Các nguyên nhân dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 77 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Các nguyên nhân dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt

Thông qua các so sánh trên, chúng ta có thể đúc kết được những nguyên nhân đã làm cho hai loại hình văn hóa rừng có những tương đồng và khác biệt như sau:

Những nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng:

Thứ nhất, do cuộc sống gắn bó mật thiết với thế giới rừng và rừng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống của cả hai tộc người nên họ có cùng chia sẻ những điểm tương đồng trong nhận thức, quan niệm về rừng, cũng như những kinh nghiệm khai thác, bảo vệ rừng, kể các các tín ngưỡng liên quan đến rừng.

Thứ hai, do nhu cầu trong việc sử dụng rừng của họ gần giống nhau nên cách phân chia rừng cũng như nhau.c.Về mặt ngôn ngữ, tộc người Lào ở Tây Bắc Lào và tộc người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đều thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái và đều có nguồn gốc xa xưa ở phía Nam Trung Hoa trước khi di cư xuống phía Nam.Việccùng gốc ngôn ngữ và văn hoá dĩ nhiên sẽ dẫn đến

những tương đồng trong quan niệm và cách ứng xử với rừng dù cư trú ở hai khu vực khác nhau.

Thứ ba,một số tài liệu đã viết rằng: “Người Thái Đen, Thái Trắng từ hai ngành chia thành nhiều nhóm phức tạp cư trú ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), miền núi Thanh Hóa và Nghệ An, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Lào”[25, tr. 20]. Nếu theo nhận định này, một số nhóm Thái ở Tây Bắc Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Lào, do đó, văn hoá giữa các nhóm ở hai bờ biên giới có nhiều nét tương đồng. Sự gần gũi về vị trí địa lý của vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Bắc Lào cũng là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự giao lưu và tương đồng văn hoá ấy.

Những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của hai văn hóa:

Thứ nhất, Phật giáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt giữa văn hóa rừng của dân tộc Lào và dân tộc Thái. Mặc dù người Lào cũng có tín ngưỡng đa thần với các tục thờ thần núi, thần rừng như dân tộc Thái nhưng người Lào đã sớm tiếp nhận Phật giáo và sau đó, tôn giáo này đã ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan và đời sống sinh hoạt của người Lào. Ngược lại, đối với các nhóm Thái ở Tây Bắc Việt Nam, tín ngưỡng đa thần mới là yếu tố chi phối thế giới tinh thần và đời sống thực tiễn của họ. Đó là nguyên nhân chính đã làm cho hai nền văn hóa khác nhau trong cách quan niệm về cuộc sống sau khi chết, lịch tổ chức nghi lễ, vai trò của người điều hành nghi lễ. Cụ thể hơn, trong văn hoá Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam, nếu thầy Mo có vị trí vô cùng quan trọng và được người dân để cao, thì“ở Lào –ông mo không còn giữ được vị trí quan trọng như đã nói ở trên, bởi vì các vị sư, những đệ tử của Đức Phật đã giúp dân cầu nguyện

Phật và cầu nguyện ma trong một số nghi lễ. Do đó vai trò của mo được hạn chế trong một số nghi lễ thờ ma thuần túy”[10, tr.210].

Thứ hai, do thời tiết khí hậu và địa hình của hai vùng khác nhau nên thời điểm tổ chức các nghi lễ cũng khác nhau và văn hoá sản xuất ở hai nơi cũng ít nhiều khác nhau.

Bảng so sánh sự giống và khác nhau của hai văn hóa rừng

Sự giống nhau Sự khác nhau

Thứ nhất, về mặt thế giới quan , nhân sinh quan cả hai dân tộc không chỉ xem rừng như một loại tài nguyên tự nhiên thông thường, mà còn “thiêng hóa” rừng, coi rừng như một chốn vừa gần gũi vừa linh thiêng với con người

Thứ hai, cả hai tộc người đều có những tri thức phong phú về rừng. Một mặt, dựa vào chức năng của rừng, họ đã phân chia rừng thành nhiều loại rừng: rừng thiêng, rừng cấm, rừng sản xuất. Dĩ nhiên, mỗi loại rừng sẽ có các thực hành văn hóa tương ứng. Ví dụ, nếu rừng thiêng và rừng cấm là nơi tổ chức các nghi lễ thì rừng sản xuất lại là nơi mà người

Thứ nhất, về nhận thức, người Thái quan niệm rằng: “Khi chết linh hồn ở thế giới bên kia” sống theo đẳm (tổ tiên). “Con người được sinh ra ở rừng được rừng nuôi dưỡng và chùm bọc đến khôn lớn. Con người khi chết được trả về với rừng thiêng ”[39, tr. 136]. Ngược lại, người Lào cho rằng: dù rừng là một phần rất quan trọng liên quan đến tín ngưỡng tinh thần của họ, nhưng họ vẫn theo quan niệm của đạo Phật, thế giới sau khi chết là kết quả của lúc khi còn sống và linh hồn sẽ đi theo đường của họ chứ không phải quay về rừng nữa. Như thế, với người Thái. Nếu rừng là nơi bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của

dân khai phá, canh tác, gieo trồng các loại cây trồng. Mặt khác, nhờ hiểu đặc tính của rừng, dưới vỏ bọc tín ngưỡng, trải qua hàng chục thế hệ, người dân đã luôn biết cách giữ rừng nhằm trước hết phục vụ cho cuộc sống của họ.

