7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Giới thiệu về vùngTây Bắc Việt Nam
1.3.3. Giới thiệu về dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Tộc người Thái ở Việt Nam là dân tộc nằm trong cộng đồng ngôn ngữ Đông Nam Á thuộc ngành Tày – Thái và hiện nay, là dân tộc chiếm đa số ở vùng Tây Bắc Việt Nam, người Thái đang sinh sống tại đó gồm có hai nhóm ngành như: Thái Đen và Thái Trắng và trong hai nhóm này cũng có sự phân chia thành nhiều nhóm địa phương.
Ngành Thái đen (Táy Đăm) cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Tuần Giáo, Điện Biên (tỉnh Điện Biên). Ở miền Tây Nghệ An có nhóm Táy Thanh (hay Man Thanh), từ Mường Thanh (Điện Biên) qua Lào, vào Thanh Hóa, đến Nghệ An cách đây hai, ba trăm năm. Nhóm này gần gũi với nhóm Thái ở huyện Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa Lào. Nhóm Táy Mười ban đầu là một bộ phận cư dân Thái ở Mường Muổi (Sơn La) và chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa Lào, đi vào Thanh Hóa và Nghệ An từ thời vua Lê Thái Tổ (đầu thế kỷ thứ XV) nay cư trú xen kẽ với người Táy Khăng từ Lào sang. Ngành Thái trắng (Táy Khao hay Táy Đón) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La).Ở Đà Bắc (Hòa Bình) có nhóm tự nhận là Táy Đón được gọi là thổ. Ở vùng Văn Bàn, Dương Quỳ thuộc tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng sống lẫn với Thái Đen, nay đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tày và tự nhận là Tày, mặc dù vẫn tự gọi mình là Táy Đón, Táy Đăm. Từ hai ngành chia thành nhiều nhóm phức tạp cư trú ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), miền núi Thanh Hóa và Nghệ An chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Lào và văn hóa Mường. Những ngành Thái ở Việt Nam
đều chung một gốc với các nhóm Thái ở Nam Trung Hoa, ở Lào, ở Thái Lan và Miến Điện[25, tr. 19-20].
Đặc biệt đáng chú ý là Mường Then, Mường Theng hay Mường Thanh tức huyện Điện Biên, nơi diễn ra trận đánh Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu. Xưa Mường Then có lẽ rộng hơn bây giờ, bao gồm cả miền Mường Tè (Lai Châu) sông Mã (Sơn La) và một phần tỉnh Phong Sa Ly thuộc Lào nữa. Hầu hết các tộc người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, ở Lào và ở cả Thái Lan đều nhận Mường Then là nơi quê tổ của mình. Sử Lào có sự tích Khun Bôrom được nhà trời phái xuống, đầu tiên đến đất Mường Theng, từ đấy để lập nước ở Luông Pha Bang và các nơi[25, tr. 24].
Trong tiếng Thái từ Bản Mường có nghĩa như sau: Bản là làng “người Thái sống định cư thành từng bản. Mỗi bản là một địa vực cư trú riêng. Ranh giới bản được xác định bằng các mốc tự nhiên như: đèo dốc, con đường, con mương, gốc cây cổ thụ, chỗ ngoặt,...” [27, tr. 54]. Còn Mường là: “một danh từ trong ngôn ngữ Thái (“Mường” trong bản mường”) là “đơn vị hành chính cấp trên bản” (trong xã hội Thái trước đây). “Mường thường được hiểu theo hai nghĩa: a) Là vùng đất rộng lớn cư trú một cộng đồng người như Mường Thay/Thái, Mường Keo/Kinh, Mường Lào; hay là một nước như Mường Hán (Trung Quốc), Mường Liên Xô, Mường Việt Nam...; b) Là khu vực đất đai do một chúa đất (trước cách mạng tháng Tám 1945) cai quản. Khu vực đó xưa có thể tương ứng với một vùng rộng lớn đứng đầu bởi một “chẩu phen đen” (chúa đất); với một châu, một huyện như Mường Lay, Mường Mộc (Tây Bắc), đứng đầu là một chúa đất lớn (“án nha”) hay với một xã như Mường Bú (Sơn La) đứng đầu là một chúa đất nhỏ (“phìa”)[29, tr. 243].
