Hợp tác với Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 67 - 72)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Hợp tác với các nƣớc Đông Bắ cÁ

2.2.3. Hợp tác với Hàn Quốc

a) Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia tuy khác nhau về thể chế chính trị nhƣng có nhiều nét tƣơng đồng về lịch sử và văn hoá. Ngày 22/12/1992, hai nƣớc đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, Hàn Quốc đã đầu tƣ mạnh vào cơ sở hạ tầng giáo dục, hợp tác truyền bá ngành phim ảnh truyền hình, âm nhạc,… Quan hệ giữa hai nƣớc đƣợc nâng cấp dần lên theo thời gian. Năm 2001, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng và Tổng thống Kim Te Chung (Kim Dae Jung) đã tuyên bố thiết lập “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”.Tháng 10/2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Li Miêng Bác tháng 10/2009, Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Li Miêng Bác đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nƣớc lên thành “Đối tác hợp tác chiến lƣợc”. Đi đơi với nâng cấp quan hệ về chính trị, quan hệ về kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ cũng đƣợc đẩy mạnh. Hàn Quốc là một trong những nƣớc đầu tƣ FDI hàng đầu vào Việt Nam trong các lĩnh vực kể cả cơ sở hạ tầng [22].

b) Nền KH&CN của Hàn Quốc

Sau khi hồ bình lập lại, Hàn Quốc bắt tay vào khơi phục kinh tế. Trải qua 50 năm, từ một nƣớc nghèo, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia gia nhập nhóm các nƣớc kinh tế phát triển. Sợi chỉ đỏ dẫn dắt sự phát triển thần kỳ “kỳ tích sơng Hàn” của quốc gia này là phát triển KH&CN.

Năm 1990, Hàn Quốc với việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) bƣớc vào đội ngũ các nƣớc phát triển. Các chính sách KH&CN chuyển trọng tâm sang phát triển kỹ thuật, cơng nghệ mới. Chính phủ Hàn Quốc đã đƣa ra Dự án phát triển công nghệ hàng đầu (Dự án G7) với sự tham gia của Bộ KH&CN, Bộ Công thƣơng, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Giao thông xây dựng, Bộ Môi trƣờng, Bộ Y tế. Đây là dự án đầu tiên lên kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp tƣ nhân, tập trung vào các lĩnh vực, nhƣ công nghiệp IT, chất bán dẫn, thông tin truyền thông, năng lƣợng hạt nhân, công nghệ vũ trụ,…

Hiện nay, Hàn Quốc bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhƣ một sự tiếp nối những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Đây là cuộc cách mạng về tích hợp ngành chế tạo với cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT). Trọng tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ là mạng in-tơ-nét vạn vật (IoT). Để tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, cần rất nhiều yếu tố cấu thành, nhƣ cảm ứng thông minh, tự động hố nhà xƣởng, rơ-bốt, xử lý dữ liệu lớn, trao đổi hàng hố thơng minh, bảo mật. Trong cuộc cách mạng mới này, tất cả các công đoạn, từ sản xuất tới phân phối, lƣu thơng hàng hố, sẽ đều có những biến chuyển mang tính bƣớc ngoặt.

Để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, năm 2016, Hàn Quốc thành lập “Hội đồng Chính phủ và tƣ nhân về ngành công nghiệp mới”. Mục tiêu của Hội đồng này là chuẩn bị một lộ trình sẵn sàng cho ngành cơng nghiệp Hàn Quốc để có thể bắt kịp xu thế công nghiệp mới. Căn cứ đề xuất của Hội đồng, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố “Phƣơng hƣớng, đối sách cho thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ” vào cuối năm 2017.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Năm 1995, Việt Nam và Hàn Quốc ký kết Hiệp định về hợp tác KH&CN cấp Chính phủ, đến nay hai bên đã tổ chức đƣợc 08 khoá họp của Ủy ban hỗn hợp hợp tác KH&CN (JCM) và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thƣ. Hợp tác KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc cụ thể trong các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực công nghệ cao,ứng dụng và phát triển công nghệ: Nội dung

hợp tác tập trung vào khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, trao đổi cán bộ, trao đổi kinh nghiệm ƣơm tạo doanh nghiệp, phát triển các Khu tổ hợp, Khu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, cùng tham gia xúc tiến hoạt động văn hoá, khoa học, công nghiệp thông qua một loạt các văn bản ghi nhớ

hợp tác với các Khu Công nghệ nhƣ: Chung Nam Techno Park, Daedeok Innopolis, Daegu Techno Park; Trƣờng Đại học quốc gia Kyungpook.