Thứ ba, về phương diện sinh kế, rừng đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống vật chất cho con người. Rừng không chỉ là tài liệu sản xuất giúp người dân ở đây làm ra lương thực nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của họ quan trọng không kém, rừng còn là kho dược liệu, kho vật chất cung cấp gỗ, củi.v.v…

Thứ tư, về phương diện tín ngưỡng, bởi rừng là cội nguồn đời sống tâm linh, nên cả người Lào và người Thái đã sáng tạo nên hàng loạt nghi lễ độc đáo – vừa phản ánh thế giới quan của các cộng đồng, vừa là phương tiện góp phần bảo tồn và lưu giữ các giá trị và các thực hành văn hóa đặc trưng của tộc người.

chu kỳ tồn tại của con người, thì với người Lào, tùy theo sự dẫn dắt của “nghiệp lực”, linh hồn con người sẽ đầu thai vào một cảnh giới tương ứng mà không nhất thiết phải là rừng.

Thứ hai, trong cách phân loại rừng, dù người Lào và người Thái phân chia rừng thành ba loại giống nhau nhưng trong ba loại đó người Thái còn chia rừng đó gồm có rừng thiêng, rừng cấm và rừng sản xuất – trong đó rừng thiêng của người Lào chỉ có hai loại là rừng thần làng (pa hó, đồng hó) và rừng ma (pa sa, pa khăm). Nhưng rừng của người Thái được chia thành nhiều loại hơn cụ thể như: rừng thiêng, rừng khoanh nuôi, rừng tái sinh, rừng cấm, rừng chuyên dụng, rừng có săn, rừng măng cấm, rừng làm nương rẫy, rừng sản xuất.

Thứ ba, hệ thống nghi lễ liên quan đến rừng của hai nước được tổ chức vào các thời điểm khác nhau và theo lịch khác nhau như: dân tộc Lào tổ chức theo lịch Lào (Đươn Lào) và chọn ngày theo Phật lịch, còn người

Cuối cùng, hiện nay, văn hóa rừng của hai dân tộc đều có biến đổi nhất định.

thái tổ chức nghi lễ/lễ hội theo lịch Thái. Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức các nghi lễ tất nhiên sẽ khác nhau, trong đó, lễ cúng của người Thái có phần hội còn người Lào thì không có

Thứ tư, người Thái theo tín ngưỡng đa thần nên trong văn hóa của họ thầy cúng “Mo” có vị trí rất quan trọng, được cho là người có khả năng giao tiếp với thần, do vậy vị trí của Mo được người Thái để cao. Đối với người Lào “Mo” được gọi là “Mó” có vai trò như “Mo” của người Thái nhưng không được để cao bằng Mo của người Thái, nó chỉ là một nghề nghiệp của họ nếu ai có nhu cầu thuê mới đi thuê.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Do sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế- xã hội, văn hoá rừng của người Lào ở vùngTây Bắc Lào và người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam đang có nhiều biến đổi. Những biến đổi này được thể hiện trước hết qua việc thay đổi môi trường sinh thái rừng và những thay đổi trong mục đích sử dụng đất rừng, trong việc tổ chức và thực hành các nghi lễ - lễ hội liên quan đến rừng.Mặc dù vậy, rừng vẫn là nền tảng vật chất, là chỗ dựa tinh thần quan trọng đối với cả hai nhóm tộc người.

Do cùng ngữ hệ và có sự gần gũi, tương đồng về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, giữa văn hoá rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều nét giống nhau cả trong quan niệm lẫn tri thức và các kinh nghiệm bảo vệ, khai thác rừng, đặc biệt là trong tập quán tổ chức các nghi lễ - lễ hội phong phú. Với cả hai nhóm tộc người, rừng vừa nguồn sinh kế thiết yếu, vừa là không gian tâm linh huyền bí cần được bảo vệ cẩn thận.Trải qua nhiều thế hệ, các tộc người này đã tích lũy được nhiều tri thức quý về rừng, là cơ sở để họ biết cách thiết lập một mối quan hệ thân thiện, hài hòa với rừng.

Mặt khác, với sự tác động của Phật giáo và một vài yếu tố tự nhiên khác, văn hoá rừng giữa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam và của người Lào ở bên kia biên giới cũng có vài điểm khác biệt. Điều này được phản ánh qua nhận thức về rừng, qua cách tổ chức các nghi lễ, cũng như qua vai trò khác nhau của người điều hành các nghi lễ đó.