Người Thái đã tạo dựng nên một nền văn hóa tộc người độc đáo từ rất sớm. Nền văn hóa này được các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa thung lũng,
cũng được coi là tiền thân của văn hóa đồng bằng. Những đặc điểm văn hóa được thể hiện trong mọi mặt đời sống tộc người Thái ở Tây Bắc. Trong đó lúa nước sớm trở thành cây lương thực chính của đồng bào Thái với các giống lúa nếp dẻo, thơm, thậm chí còn có một loại lúa nếp được gọi là nếp quên chồng (khạu lưm phua). Tập quán ăn cơm nếp với các dạng thức ăn khô như nướng, đồ, vùi tro bếp... đã trở thành điểm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái. Người Thái sớm định cư thành các bản mường đông đúc, tụ cư theo quan hệ láng giềng, vận hành theo chế độ dân chủ cộng xã mà tạo bản là người đứng đầu, được coi là ông bố chung (Po bản). Là cư dân trồng lúa nước lâu đời nên các lễ hội của người Thái thường liên quan đến nông nghiệp và cầu mùa [12, tr. 109].
Bởi dân tộc Thái có tín ngưỡng đa thần nên thầy cúng trong văn hóa Thái có vị trí rất quan trọng được gọi là thầy mo. Trong đời sống tâm linh tín ngưỡng, vai trò của thầy mo được thể hiện rất rõ trong các nghi lễ từ khi con người sinh ra cho đến khi mất đi. Thầy mo được cho là người có khả năng giao tiếp với ma, thần – những thế lực siêu nhiên, nên người Thái thường gắn cuộc đời của họ với những câu chuyện kỳ lạ[27, tr. 208]
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Văn hoá rừng là một tập hợp các ứng xử đặc trưng gắn với hệ sinh thái rừng của các cộng đồng sở tại, được thể hiện trong quan niệm, các nghi lễ, các hình thức quản lý, khai thác và bảo vệ rừng của họ, rồi dần dần trở thành phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong luận văn này, tác giả sẽ dựa trên khái niệm văn hoá rừng để trình bày và so sánh văn hoá rừng của các cộng đồng sở tại – mà chủ yếu là của người Lào ở vùng Tây Bắc Lào và người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Vùng Tây Bắc Lào là một khu vực không rộng lắm, phần lớn địa hình là núi cao và rừng..., là nơi hội tụ của khoảng 20 dân tộc, có tín ngưỡng, phong tục tập quán, và các lễ hội khác nhau như một cây hoa đa màu. Trong cộng đồng các tộc người sinh sống ở vùng Tây Bắc Lào, người Lào là một trong nhóm người đông. Từ xưa đến nay Phật giáo có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người Lào. Bên cạnh đó, người Lào cũng thực hành tín ngưỡng đa thần.
Tây Bắc Việt Nam là khu vực có địa hình hiểm trở, đa phần lãnh thổ là đồi núi xen lẫn các thung lũng, là nơi sinh sống của khoảng 20 dân tộc, trong đó người Thái là dân tộc đông nhất ở Tây Bắc với hai nhóm: Thái Tắng và Thái Đen. Trong hai nhóm này còn chia thành nhiều ngành khác nhau cư trú ở vùng Tây Bắc. Họ là tộc người chuyên trồng lúa nước vì thế các lễ hội của họ cũng liên quan đến nông nghiệp. Người Thái không theo một tôn giáo lớn nào mà theo các tín ngưỡng đa thần.
Chƣơng 2
VĂN HÓA RỪNG NHÌN TỪ TÂY BẮC LÀO VÀ TÂY BẮC VIỆT NAM