Phát triển nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 93 - 96)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy HTQT về KH&CN giai đoạn tới

3.3.2. Phát triển nhân lực KH&CN

Nhân lực đóng vai trị quan trọng trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực KH&CN. Trong những năm qua, Việt Nam đã chú trọng hơn về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Ở các trƣờng đại học, ngồi chƣơng trình đào tạo đại trà cịn xây dựng các chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao nhằm cung cấp cho thị trƣờng lao động. Để thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo này, các trƣờng đại học đã ln tích cực nâng cao chất lƣợng giảng dạy của mình.

Khi nhắc đến nguồn đào tạo nhân lực, chúng ta thƣờng thấy có hai nguồn đào tạo, một là đào tạo ở trong nƣớc, hai là đào tạo ở ngoài nƣớc. Đối với nguồn đào tạo trong nƣớc, ngồi chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao, các trƣờng đại

học của ta còn liên kết với các trƣờng đại học tiên tiến trên thế giới xây dựng chƣơng trình và cùng tổ chức đào tạo nhân lực trong nƣớc (theo hình thức 2+2,...). Hơn thế nữa, trong những năm gần đây Việt Nam đã hợp tác với một số nƣớc phát triển xây dựng trƣờng đại học đặt tại Việt Nam, có thể kể đến nhƣ: Đại học Việt - Đức, Đại học Việt - Pháp, Đại học Việt - Nhật, Đại học Fulbright,... Đây là những cơ sở đào tạo uy tín, chất lƣợng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Đối với nguồn đào tạo ngoài nƣớc, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo thông qua nhiều kênh khác nhau và nhận đƣợc sự hỗ trợ của các nƣớc bạn. Có thể kể đến các chƣơng trình đào tạo hợp tác với nƣớc ngồi nhƣ: Chƣơng trình VEF, Chƣơng trình đào tạo bác sỹ chuyên sâu (FFI), Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực về năng lƣợng nguyên tử,... Bên cạnh đó, thơng qua các chƣơng trình, dự án nghiên cứu chung, nhiều cán bộ nghiên cứu của Việt Nam đã đƣợc đào tạo chuyên sâu tại nƣớc đối tác. Nguồn nhân lực này đang đóng góp tích cực vào lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.

Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh trong đào tạo nhân lực mà chúng ta đã làm đƣợc, thì vẫn cịn điểm hạn chế trong cơng tác này đó là chƣa tập trung vào đào tạo theo từng ngành nghề, nhóm các nhà khoa học để sau này xây dựng đƣợc những ngành khoa học mũi nhọn của Việt Nam nhƣ chiến lƣợc KH&CN đã đề ra. Một hạn chế nữa là chúng ta mới chỉ chú trọng đến nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ở trong nƣớc và ngoài nƣớc mà chƣa thật sự chú trọng đến nguồn nhân lực sẵn có trên thế giới, trong đó có các nhà khoa học là ngƣời nƣớc ngồi và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và chuyên gia nƣớc ngoài tham gia hoạt động KH&C tại Việt Nam.

Từ những nhận định nêu trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực, cụ thể nhƣ sau:

- Chú trọng đầu tƣ cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN bằng các chƣơng trình đào tạo cụ thể, gắn trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển.

- Tiếp tục duy trì đào đạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nƣớc đáp ứng đƣợc trình độ của các nƣớc phát triển để có thể tham gia vào các dự án HTQT.

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo ở các nƣớc tiên tiến để cán bộ khoa học có cơ hội giao lƣu, trao đổi học thuật quốc tế song phƣơng và đa phƣơng. Đồng thời, chú ý tới đào tạo nhóm chuyên ngành cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực mũi nhọn trong các lĩnh vực nhƣ: công nghệ sinh học, y học, cơng nghệ thơng tin,...

- Xây dựng các phịng thí nghiệm liên kết thực hiện hai chức năng vừa đào tạo vừa nghiên cứu với các nƣớc phát triển. Xây dựng mạng lƣới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nƣớc ngoài, mở rộng các chƣơng trình đào tạo và nghiên cứu.

- Đặt mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đạt trình độ quốc tế. Đã đến lúc cần thiết lập chƣơng trình học bổng đào tạo chuyên gia KH&CN hàng đầu trong các lĩnh vực với ƣu tiên cao nhất của quốc gia. Ngƣời đƣợc nhận học bổng sẽ trở lại làm việc trong các viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm và các trƣờng đại học lớn nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt cán bộ KH&CN trình độ cao, đồng thời định hƣớng, dẫn dắt sự phát triển của ngành, lĩnh vực KH&CN.

- Trƣớc mắt (trong vòng từ 5 năm đến 10 năm tới) xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN cho các chƣơng trình và sản phẩm quốc gia. Nếu đạt đƣợc mục tiêu

này chúng ta vừa có sản phẩm quốc gia và vừa có nguồn nhân lực chất lƣợng cho các sản phẩm đó.

- Trong khi chờ nguồn nhân lực đào tạo, chúng ta cần tận dụng nguồn nhân lực sẵn có thơng qua việc thuê những nhà khoa học hàng đầu là ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi tham gia vào các chƣơng trình nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)