7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Văn hóa rừng của ngƣời Lào ở Tây Bắc Lào
2.1.3. Chức năng sinh kế của rừng
Trong xã hội truyền thống của người Lào cũng như hiện nay, rừng đóng vai trò như một nguồn sinh kế rất quan trọng.
Theo ông Thongchanh, “Sau khi dựng bản lập mường, theo truyền thống của người Lào là ở nhà sàn. Rừng là nơi cung cấp gỗ và các vật liệu khác cho chúng ta để xây được nhà che chở nắng mưa. Không chỉ thế nó còn là kho dược liệu. Người xưa, mỗi năm, các thầy thuốc sẽ vào rừng để tìm thuốc rồi mang về phơi khô hoặc bất kỳ lúc nào cần dùng đặc biệt khi trong làng có phụ nữ sắp sinh, người nhà phải đi nhờ thầy thuốc vào rừng tìm các loại cây thuốc để đến khi nào sinh họ sẽ đun cho mẹ bé uống để phục hồi sức khỏe cho người mẹ. Rừng còn là kho cung cấp đồ ăn cho chúng ta cụ thể như: các loại rau, nấm, măng, các thú rừng, …”(Phỏng vấn sâu ngày 19 tháng 3 năm 2019).
Ông Khamman - phó trưởng làng, cho biết: “Từ khi tôi nhớ được, lúc đó, đường đi lại không thuận tiện như hiện nay, muốn giao lưu giao tiếp với làng bên cạnh kể cả vận chuyển mọi thứ phải nhờ đường thủy. Làng của chúng ta có một điều rất hay là được dựng ở bên cạnh sông Khan, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho dân làng nhưng muốn giao thông trên sống cái phương tiện quan trọng nhất là thuyền. Hồi đó, dường như gia đình nào cũng có thuyền. Để đóng được một con thuyền, nhất định phải có gỗ để đóng, tất nhiên gỗ đó phải vào rừng mà tìm rồi chặt về đóng thuyền. Rừng còn là nơi làm ăn sản xuất các lương thực thực phẩm như: lúa, ngô, hạt bo bo, vừng, lạc, … Khi nào đến mùa sản xuất, dân ở đây sẽ tập trung làm việc ở trên nương cho đến ngày rằm của mỗi tháng hoặc trong làng có việc như: có người mất, ăn cưới, … mới được nghỉ và trong ngày nghỉ đó họ phải lên rừng tìm củi để phục vụ cho việc nấu nướng trong gia đình. Hồi xưa, trong mùa nông nhàn,
các nam luôn rủ nhau vào rừng tìm lâm thổ sản như: mây, mật ong, một số loại nhựa cây, … Nói chung, cuộc sống ngày xưa, của dân đây chủ yếu là tựa vào rừng có thể nói nhờ có rừng chúng ta mới sống được” (Phỏng vấn sâu ngày 19 tháng 3 Năm 2019).
Ông Thongchanh nói thêm: “Hồi đất nước có chiến tranh, rừng đóng vai tròng như nơi che chở bom cho chúng ta cho đến ngày nay rừng còn tiếp tục che bão cho chúng ta cũng như các lương thực mà ta trồng ở trên rẫy” (Phỏng vấn sâu ngày 19 Tháng 3 Năm 2019).
Sau nay sẽ kể đến vai trò trong đời sống tinh thần, ông Thongchanh cho biết thêm: “Ngoài rừng đã đáp ứng cho ta nhưng nhu cầu vật chất rừng còn là điểm tin tựa của dân làng. Theo nhận thức của chúng tôi, rừng là nơi trú ngụ của lực lượng siêu nhiên cái mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng con mắt vì thế một số phong tục tập quán của làng mới liên quan đến rừng cũng như thiên nhiên, rừng là nơi tổ chức một số nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng của người Lào” (Phỏng vấn sâu ngày 19 tháng 3 Năm 2019).