Hợp tác với Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 45 - 50)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Hợp tác với các nƣớc G7

2.1.4. Hợp tác với Vương quốc Anh

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh Quốc

Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Hiện nay quan hệ Việt - Anh có thể nói đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, quốc phòng,… Anh đã ký với Việt Nam hầu hết các hiệp định kinh tế khung; đƣa Việt Nam thành một trong những nƣớc nhận viện trợ ODA hàng đầu trong khu vực.Quan hệ giữa hai nƣớc bắt đầu từ việc trao đổi đồn, cụ thể:

- Về phía Việt Nam đã có các đồn cấp cao thăm chính thức Vƣơng quốc Anh nhƣ: Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt (1993); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1994); Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự ASEM-2 (1998); Phó Thủ tƣớng Vũ

Khoan (2003); Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (1998 và 2003);... - Về phía Vƣơng quốc Anh đã có các đồn cấp cao thăm chính thức Việt Nam nhƣ: Cơng chúa Anne (1995, 2002); Hồng Tử Xứ York Andrew (1999); Phó Thủ tƣớng J.Prescott (2001); Ngoại trƣởng (1995 và 1997); các Bộ trƣởng và Quốc vụ khanh Tài chính, Hợp tác phát triển, thƣơng mại;…

Trong quan hệ hợp tác kinh tế, Việt Nam và Anh đã ký hầu hết các hiệp định khung nhƣ: Chƣơng trình trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam (10 triệu Bảng cho 13 dự án nghiên cứu khả thi về sửa chữa hệ thông cầu trên quốc lộ 1A (7/1993);Chƣơng trình hồi hƣơng ngƣời Việt Nam ra đi bất hợp pháp sang Hồng Kông (100 triệu USD thông qua EU cho giai đoạn 1991- 1992); Hiệp định vận tải hàng không (19/8/1994) (sửa đổi lại năm 2001); Hiệp định khung về tài chính (50 triệu Bảng tín dụng ƣu đãi, 35% cho không, 65% tín dụng thƣơng mại (15/9/1994) (Chính phủ mới lên cầm quyền 5/1997 đã thay đổi mục đích sử dụng tín dụng, do đó Hiệp định này đã bị huỷ bỏ); Hiệp định tránh đánh thuế trùng (9/4/1995); Hiệp định về quy chế và hoạt động của Hội đồng Anh tại Việt Nam (10/12/2001); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (01/8/2002); Hiệp định về tài sản ngoại giao (9/2003);...

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Anh tăng nhanh từ những năm 90 đến nay. Trong 5 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng từ 20-25%/năm, ta liên tục xuất siêu. Những mặt hàng xuất chủ yếu: giày dép, dệt may, chè và cà phê, gạo, thuỷ sản, cao su,… Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Anh: hàng gia công chế biến và thiết bị cơng nghiệp, hố chất, thiết bị viễn thông, thuốc lá,… [22].

b) Nền KH&CN của Anh

Vƣơng Quốc Anh có các nhà khoa học đoạt giải Nobel chỉ đứng sau Hoa Kỳ với hơn 70 ngƣời đƣợc nhận giải thƣởng cao quý này. Trong số đó các nhà khoa học làm việc tại phịng thí nghiệm sinh học phân tử của trƣờng Đại học

Cambridege nhận đƣợc giải thƣởng này nhiều hơn bất cứ phịng thí nghiệm nào trên thế giới. Chỉ chiếm 1% dân của thế giới nhƣng nƣớc Anh đã tiến hành tới 5% tổng số nghiên cứu khoa học của thế giới.

Công nghệ sinh học đƣợc coi là ngành phát triển nhất. Hiện tại nƣớc Anh đang thử nghiệm nhiều kỹ thuật mới để tạo ra các giống biến đổi gen có khả năng chống lại bệnh tật, sâu bọ và thuốc diệt cỏ. Những công nghệ này cũng đƣợc dùng để chế tạo ra vắc xin mới chống lại bệnh dịch qui mô lớn và sản xuất ra các sinh phẩm cải tiến mới.

Tiếp nối với sự phát triển của công nghệ sinh học, y học cũng đƣợc phát triển ở Anh với việc phát hiện ra vai trò của ADN trong những năm 50 của James Watson và Francis Crick tại trƣờng Cambridge dẫn đến cuộc cách mạng sinh học và dƣợc. Kết quả của nó là có các cơng ty nhƣ Glaxo-Wellcome và AstraZeneca đã ra đời và sẵn sàng tài trợ cho các nghiên cứu và đón nhận sáng tạo mới. Thành cơng lớn nhất của Anh là đã giải mã gen ngƣời góp phần to lớn vào việc chữa bênh cho loài ngƣời.

