Cách phân loại rừng của người Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa rừng của ngƣời Lào ở Tây Bắc Lào

2.1.2. Cách phân loại rừng của người Lào

Ở làng Suandara, rừng được chia thành 3 loại và mỗi loại rừng cũng có chức năng khác nhau như: rừng thiêng, rừng cấm, rừng sản xuất.

Rừng thiêng gồm có:

Rừng ma (pa sạ, pa khăm):Theo quan niệm của Phật giáo, không có gì tồn tại mãi mãi, không có gì hoàn toàn chắc chắn, chỉ có một sự thật chắc chắn nhất đó là cái chết –điều không ai trên thế giới này tránh được. Người Lào luôn tuân theo quan niệm của Phật giáo, có nhân có quả nếu khi còn sống ai đã làm những thứ gì sau khi chết người đó cũng phải chịu những thứ mà mình làm, cụ thể như: nếu khi còn sống đã làm những thứ tốt khi mất linh hồn sẽ đi và được sắp xếp theo đường đó, ngược lại nếu khi còn sống chỉ làm những thứ ác tất nhiên thế giới sau khi mất sẽ không lành. Và chúng ta sẽ không thể biết được sau khi mất linh hồn của người chết sẽ đi đâu vì vậy (pa sạ) là nơi cuối mà người nhà, họ hàng, bạn bè của người mất có thể đi tiễn họ. Rừng ma của làng Suandara có diện tích tất cả là hai ha, rừng được đặt ở cuối làng. Trong rừng có nhiều cây to cổ thụ nhiều năm, có tổ ong, và các loại động thực vật khác. Nói chung, hệ sinh thái của rừng không thay đổi nhiều lắm bởi không ai được khai thác mọi thứ trong rừng trừ những ngày hỏa táng, ngày thiêu xác người chết – là thời điểm mà dân trong làng có thể chặt cây, lấy củi để thiêu và cùng ngày đó dân làng có thể lấy mật ong, hái rau, hoặc săn bắt. Nhưng nếu sau ngày thiêu rồi mà ai đó vẫn cứng đầu lấy của trong rừng thì anh ta sẽ gặp phải những rủi ro: bị ốm đau, đôi khi có thể bị chết. Rừng ma (pa sạ) ngoài có vai trò thiêu những xác người chết nó còn là nơi đất thiêng mọi người phải tôn trọng, khi qua lại rừng phải đi nhẹ nói khẽ, không được nói tục, chửi nhau. Ai làm trái những qui định này sẽ gặp ma - đó là lời khuyên của các ông bà từ thế hệ trước và người già hiện nay vẫn tiếp tục khuyên con cháu như vậy.

Rừng thần làng (pa hó, đồng hó): Là nơi trú ngụ của thần làng, cũng là rừng thiêng. Trong rừng có một cây to, to nhất trong rừng này, dân trong làng tin rằng cây đó là nhà của thần làng trong khu vực rừng này. Người làng không được phép chặt cây nhưng có thể lấy củi từ cây tự chết theo tự nhiên, có thể hái rau, nhặt nấm theo mùa, ... Mỗi năm, dân làng tổ chức nghi lễ cúng thần làng hai lần ở khu vực này, nếu năm nào bị mất mùa, vật nuôi của dân bị bệnh dịch lây lan hoặc chết nhiều, họ cũng tổ chức lễ cúng thần làng ở khu vực rừng này. Khi có ai ra hoặc vào làng, có bé mới sinh, đám cưới, xây nhà mới, ... các già làng và ông Kuan Chặm phải đi khấn thần làng thông báo cho họ biết. Rừng đồng hó đóng vai trò rất quan trọng, là điểm tựa về tinh thần của dân làng Suandara.

Rừng cấm (pa sa nguôn, pa huông hạm): Loại rừng này không liên quan đến các tổ chức nghi lễ của làng. Khu vực rừng cấm được dân làng quyết định chọn khu vực rừng đầu suối, có nhiều cây cổ thụ -là nguồn cung cấp nước uống, nước dùng, gỗ, lâm sản. Rừng này không được khai thác hoặc sản xuất theo cá nhân bởi nó là tài sản chung của làng. Mọi thứ trong rừng sẽ được khai thác khi làng cần dùng vào việc chung. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt bằng tiền, ít nhiều tùy theo trường hợp và bị thu lại những thứ đã lấy, nhưng hiện nay các hình thức phạt như ngày xưa không còn tồn tại nữa nếu ai vi phạm cũng phải tuân theo pháp luật. Ngày xưa, rừng này dân làng có thể khai thác gỗ, lâm thổ sản, săn bắt, hái nhặt rau theo mùa được bình thường, nhưng khi nào có nhu cầu chặt cây để xây nhà các thành viên trong làng phải họp nhau và xin ý kiến của già làng và trưởng làng, nếu mọi người đồng ý họ sẽ cùng nhau vào rừng để giúp nhau chọn cây rồi chặt. Trong trường hợp ai tìm thấy tổ ong nhưng chưa lấy được nó phải làm dấu hiệu như: đan mảnh phên bằng tre hoặc bằng cỏ và đặt nó ở dưới gốc cây đó để báo cho người khác đi vào rừng biết, tổ ong đó có người thấy rồi. Nếu có người nào đó vào rừng và

