Lễ cúng thần làng (khăm hó)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 45 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa rừng của ngƣời Lào ở Tây Bắc Lào

2.1.4.1. Lễ cúng thần làng (khăm hó)

“Khăm hó” nếu dịch từ tiếng Lào sang là “kiêng nhà” - từ “ nhà” ở đây là nhà của thần làng. Lễ Khăm hó hoặc cúng thần làng được tổ chức thường xuyên mỗi năm hai lần. Lần đầu của năm tổ chức vào hai ngày trước ngày rằm tháng Bảy Lào (tháng Sáu Dương lịch) và kéo dài trong vòng 3 ngày; lần thứ hai tổ chức trước ngày rằm tháng Mười hai hai ngày (tháng Mười một Dương lịch) và diễn ra chỉ 1 ngày. Mục đích chính của nghi lễ này là cúng thần làng, cầu mong những thứ tốt đẹp cho các người dân trong làng, cho mùa màng bội thu, vật nuôi không bị dịch bệnh, ...

Những người già trong làng kể rằng: Ngày xưa, một đêm trước ngày Khăm hó, khoảng 7 giờ tối sẽ nghe thấy tiếng ngựa chạy quanh làng có lúc

nhanh lúc chậm khoảng 2-3 vòng, dân làng tin rằng đó là thần làng đang cưỡi ngựa đi quan sát làng. Ông Xiêngkhăm, già làng cho biết thêm: “Khi ông còn là thanh niên ông còn nhớ và sẽ không bao giờ quên, hôm đó là một ngày trước ngày Khăm hó gia đình nào cũng phải chuẩn bị cho lễ ngày mai nếu ai đang xây nhà hoặc bất cứ làm việc gì cũng phải dừng lại. Và trong ngày đó, có một gia đình bên cạnh nhà ông Xiêngkhăm đang lập rào bằng tre quanh nhà nhưng chưa xong và họ để tre ở chỗ đường đi cuối làng. Đến khoảng 7 giờ tối cùng ngày, thần làng cưỡi ngựa đi qua chỗ đó và thấy họ đặt tre không đúng chỗ làm cho mọi người đi lại không tiện nên thần tức giận và làm đổ tất cả hàng rào của nhà đó. Sau khi tiếng ngựa đi qua mọi người ra ngoài xem ai cũng giật mình khi thấy rào bị đổ như có người nào đó cố tình làm đổ nó. Ông còn kể rằng: Có một năm các làng trong khu vực xung quanh bị bệnh dịch lây lan rất nặng đến mức chỉ cần thấy người này chết thì người bên cạnh cũng ngã xuống và chết theo. Lúc đó, dân làng Suandara đã đóng cửa làng, người trong không được ra, người ngoài không được vào và tổ chức lễ cúng thần làng dù chưa đến ngày nhưng các già làng cũng phải chọn ngày đẹp. Nhờ thế, dân trong làng không ai bị bệnh lây và không bị chết. Sau khi sự kiện này đã qua đi, các làng bên cạnh cũng hỏi sao dân làng này không bị chết như làng họ. Dù không có bằng chứng rõ ràng nhưng mọi người đều tin rằng đó là do sự bảo hộ của thần làng. Cuộc phỏng vấn còn cho tác giả biết thêm rằng, đã nhiều lần người dân muốn bỏ đi các nghi lễ này nhưng không thể làm được bởi nếu không cúng thần cũng như không tôn trọng thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ bù lại cho chúng ta những hậu quả tai hại mà không ai mong muốn.

Lễ cúng thần làng lần đầu của năm được tổ chức trong vòng 3 ngày bởi trong tháng đó dân làng đã trồng trọt và làm nương rẫy xong rồi, là thời gian nông nhàn chỉ đợi trồng lúa nước thôi. Một điều nữa là vào tháng đó, ở Lào

chuẩn bị bước sang mùa mưa, đi lại cũng khó khăn nên thời gian kiêng làng cũng hơi dài.

Cách thức cúng thần làng của làng suandara: Trước ngày rằm tháng Bảy Lào hai ngày cho đến ngày rằm gồm có ba ngày là ngày đẹp nhất mà họ chọn làm lễ Khăm hó. Đến ngày lễ, nam giới chuẩn bị con gà, rượu cần, và cùng nhau đi vào rừng thần làng trước mọi người để xây nhà cho thần làng (gồm có: chuồng ngựa, chuồng vịt, gà, nhà chính). Mỗi năm sẽ xây hai lần hoặc lần nào sẽ cúng mới xây, việc chuẩn bị củi mọi thứ cho việc nấu gà cũng là việc của nam còn nữ đưa mâm ngọt của gia đình mình lên nhà Kuan Chặm (người hướng dẫn làm lễ của làng) mỗi gia đình 1 mâm, trong mâm gồm có bánh ngọt, hoa quả, xôi, khoai,...mấy món cũng được nhưng không được cho món mặn vào. Sau khi đưa các mâm lên nhà Kuan Chặm rồi, ông Kuan chặm sẽ làm Khăn hạ (lễ vật là khay gồm bông, nhang, đèn mỗi loại năm cặp)[34, tr. 184] rồi dẫn mọi người nhấc mâm của gia đình mình đi rừng Đồng hó (rừng thần làng), sau khi mọi người trong làng (không tính các gia đình đồng bào dân tộc H’mông) kể cả các trẻ con đã đến rừng Đồng hó rồi, ông Kuan chặm sẽ bắt đầu nhấc một mâm ngọt, lên chỗ nhà thần làng và khấn rằng:

Hay Chạu Hó Mà Khốp Mà Kín Năm Cắn

Kín Lẹo Hay Hặc Sốm Hặc Sá Lục Lán Hai Du Đí Mì Heng Việc Ăn Đạy Nay Bạn Co Hai Hắc Sôm Hắc Sa Mốt Đáy. Lời dịch:

Xin mời thần đến ăn cùng nhau

Ăn rồi xin thần phù hộ cho con cháu có sức khỏe dồi dào Có việc gì trong làng cũng xin thần phù hộ cho.

