dương lịch) nên nó nhanh hơn Dương lịch 1 tháng. Thí du: tháng Một (Dương lịch) là tháng Hai Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)