KẾT LUẬN

1. Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam cùng chung một giải biên giới,là nơi có vị trí địa lý, điều kiện sinh thái và nhân văn khá đặc thù, là địa bàn sinh sống nhiều đời của các nhóm tộc người, trong đó, nổi lên hai nhóm quan trọng là người Lào và người Thái. Đây là hai nhóm dân tộc có cuộc sống gần gũi với rừng. Vì thế, là người có may mắn được sống giữa hai nền văn hoá Lào và Việt và vốn được sinh ra ở tỉnh Luông Pha Bang - nơi được bao phủ bởi trùng điệp các cánh rừng xanh thẳm, tôi rất muốn so sánh văn hoá rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào và văn hoá rừng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

2. Trong nghiên cứu này, văn hoá rừng là một tập hợp các ứng xử đặc trưng gắn với hệ sinh thái rừng của các cộng đồng sở tại, được thể hiện trong quan niệm, các nghi lễ, các hình thức quản lý, khai thác và bảo vệ rừng của họ, rồi dần dần trở thành phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3. Người Lào ở Tây Bắc Lào và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã sáng tạo nên các mô thức văn hoá rừng đặc trưng của họ với những điểm tương đồng và dị biệt. Do cùng ngữ hệ và có sự gần gũi, tương đồng về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, giữa văn hoá rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều nét giống nhau cả trong quan niệm lẫn tri thức và các kinh nghiệm bảo vệ, khai thác rừng, đặc biệt là trong tập quán tổ chức các nghi lễ - lễ hội phong phú. Với cả hai nhóm tộc người, rừng vừa nguồn sinh kế thiết yếu, vừa là không gian tâm linh huyền bí cần được bảo vệ cẩn thận. Trải qua nhiều thế hệ, các tộc người này đã tích lũy được nhiều tri thức quý về rừng, là cơ sở để họ biết cách thiết lập một mối quan hệ thân thiện, hài hòa với rừng. Mặt khác, với sự tác động của Phật giáo

và một vài yếu tố tự nhiên khác, văn hoá rừng giữa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam và của người Lào ở bên kia biên giới cũng có vài điểm khác biệt. Điều này được phản ánh qua nhận thức về rừng, qua cách tổ chức các nghi lễ, cũng như qua vai trò khác nhau của người điều hành các nghi lễ đó.

4. Do còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu và tác giả chỉ khảo sát thực địa ở một làng ở Tây Bắc Lào và phải kế thừa rất nhiều thành quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn này vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Hi vọng hướng nghiên cứu của tác giả sẽ được những người đi sau tiếp tục phát triển, qua đó, góp phần làm giàu cho vốn tri thức của ngành Việt Nam học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thiết (2016), 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, t. 42. 3. Cầm Trọng – Khà Văn Tiến – Tòng Kim Ơn (1977), Tư liệu về văn hóa xã

hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học Xã hội, lịch sử văn hóa dân tộc Thái,

http://lichsuvanhoathai.com/lich-su-thai/cach-tinh-lich-cua-nguoi-thai-

den/175/, cập nhật ngày 12/3/2018.

4. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (2018), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội, viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển(2017), Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái – Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững, Nxb Thế giới, Hà Nội.

7. Đặng Nghiệm Vạn (chủ biên)(1997), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Đặng Thị Oanh – Đặng Thị Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thủy (2015), Ứng xử với rừng trong văn hóa của dân tộc Thái ở Điện Biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

10. GS, TS. Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hóa Lào trong bối cảnh Đông – Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. GS, TS. Trần Văn Bính (chủ biên)(2003), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Hà Nguyễn (2017), 500 câu hỏi đáp sắc màu văn hóa Việt Nam, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.

13. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3. 14. Huyền Giang dịch(2001), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí Văn hóa nghệ

thuật, Hà Nội, Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Khoa học Xẫ hội và Nhân văn, khoa Nhân học, Các nhà nhân học nổi tiếng http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=c1678fa5-a8d9-47c9- a0f0-02dd144adff2

15. Khổng Minh Hằng (2011), Tìm hiểu tri thức về bảo vệ môi trường của người Thái ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Cử nhân chuyên ngành dân tộc học, Đại học KHXH và nhân văn Hà Nội. 16. Lương Thị Đại (chủ biên)(2013), Lễ Xên mường của người Thái Đen ở

mường Then, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Mai Văn Tùng (2017), Tri thức dân gian trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở Thanh Hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Ngô Đức Thịnh – Cầm Trọng (2013), Luật tục Thái ở Việt Nam (Customary Law of the Thai in Vietnam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 19. Nguyễn Duy Thiệu (1996), Cấu trúc tộc người ở Lào (ETHNIC

20.Nguyễn Trọng Điều (1987), Lào đất nước và con người, Nxb Giáo dục, Hà nội.

21. Nhiều tác giả (1998), Lịch sử Lào, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội. 22. Nhiều tác giả (2008), Nông dân nông thôn và nông nghiệp – những vấn đề

đang đặt ra, Nxb Tri thức, Hà Nội.

23. Nhiều tác giả (2015), Rừng thiêng ở Mường Khủn Tinh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả, Rừng và tầm quan trọng của rừng, Bài báo cáo môn khoa học môi trường, https://tailieu.vn/tag/tam-quan-trong-cua-rung.html, Ngày cập nhật 03/12/2016.

25. Nhiều tác giả (2016), Tìm hiểu lịch sử - văn hóa người Thái ở Mai Châu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa rừng ở tây bắc lào và tây bắc việt nam (Trang 77 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)