Biến đổi văn hóa rừng của người Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Những biến đổi của văn hóa rừng trong thời gian hiện nay

3.1.2. Biến đổi văn hóa rừng của người Thái

Trong các thập niên gần đây, rừng ở Tây Bắc đã “không cánh mà bay” mỗi ngày do nhiều nguyên nhân: do cháy rừng, phá rừng làm nương, do khai thác gỗ trái phép… Tổng hợp riêng tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, năm 2015, các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý gần 2.000 vụ, diện tích rừng bị mất hàng nghìn ha[37].

Với diện tích hàng triệu héc ta, rừng Tây Bắc ngoài vai trò là “mái nhà” đảm bảo an toàn sinh thái cho 3,7 triệu héc ta nội vùng và cho cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, còn có nhiệm vụ phòng hộ cho các nhà máy thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà. Thế nhưng những năm gần đây, rừng Tây Bắc lại bị tàn phá nghiêm trọng với những “điểm nóng phá rừng” nhức nhối đến mức Thủ tướng Chính Phủ phải có ý kiến chỉ đạo như vụ phá rừng ở Mường Nhé, Điện Biên. Mất rừng, hồ chứa các nhà máy thủy điện về mùa khô cạn kiệt, mùa mưa xả lũ ngày càng căng thẳng. Mất rừng, lũ quét, lũ ống, lốc xoáy, sạt lở núi liên tiếp xảy ra với những hậu quả ngày một nặng nề hơn… Những năm gần đây, bình quân mỗi năm có hàng nghìn héc ta rừng ở các tỉnh Tây Bắc bị xóa sổ. Chỉ riêng năm 2015, lực lượng chức năng các tỉnh trung tâm vùng Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái đã phát hiện và xử lý gần 2.000 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Ông Lò Thế Thi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng thì cháy rừng là nguyên nhân rõ ràng nhất. Tuy nhiên, việc dân phá rừng làm nương, nhất là khai thác lâm sản trái phép mới là vấn đề “nóng” khiến Tây Bắc mất nhiều rừng. Như vậy, có thể thấy, rừng ở Tây Bắc đã và đang bị tàn phá ở mức báo động[37].

Trong sách Văn hóa Thái của Cầm Trọng và Phan Hữu Dật, các tác giả đã viết rằng: Bây giờ để tiếp tục nhìn lại vấn đề bảo vệ môi sinh thung lũng,

chúng tôi thấy trong phong trào “chống mê tín, dị đoan”, “không tin ma quỷ”, ba khu vực rừng cấm của dân tộc Thái đã bị xóa sổ và cùng với việc phá vỡ thế luân canh bỏ hóa trong vòng khép, việc làm nương theo phương pháp cổ truyền đã làm cho rừng thung lũng cạn kiệt. Sau nhiều năm hứng những trận mưa ngàn suối lũ quét hết lớp màu phủ trên mặt nên rừng đã biến thành nơi đất cằn cỏ dại [5, tr. 98].

Trong bối cảnh như vậy, tương tự những gì diễn ra ở Lào, có một số nghi lễ cũng không được duy trì nhưng còn một số vẫn được phát huy như:

Rừng ma theo quan niệm của người Thái một số nơi cho là: khu rừng thiêng, còn một số nơi cho là rừng cấm, nếu đúc kết có thể nói là nơi quan trọng liên quan trực tiếp đến cuộc sống văn hóa của họ, bởi nó là nơi chôn cất hoặc thiêu xác của những người mất có lẽ là họ hàng, người thân, bạn bè của họ. Nay không còn kiêng kỵ như vậy nữa bởi lễ cúng thần rừng không còn được duy trì mà chỉ cúng khi gia đình có người mất”[27, tr. 263]. Và có một số tài liệu đã cho rằng: “Theo luật tục thì rừng ở vùng người Thái được phân thành hai khu vực rất rõ rệt. Một là để dành cho việc trồng trọt. Và hai là, để dành cho các khu vực rừng cấm. Trong khu vực rừng cấm lại phân thành hai: giành để khai thác lâm thổ sản và rừng thiêng để phục vụ cho cuộc sống tâm linh. Ngày nay, tất cả những quy định này hoàn toàn mất để thay thế vào đó là sự tàn phá rừng. Từ đó, người ta dương hình thành lại quy hoạch rừng theo luật pháp của nhà nước một cách nghiêm túc”[18, tr. 19].

Còn lễ “xên bản, xên mường” của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc được tổ chức ở khu rừng già của làng “đông xửa, đông xên, pa đống sần” mà họ cho là khu rừng cấm, rừng thiêng của bản, mường còn được duy trì bởi nó là lễ cúng lớn của họ có thể nói nếu trong văn hóa Thái vẫn có từ “bản, mường” các nghi lễ cúng này sẽ còn tồn tại và được phát huy. “Có một lễ

cúng khác liên quan đến rừng tồn tại phổ biến đến tận ngày nay là lễ cúng chuộc gỗ. Loại lễ cúng rừng này chỉ thấy ở vùng người Thái (nhóm Tày Mường) đường 48 như Quỳ Châu, Quế Phong” [35, tr. 300]. Nhưng có một số tài liệu đã cho rằng: “ Trước đây và hiện nay ở những nơi xa xôi rừng thiêng là nơi được bà con bảo vệ với những quy định ngặt nghèo của cộng đồng trong nhiều thập kỷ qua do rất nhiều lý do rừng thiêng bị quên lãng, bị phá hủy và việc đó đồng nghĩa với việc mất đi nguồn sinh thủy, nguồn gen và các giá trị truyền thống vốn vẫn gắn liền với nó” [23, tr. 52].

Mặc dù vậy, đồng bào dân tộc Thái là một dân tộc có nhiều kinh nghiệm sống với thiên nhiên và họ đã hòa cuộc sống của họ với nó, hiện nay, dù mọi thứ đã thay đổi nhưng các niềm tin vào thế lực siêu nhiên của họ chưa bao giờ mất đi và rừng cũng là một phần của thế lực siêu nhiên đó. “Đó vẫn là điểm tựa tinh thần, là nơi để họ gửi gắm ước vọng về một cuộc sống bình yên, tốt đẹp hơn” [27, tr. 211-212].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)