Sau khi ông Kuan chặm khấn xong ông sẽ xuống và nhấc mâm ngọt đi đặt ở chỗ chuồng ngựa và chuồng con thú của thần làng mỗi chuồng một mâm sau đó các con trai sẽ bắt đầu nấu gà (luộc gà) tại chỗ rừng đó, sau khi gà chín, ông Kuan chặm nhấc gà và một chum rượu cần lên đặt ở nhà thần làng và khấn thêm rằng:

Bát Nị Khua Súc Luộc Đi Lẹo Nọ Pha Căn Mà Khốp Mà Kín Đơ

Kín Mắn Im Thoong Nứa Kín Mắn Lứa Thoong Tạy

Kín Leo Hạy Hắc Sốm Hặc Sá Lục Nay Bạn Lán Nay Suốn Thúc Khôn Hay Du Đi Mi Heng Đơ.

Lời dịch:

Giờ đây nấu nướng luộc chín rồi Cùng nhau đến ăn nhé

Ăn cho no bụng Bắc ăn cho thừa bụng Nam

Ăn rồi xin thần bảo hộ con trong làng cháu trong vườn Phù hộ cho mọi người có sức khỏe dồi dào nhé.

Sau khi khấn xong, ông sẽ xuống và lấy gà đi đặt ở chỗ chuồng ngựa, chuồng con thú của thần làng mỗi chuồng một con, khoảng vài phút sau ông Kuan chặm quay lại nhà thần làng và lên nói:

Ờ! Hót Nị Co Sôm Mà Phà Khuôn Lẹo Nọ Si Đại Lậc Đại Là La Nọ.

Lời dịch:

Sẽ được tan được kết thúc rồi nhé.

Rồi mang các thứ xuống cho mọi người cùng ăn, người Lào khi làm các lễ họ có một câu nói rằng: “Phi kín ái khôn kín ton” có nghĩa là: “Ma ăn hơi người ăn miếng”, nhưng các đồ ăn không được mang về nhà nói chung là không được mang ra ngoài khu vực đó (nấu ở đó, ăn ở đó, bỏ ở đó). Các vật lễ như: gà, rượu cần, ... là tiền của mọi gia đình trong làng góp nhau mua. Lễ cúng thần làng được tổ chức trong ngày đầu tiên thôi nhưng sao họ lại bảo là ba ngày, lý do là hai ngày còn lại là những ngày kiêng, tức là ngày đầu tiên của lễ là ngày tổ chức, từ ngày bắt đầu lễ cho đến ngày rằm họ sẽ kiêng làng trong vòng ba ngày.

Những kiêng kỵ trong ngày lễ: từ sáng sớm của ngày đầu tiên của lễ trưởng làng, Kuan chặm và các già làng sẽ dẫn các thanh niên lấy chỉ màu trắng (chỉ sợi được các thầy sư sử dụng lúc cầu kinh) vây quanh làng, và ở cổng làng họ sẽ cắm “Tá leo hang” ( mảnh phên được đan bằng tre lối mắt cáo thành hình lục lăng, vật chống ma, tránh được những thứ ác), họ tin rằng Tá leo hang nếu cắm ở cổng làng có thể chống được ma, mọi thứ không tốt từ bên ngoài làng không thể vào được làng, có thể chống những hồn đi lang thang trên đường, các người ở làng khác nếu họ thấy Tá leo hang cắm ở cổng làng nào họ sẽ biết rằng là làng đó đang cấm người khác vào làng, người trong không được ra người ngoài không được vào nếu có trường hợp có người trong làng đi chỗ khác và muốn vào làng trong ngày đó có thể vào làng nhưng không được vào nhà, phải ngủ tạm ở chùa cho đến hết ba ngày đó, mọi gia đình trong làng không được làm sản xuất, không được buôn bán với làng khác, không được làm ồn ào, vào rừng hoặc làm bất cứ việc gị. Lễ Khăm hó lần thứ hai được tổ chức vào một ngày thôi là trước ngày rằm tháng Mười hai Lào tức là tháng Mười một Dương, lý dó chỉ chọn một ngày bởi thời gian đó ở Lào là mùa khô và chuẩn bị sang năm mới, do thời tiết mùa đó là tiện nhất

cho mọi người có thể đi chơi thăm dò họ hàng ở nơi khác và một lý do nữa là hiện nay có thành viên trong làng phải đi làm việc ở nơi khác nên thời gian kiêng làng cũng ngắn gọn thôi khác với ngày xưa thời gian kiêng là ba ngày.

Còn cách thức tổ chức và những kiêng kỵ cũng không khác gì với lần đầu của năm, chỉ khác nhau ở chỗ thời gian kiêng làng là ngắn hơn lần đầu thôi.

Ông Saly (trưởng làng) cho biết: “Trong thời gian qua những kiêng kỵ trong ngày Khăm hó ở làng của chúng ta vẫn chưa có ai vi phạm hoặc làm sai tục lệ, cũng có một số gia đình quên làm một số việc không hợp lệ nhưng không phải trong lễ Khăm hó. Nếu ai cư trú ở làng này, có việc gì ở nhà như: xây nhà chuyển nhà, có người ra hoặc vào làng hoặc bất cứ việc gì cũng phải làm mâm nhấc lên nhà Kuan chặm và Kuan chặm sẽ đi khấn ở rừng thần làng như thông báo cho thần trong trường hợp họ quên một thành viên trong gia đình sẽ bị ốm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)