gặp những dấu hiệu đó mà vẫn cứng đầu lấy của người ta người đó sẽ bị phạt; hình thức phạt của ngày xưa, chủ yếu là không phạt bằng tiền nhưng người nào bị phạt phải ra chùa uống nước để hứa lần sau sẽ không làm thế nữa, và người bị phạt sẽ cảm thấy rất xấu hổ và người Lào xưa tin rằng: những người bị phạt hay bị người khác chửi, người đó sẽ làm ăn không ra mọi thứ trong đời sẽ thành đen, do vây, người xưa họ luôn tin rằng: ở hiền sẽ gặp được lành. Hình thức phạt bằng tiền cũng có nhưng không phổ biến lắm. Ông Xiengkham đã kể rằng: “Ngày xưa, mỗi năm cứ đến ngày Khẩu Văn Xả (tuần chay kéo dài ba tháng dành cho công việc ăn chay niệm Phật của các nhà sư, xét để bạt, kỷ luật…)[10, tr. 217] bắt đầu từ tháng Bảy – Chín (Dương lịch) – là tháng Tám – Tháng Mười Lào, có một số năm là từ tháng Chín – Tháng Mười Một Lào, trong ba tháng đó các thành viên trong làng không ai vào rừng này với mục đích săn bắn các thú trong rừng bởi thời gian này người Lào sẽ kiêng: không sát sinh và cố gắng không làm những thứ ác,…”

Rừng sản xuất (pa phạ lịt): Theo Cục Lâm nghiệp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào (2006), rừng sản xuất “là rừng và đất rừng, được phân chia để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia và cuộc sống của người dân về gỗ và sản phẩm rừng bằng cách thức thông thường vĩnh viễn, mà không có tác động nghiêm trọng tới môi trường [42, tr. 4]. Khu vực rừng sản xuất cấp làng hoặc nhóm làng: về việc quản lý rừng sản xuất lâu dài (2002) là khu vực rừng hoặc khu vực đất rừng được quy định trong khu vực quản lý rừng sản xuất cấp huyện, theo biên giới của một hoặc nhiều làng để thực hiện việc quản lý và sử dụng bền vững [42, tr. 5].

Bộ Nông và Lâm nghiệp của Lào (2006) đã quy định rằng: rừng và lâm sản mà nhà nước đã trao cho làng tự quản lý, nhưng vẫn là quyền sở hữu của quốc dân, nhà nước nhất định không cho phép cho cá nhân hoặc một tổ chức nào đó khai thác gỗ bằng cách thức kinh tế nhưng cho phép cho gia đình

người dân trong làng khai thác để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và có thể sử dụng trong gia đình nhưng phải được phép từ trưởng làng hoặc văn phòng nông và lâm nghiệp của huyện. Còn gỗ mà cá nhân hoặc một tổ chức nào đó đã tự trồng và khôi phục bằng vốn và sức của mình bằng cách nhà nước đã công nhận là quyền sở hữu của họ, họ có quyền quản lý sử dụng, nhận được thành quả, chuyển nhượng, trao quyền và thừa kế [ 42, tr. 8].

Pa phạ lịt của làng Suandara được nhà nước phân chia cho làng tự quản lý nhưng khi đóng thuế hoặc trong trường hợp có người dân bị phạt, phải đóng cho văn phòng nông và lâm nghiệp của huyện. Diện tích rừng sản xuất tùy theo mỗi gia đình, rừng sản xuất chủ yếu là tài sản được chuyển nhượng từ ông bà bố mẹ của họ và được chuyển nhượng từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ trường hợp họ bán cho người khác, mỗi năm họ phải đóng thuế cho nhà nước theo diện tích đất của mình. Ông Saly - trưởng làng Suandara cho biết rằng: “Nghề chính của dân ở đây là trồng trọt và chăn nuôi, do vậy, khu vực rừng sản xuất của làng cũng có nhiều, có một số gia đình trồng các loài cây công nghiệp - cụ thể như: cây cao su, cây tếch, cây đót,... các cây lương thực như: vừng, hạt bo bo, lạc,... còn các đồng bào dân tộc H’mông họ cũng trồng ngô, làm nương rẫy trồng lúa,...

Ông Thongchanh – già làng cho rằng: “Luật lệ để bảo vệ rừng ngày xưa không có biên bản chính thức, nhưng theo hình thức chuyển miệng của ông bà xưa đã dặn dạy làm cho mọi người phải tuân theo, như trong khu vực rừng thiêng không ai dám làm linh tinh, dù bị phạt hay không mọi thành viên trong làng cũng không dám khai thác gỗ hay săn bắt các thú trong rừng mỗi năm cứ đến mùa ăn chay (Bun Khẩu Phăn Xả) mọi người sẽ không vào rừng khai thác gỗ, bởi nếu khai thác trong mùa này gỗ sẽ bị mọt, mối ăn gỗ hết do mùa này là mùa mưa trời ẩm, một điều nữa mùa này, người Lào không sát sinh”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)