Bộ KH&CN cũng triển khai hợp tác về xây dựng phần mềm định giá công nghệ với Tập đồn định giá cơng nghệ (A2M), Hàn Quốc, cử cán bộ sang Hàn Quốc để đào tạo về hệ thống quản lý dữ liệu của Tập đoàn A2M; hợp tác với Viện Nghiên cứu phát triển Hàn Quốc (KDI) và Quỹ Đổi mới công nghệ Hàn Quốc (KOTEC) để xây dựng hệ thống đầu tƣ tài chính cho đổi mới cơng nghệ ở Việt Nam thông qua tham vấn kinh nghiệm của Hàn Quốc; hợp tác với Viện Lập kế hoạch và đánh giá KH&CN Hàn Quốc (KISTEP) để đào tạo nhân lực cho Việt Nam nhằm thực hiện đánh giá trình độ cơng nghệ và xây dựng lộ trình phát triển cơng nghệ cho một ngành cơng nghệ hoặc chƣơng trình cơng nghệ cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp đổi mới Hàn Quốc (INNOBIZ) trong việc điều tra, khảo sát nhu cầu công nghệ, nhu cầu hợp tác đầu tƣ công nghệ của 65 doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ và liên doanh đầu tƣ dựa trên công nghệ; tổ chức hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến hợp tác, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ giữa tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam; hợp tác với Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc (SMBA) nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động hợp tác, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa hai nƣớc, xây dựng dự án đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp Việt Nam dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016-2019; hợp tác với Trung tâm đổi mới sinh thái doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEM (ASEIC) trong việc nghiên cứu, xem xét các trƣờng hợp điển hình ở Việt Nam và thảo luận, góp ý hồn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá năng lực đổi mới sinh thái Việt Nam năm 2015. Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiếp tục hợp tác với ASEIC để triển khai “Dự án hợp tác tƣ vấn đổi mới sinh thái cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam” với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tƣ vấn linh hoạt giúp hạn chế, giảm thiểu tác

động môi trƣờng, gia tăng hiệu quả tiết kiệm sử dụng năng lƣợng, nâng cao nhận thức và năng lực đổi mới sinh thái nội sinh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

- Lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng: Nhiều hoạt động hợp tác

đƣợc triển khai nhƣ hợp tác về tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng pháp định và đánh giá sự phù hợp với Cơ quan Tiêu chuẩn và Công nghệ Hàn Quốc (KATS); hợp tác về quản lý chất lƣợng xăng dầu với Viện Nghiên cứu quản lý xăng dầu Hàn Quốc; hợp tác về tiêu chuẩn hoá, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, đánh giá sự phù hợp và mã số, mã vạch với Cơ quan xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại Hàn Quốc (KOTRA); hợp tác trong lĩnh vực thử nghiệm, chứng nhận các thiết bị điện, điện tử với Phòng Thử nghiệm Quốc gia Hàn Quốc (KTL); hợp tác về đo lƣờng KH&CN với Viện Nghiên cứu khoa học và Chuẩn đo lƣờng Hàn Quốc (KRISS), hai bên thƣờng xuyên trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống đo lƣờng quốc gia, đào tạo chuyên môn về đo lƣờng cho cán bộ của Viện Đo lƣờng Việt Nam, thực hiện những nghiên cứu chung về đo lƣờng, thực hiện một số so sánh song phƣơng, hợp tác trong nghiên cứu chế tạo chuẩn đo lƣờng, liên kết chuẩn đo lƣờng quốc gia,... Hai bên đã ký kết Thỏa thuận về việc thiết lập Nhóm cơng tác chung để chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm hợp tác về đo lƣờng Việt Nam - Hàn Quốc (V-KCM).

- Lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc tăng

cƣờng thông qua việc trao đổi cán bộ, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ theo các chƣơng trình đào tạo của Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Trung tâm đào tạo quốc tế về sở hữu trí tuệ (IIPTI), hợp tác trong lĩnh vực tự động hố quản lý sở hữu trí tuệ, thực thi quyền và các vấn đề liên quan đến Hiệp ƣớc Hợp tácsáng chế (PCT). KIPO giúp đào tạo cho các thẩm định viên nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế tại Việt Nam và Hàn Quốc; phối hợp tổ chức Hội thảo về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

- Lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn hạt nhân: Triển khai Hiệp định

hợp tác về sử dụng năng lƣợng ngun tử vì mục đích hịa bình đƣợc ký năm 1996 và Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y học phóng xạ đƣợc ký năm 2007, Bộ KH&CN và Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Hoạch định tƣơng lai Hàn Quốc (MSIP) đã hợp tác xây dựng Trung tâm hợp tác Việt - Hàn về gia tốc và y học hạt nhân. Dự án đã hoàn thành vào năm 2015. Trung tâm gia tốc đặt tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội với máy Cyclotron-MeV và các thiết bị liên quan hiện đã đi vào hoạt động chế tạo đồng vị phóng xạ phục vụ cho các nhu cầu y tế.

Những lĩnh vực nêu trên là những lĩnh vực hợp tác thông thƣờng mà hai nƣớc đã triển khai trong thời gian qua. Để có những đột phá mới trong hợp tác KH&CN, hai bên đã triển khai dự án thành lập Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST). Đây là chủ trƣơng đã đƣợc thống nhất giữa Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Park trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tƣớng vào tháng 3/2012, đồng thời triển khai Thoả thuận đã đƣợc ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc về việc triển khai dự án thành lập Viện V-KIST nhân dịp Tổng thống Hàn Quốc - Bà Park Geun Hee thăm chính thức Việt Nam vào tháng 9/2013. Dự kiến, Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam (V-KIST) là một Viện KH&CN tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế với mơ hình Viện nghiên cứu theo hợp đồng, tiến hành nghiên cứu và phát triển các công nghệ chủ chốt phù hợp với định hƣớng ƣu tiên quốc gia của Việt Nam và là thế mạnh của Hàn Quốc.Tổng kinh phí cho giai đoạn I (2014-2017) của Dự án dự kiến khoảng 70 triệu USD, trong đó phía Hàn Quốc hỗ trợ 35 triệu USD từ nguồn viện trợ khơng hồn lại. Hiện tại, Bộ KH&CN đang tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan để hồn thiện cơng tác chuẩn bị, sớm đƣa V-KIST đi vào hoạt động [15].

d) Kết luận

Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất, trải qua hơn 25 năm quan hệ trong các lĩnh vực chính trị, thƣơng mại, đầu tƣ, văn hố, giáo dục và KH&CN. Hàn Quốc vẫn duỳ trì ODA cho Việt Nam trong FDI, giáo dục và gần đây tập trung vào KH&CN với việc hỗ trợ Việt Nam thành lập Viện KH&CN Việt Nam và Hàn quốc (V-KIST). Việc thành lập giúp cho việc tập trung nguồn lực của hai nƣớc trong hợp tác nghiên cứu và đào tạo mà cịn tập trung vào hợp tác phát triển cơng nghệ cụ thể cho Việt Nam. Đây là mơ hình hợp tác hoàn toàn mới về phạm vi và qui mơ, do vậy q trình thực hiện phải hết sức thận trọng để đảm bảo thành công của dự án lớn này. Trong chính sách HTQT về KH&CN chúng ta cần đặt hợp tác KH&CN giữa hai nƣớc trong bối cảnh đối tác ƣu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 67 - 72)