Biến đổi văn hóa rừng của người Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Những biến đổi của văn hóa rừng trong thời gian hiện nay

3.1.1. Biến đổi văn hóa rừng của người Lào

Hiện nay, do điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội đã thay đổi nhiều nên văn hóa rừng trong cuộc sống của người Lào cũng đã thay đổi đến mức một số phong tục tập quán liên quan đến rừng không được còn duy trì nữa và nếu còn duy trì thì hình thức tổ chức cũng thay đổi.

Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự biến đổi văn hoá rừng ở vùng Tây Bắc Lào là sự suy giảm rõ rệt của hệ sinh thái rừng địa phương trong những năm gần đây – hiệu quả trực tiếp của việc phát triển hạ tầng cơ sở cùng với việc chặt cây rừng trái phép[44, tr. 2]. Việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ở Lào chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên –chiếm 80% các dự án đầu tư nước ngoài (2008). Trong ngành nông và lâm nghiệp, việc trồng cây và chế biến gỗ là kiểu đầu tư phổ biến nhất. Chính phủ Lào đã khuyến khích việc đầu tư trong ngành trồng cây, tìm cách chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng cây công nghiệp để làm cho nông dân ở nông thôn có nguồn thu nhập mới [44, tr. 5]. Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp cũng gặp nhiều thách thức như: việc khai thác gỗ trái phép và không bền vững, nạn buôn bán thú rừng [44, tr. 6].

Các già làng đã kể rằng: “Ngày xưa, làng Suandara không chỉ có 3 loại rừng mà còn Pa Mun (rừng được thừa kế từ thế hệ trước), mỗi họ sẽ có một khu vực rừng, nhiều ít tùy theo bố mẹ, ông bà chuyển cho. Trong rừng Pa Mun, họ chủ yếu trồng những gỗ quý như: gỗ giáng hương, gỗ kiền kiền… các cây trong rừng này toàn là cây to, khi nào có nhu cầu dùng đến gỗ như:

trong nhà có người mất, các con cháu trong nhà phải đi chọn và chặt cây trong rừng đó về khắc thành quan tài. Hoặc kể cả muốn xây nhà mới… họ sẽ đi chặt cây trong rừng này, sau khi chặt rồi phải trồng cây mới thay. Nhưng hiện nay, rừng Pamun này không còn nữa.

Khi nền tảng sinh thái thay đổi thì các thực hành văn hoá gắn liền với nó tất yếu cũng thay đổi theo. Trước hết, các hệ thống nghi lễ gắn liền với rừng đang có xu hướng giảm dần cả về số lượng lẫn quy mô. Trước đây, người Lào tổ chức lễ Khăm hó mỗi năm hai lần và theo tục lệ, sau khi mời thần xuống ăn rồi, dân làng cũng ăn chơi rồi tổ chức văn nghệ, chơi một số trò chơi dân gian. Nhưng ngày nay, không còn những trò chơi như trước đây nữa.Và vào lễ lần thứ hai trong năm, người ta cũng chỉ tổ chức một ngày duy nhất và chỉ kiêng vào hôm đó mà thôi.

Trước đây, trong điều kiện kinh tế hàng hoá chưa phát triển, dân số chưa đông và nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân còn hạn chế, con người chỉ khai thác rừng ở mức vừa đủ. Hàng năm, gia đình nào có khả năng sản xuất được bao nhiêu và cần bao nhiêu thì làm bấy nhiêu và những cái làm ra cũng chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong gia đình như: làm nương trồng lúa, ngô, vừng, khoai. Nếu cần các loài rau củ, gỗ và mật ong thì đã có sẵn trên rừng …. Bây giờ, trong bối cảnh kinh tế Lào đã và đang có những chuyển biến quan trọng theo xu hướng kinh tế thị trường, nhu cầu và mục đích sản xuất của người dân địa phương cũng dần thay đổi. Thay vì tận dụng các nguồn lợi có sẵn trên rừng và bên cạnh việc tiếp tục trồng các loại cây truyền thống, người dân đã bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bằng cách trồng các loại cây công nghiệp mà sản phẩm của chúng có thể tiêu thụ trên thị trường - đặc biệt là cao su và các loại cây kinh tế khác. Như thế, chức năng sinh kế của rừng đã thay đổi đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)