Hợp tác với Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 67)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Hợp tác với các nƣớc Đông Bắ cÁ

2.2.2. Hợp tác với Nhật Bản

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản

Nhật Bản là nƣớc G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thƣ Việt Nam sang thăm (1995), nƣớc G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc với Việt Nam (2009), nƣớc G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trƣờng của Việt Nam (2011) và là nƣớc G-7 đầu tiên có nguyên thủ quốc gia gọi điện thoại cho Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam ngay sau khi lên nắm quyền (2012).

Quan hệ giữa hai nƣớc không ngừng đƣợc nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung về “Hƣớng tới đối tác chiến lƣợc vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chƣơng trình hợp tác hƣớng tới quan hệ đối tác chiến lƣợc” (nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007). Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đƣa quan hệ hai nƣớc lên tầm đối tác chiến lƣợc (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thƣ Nơng Đức Mạnh vào tháng 4/2009). Nhật Bản là nƣớc đầu tiên trong các nƣớc G7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc với Việt Nam (nƣớc tiếp theo là Anh năm 2010, Đức năm 2011). Năm 2010, "Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á" (nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tƣớng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010). Năm 2011, "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khn khổ đối tác chiến lƣợc vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản" (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10/2011). Năm 2013, lần đầu tiên hai nƣớc tổ chức Năm hữu nghị nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2014, “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc sâu rộng vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á” (nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nƣớc của Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang) [22].

b) Nền KH&CN của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, cơng nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Một vài đóng góp cơng nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực nhƣ: điện tử, ơ

tơ, máy móc, robot cơng nghiệp, quang học, hố chất, chất bán dẫn và kim loại. Hơn thế nữa, Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hƣơng của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ơ tơ lớn nhất tồn cầu cũng nhƣ 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm khơng gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tiến hành các nghiên cứu không gian và hành tinh, nghiên cứu hàng không, và phát triển không gian và vệ tinh. Cơ quan này đã phát triển một loạt các tên lửa, mới nhất và mạnh nhất trong số đó là các tên lửa H-IIB.

Ngành năng lƣợng hạt nhân cũng phát triển phục vụ cho các ngành công nghiệp của Nhật Bản và phát triển kinh tế. Kể từ năm 1973, Nhật Bản tìm cách để trở nên ít phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu và bắt đầu phụ thuộc vào năng lƣợng hạt nhân. Trong năm 2008, sau khi mở 7 lò phản ứng hạt nhân mới ở Nhật Bản (3 trên Honshū, và 1 trên Hokkaidō, Kyūshū, Shikoku, và Tanegashima), Nhật Bản đã trở thành quốc gia sử dụng điện hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới với 55 lò phản ứng hạt nhân. Các lò này cung cấp 34.5% nhu cầu điện năng của toàn Nhật Bản.

Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã phần nào khẳng định đƣợc mình qua các lần đoạt giải Nobel. Nhật Bản có số các nhà khoa học đoạt giải Nobel nhiều nhất trên toàn châu Á hiện nay.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Nhật Bản

Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hình thành từ rất lâu thông qua hợp tác giữa các trƣờng đại học và các việc nghiên cứu. Nhƣng kể từ khi Hiệp định giữa Chính phủ hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản về KH&CN đƣợc

ký năm 2006 đến năm 2015, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác KH&CN đã tổ chức họp lần thứ 4. Số lƣợng các nhà khoa học Việt Nam sang Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản sang Việt Nam tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung ngày càng tăng và ngƣợc lại số các nhà khoa học Việt Nam sang Nhật Bản học tập và nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể. Quan hệ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Nhật Bản đƣợc triển khai trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:

- Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ta phát triển điện hạt nhân và an toàn bức xạ và hạt nhân; khai thác và chế biến đất hiếm. Thấy đƣợc tiềm năng phát triển điện hạt nhân, Nhật Bản đã hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này từ rất sớm. Mới đầu bạn giúp chúng ta trong lĩnh vực pháp qui và sau đó tiến hành hợp tác trong việc xây dựng điện hạt nhân. Nhiều kỹ sƣ của Việt Nam đã đƣợc đào tạo tại Nhật Bản;

