Lễ báo ma trong rừng ma (Phị thí khọp phi pa sạ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa rừng của ngƣời Lào ở Tây Bắc Lào

2.1.4.2. Lễ báo ma trong rừng ma (Phị thí khọp phi pa sạ)

Lễ này, sẽ diễn ra khi có người trong làng mất (phải báo cho ma chủ rừng trước khi làm nghi lễ thiêu xác, hoặc trong trường hợp có ai vi phạm luật lệ của rừng này như: trong rừng này mọi thứ không được khai thác chỉ trừ ngày thiêu xác, mới có thể khai thác bởi vì mọi thứ trong rừng này là tài sản chung, phải khai thác chung trong ngày đó.

Cách thức của lễ: Nếu trong làng có người mất, các già làng sẽ chuẩn bị vật lễ gồm có: Khăn hạ, một quả chứng, tiền vài nghìn đi khấn báo cho ma chủ rừng đó rồi sẽ bảo cho các thanh niên trong làng đi chặt cây, củi để dịch vụ cho việc thiêu, theo phong tục của người Lào nếu làng nào có người mất, tất cả mọi người nếu đang làm gì họ sẽ dừng lại, và cùng nhau đi giúp việc ở nhà có người bị mất, sau khi thiêu xong, trưởng làng sẽ quan sát trong rừng

ma có gì có thể khai thác như: mật ong, cây đoác (quả có nhân như nhân dừa nước ở Nam Bộ)[34, tr.694], mây, các loài rau,... rồi có thể lấy và chia cho mọi người.

Thời gian qua, cũng có người vi phạm lệ rừng ma, tất cả mọi người trong làng từ người già lẫn trẻ con không ai không biết đến rừng ma và nhất định không được khai thác nếu không phải ngày ấy nhưng vẫn có một số thanh niên cứng đầu cố tình vào rừng này săn bắt hoặc lấy mật ong. Ông Saly (trưởng làng) đã kể rằng: “Thời gian cách đây không xa, cùng năm nay có vài thanh niên trong làng, họ đi qua chỗ rừng ma và tình cờ thấy con rắn trăn to, họ đuổi bắt và rốt cuộc, nó trườn vào khu rừng ma nhưng các thanh niên vẫn theo vào khu đó, bắt nó cho được và mang về nhà nấu. Sau khi họ nấu xong và đang chuẩn bị ăn, có một trong thanh niên đó hét lên và ngã xuống đất rồi trườn đi như rắn rồi nói linh tinh và nhìn vào người khác như đang tức giận ai đó làm cho các bạn còn lại lo sợ, họ không biết làm gì họ chỉ nghĩ là thằng này bị ma nhập rồi bảo nhau chạy lên nhà Kuan chặm. Khi đến nhà Kuan chặm, ông ấy hỏi là: các mày đi làm gì về thế? làm cho chủ rừng ma không hài lòng, sau khi thanh niên kể cho ông Kuan chặm nghe ông ấy mới biết được người đã bị ma nhập là người giết rắn, rồi ông đã bảo các thanh niên đó lấy sợi buộc người bị ma nhập không cho đi đâu và ông đã làm Khăn hạ đi khấn hỏi ở rừng ma và hỏi lý do tại sao họ mới bị như thế, sau khi thấu hiểu rồi ông sẽ xin lỗi thay người làm và hỏi chủ rừng về vật lễ (vật lễ thường xuyên khi có người vi phạm lệ rừng là vịt, dê) vật lễ lần này là vịt, sau khi mọi thứ rõ ràng rồi ông Kuan chặm sẽ bảo cho gia đình người bị ma nhập cho họ chuẩn bị vật lễ đưa đi khu rừng ma rồi nấu tại đó và ông Kuan chặm sẽ là người hướng dẫn làm lễ và đưa vật lễ lên cúng sau khi chủ rừng vừa lòng rồi ông Kuan chặm sẽ nhấc vật lễ xuống cho người tham gia ăn và bỏ tại đó, sau khi mọi thứ kết thúc người bị ma nhập khỏi ngay lập tức và không nhớ được

gì, hỏi mấy lần thanh niên đó cũng bảo là chỉ nhớ đến lúc chuẩn bị ăn rồi không nhớ gì cả, những vấn đề nhỏ nhoi mà ông Kuan Chặm giải quyết được ông sẽ giải quyết ngay, trừ trường hợp nếu ông không thể giải quyết được, người trong làng phải đi thuê thầy Mó ở nơi khác. Ông còn cho biết thêm:

rừng ma là khu rừng thiêng dù không được khai thác linh tinh nhưng nếu người dân đi làm nương rẫy xa quá họ có thể đi qua rừng ma được để tiết kiệm thời gian nhưng không được nói linh tinh, nói tục hoặc làm ồn ào nếu không nghe sẽ bị ma dọa, chỉ suy nghĩ không tốt dù chưa làm xấu có thể người khác không biết được nhưng các thần và ma sẽ cảm nhận được những thứ đó. Thời gian qua trong làng, cũng có nhiều người trong làng đi qua rừng ma và bị ma dọa, ma có tóc dài đen che mặt treo chân ở cây to và thả tóc xuống, người bị ma dọa chủ yếu là phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)