- Chƣơng trình hợp tác về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng và sở hữu trí tuệ. Về khn khổ hợp tác trong lĩnh vực này, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án ODA, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với dự án hỗ trợ trong nhiều năm liên tiếp;

- Chƣơng trình nghiên cứu sinh học giữa Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam với Viện nghiên cứu hoá - lý Nhật Bản. Trong khn khổ của chƣơng trình này, Nhật Bản đã hỗ trợ đào tạo nhiều nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Chƣơng trình nghiên cứu vũ trụ giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (VAST) với Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Trong khuôn khổ của chƣơng trình này, Nhật Bản đã cung cấp vốn ODA cho Việt Nam để xây dựng Trung tâm Vũ trụ quốc gia tại khu cơng nghệ cao Hồ Lạc và hỗ trợ đào tạo các kỹ sƣ Việt Nam trong lĩnh vực vệ tinh nhỏ.

- Để hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng nền tảng cho cơng nghệ cao, phía Nhật Bản cũng đã tài trợ ODA qui hoạch khu công nghệ cao Hoà Lạc với tỷ lệ 1/1000 và hỗ sở xây dựng Trung tâm nghiên cứu và triển khai tại Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc.

Hơn 20 năm qua, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển. Những năm gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đƣợc nâng lên tầm đối tác chiến lƣợc sâu rộng vì hồ bình và phồn vinh ở châu Á. Trong đó, quan hệ hợp tác về KH&CN đạt những bƣớc phát triển quan trọng [14].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nƣớc đã phát triển dƣới nhiều hình thức: Hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trƣờng học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nƣớc viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sĩ cho Việt Nam đến năm 2020. Trên cơ sở đề nghị của ta về hợp tác phát triển trƣờng đại học chất lƣợng cao tại Việt Nam, phía Nhật Bản đã quyết định chọn 4 trƣờng để hỗ trợ nâng cấp là Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp; trƣớc mắt sẽ bắt đầu thực hiện từ Đại học Cần Thơ. Hiện có khoảng 4.000 lƣu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sƣ, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hố, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã hồn thành giai đoạn thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trƣờng phổ thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2003-2013. Nhằm tiếp tục triển khai giai đoạn II của Dự án hợp tác

này, hai bên sẽ sớm thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu việc mở rộng giảng dạy tiếng Nhật tới cấp tiểu học và mở rộng sang các địa phƣơng khác tại Việt Nam.

Từ tháng 5/2013 thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật, Nhật Bản hỗ trợ Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo giáo viên dạy nghề, qua đó, hỗ trợ nâng cấp 6 trƣờng đào tạo nghề tại 5 tỉnh, thành (Hà Nội-2 trƣờng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 2013, Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác đào tạo nhân lực theo chuẩn nghề nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang giúp ta thực hiện dự án Trung tâm đào tạo logistics khu vực Mê Kông.

Nhật Bản cũng hợp tác với Việt Nam xây dựng trƣờng đại học Việt - Nhật tại Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, tạo cơ hội để đào tạo giảng dạy những kiến thức tiên tiến về công nghệ và quản lý của Nhật Bản vào Việt Nam.

e)Kết luận

Có thể nói quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã cam kết ở mức độ cao nhất, nó đã mở đƣờng cho đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực khác. Nhật Bản đóng góp nhiều nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, y tế,… Về hợp tác KH&CN, có thể nói Việt Nam và Nhật đã hợp tác với nhau trong tất cả các lĩnh vực từ tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, sở hữu trí tuệ,... đến năng lƣợng nguyên tử. Lĩnh vực nào cũng có dấu ấn của Nhật Bản. Về chuyển giao công nghệ, Nhật Bản cũng đã đầu tƣ nhiều việc lắp ráp ô tô và mô tô và hiện nay đang giúp Việt Nam ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy thiếu vắng những chƣơng trình hợp tác lớn mang tầm đối tác chiến lƣợc mà các chƣơng trình hợp tác của Việt Nam và các nƣớc khác đã và đang hình thành. Điều này phụ thuộc vào sáng kiến hợp tác KH&CN của hai quốc gia trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 67)