Một trong những thành tựu khác của ngành khoa học Anh đó là lĩnh vực khoa học vật lý, các nhà vật lý phân tử, nhà thiên văn học và vũ trụ học tiếp tục các nghiên cứu để tìm cách trả lời những câu hỏi lớn nhƣ: vũ trụ hình thành từ lúc nào, lớn tới mức nào, làm từ các thành phần nhƣ thế nào?

Anh quốc hiện đang là một trong các nƣớc có đóng góp rất nhiều cho khoa học thế giới nói chung. Những nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc cũng góp phần cải thiện cuộc sống, sức khoẻ và tinh thần cho ngƣời dân không chỉ ở đảo quốc này mà trên cả toàn cầu. Vƣơng quốc Anh là một trong những nƣớc đi đầu trong việc kết hợp giới học thuật và các ngành công nghiệp để tạo ra mối quan hệ hợp tác đơi bên cùng có lợi, trong nhiều trƣờng hợp có cả sự tham gia từ nhiều nơi khác trên thế giới.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Hợp tác KH&CN song phƣơng giữa Việt Nam và Vƣơng quốc Anh mới đầu đang ở mức khiêm tốn, thể hiện ở việc: (i) Hai bên chƣa có một cơ chế hợp tác chính thức (Hiệp định, Bản ghi nhớ); (ii) Số lƣợng các đồn trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác còn hạn chế (ta mới cử đƣợc một số đồn đi tìm hiểu về hệ thống KH&CN của Anh, đoàn xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực khoa học điện tử (e-science) và phần mềm nguồn mở); (iii) Số lƣợng dự án hợp tác nghiên cứu giữa cộng đồng KH&CN hai bên chƣa nhiều.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam lại có nhiều dự án thành công nhất với các nhà khoa học Anh trong Chƣơng trình KH&CN của Liên minh châu Âu lần thứ 6 và 7 (FP6 và FP7). Điều này thể hiện cộng đồng KH&CN Việt Nam có uy tín trong khu vực cũng nhƣ có mối quan hệ hợp tác tốt với cộng đồng KH&CN Vƣơng quốc Anh (để nhận đƣợc tài trợ của các Chƣơng trình FP6 và FP7, các nhà khoa học của châu Âu phải hợp tác với nhà khoa học của ít nhất một nƣớc đang phát triển để cùng xây dựng dự án nghiên cứu).

Kể từ chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hợp tác KH&CN giữa hai nước có nhiều chuyển biến, cụ thể:

Phía Anh đã dành ƣu tiên mới cho hợp tác KH&CN với Việt Nam. Năm 2009, Anh đã cử Cố vấn khoa học trƣởng của Thủ tƣớng sang Việt Nam để bàn về các lĩnh vực ƣu tiên. Đầu năm 2010, Anh đã cử Giám đốc phụ trách nghiên cứu của Hội đồng KH&CN sinh học (BBSRC) sang Việt Nam thảo luận các nội dung hợp tác cụ thể.

Hiện nay, hai bên đang bàn bạc với nhau về khả năng Anh giúp Việt Nam xây dựng Phịng thí nghiệm hỗn hợp ứng dụng cơng nghệ Genơm để giải mã gen một số cây trồng và vật nuôi quan trọng của Việt Nam nhƣ lúa, cà phê, cây thuốc quý, tôm sú, cá tra,... (UK-VN Joint Genomic Research Laboratory). Mục đích chính của Phịng thí nghiệm là nhằm giúp ta tiếp cận và làm chủ trong việc chọn

tạo giống cây trồng vật ni một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Phịng thí nghiệm này rất quan trọng bởi vì sẽ giúp ta làm chủ đƣợc cơng nghệ khai thác các nguồn gen quý hiếm của cây trồng vật nuôi bản địa và tạo ra các công cụ mới cho phép rút ngắn và nâng cao hiệu quả chọn tạo giống vật nuôi cây trồng đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nƣớc ta. Đây là một hƣớng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam và khu vực.

Anh là một trong những nƣớc đi đầu về ứng dụng genôm học cho chọn tạo giống nên hồn tồn có thể giúp ta về kỹ thuật cơng nghệ và đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này. Dự kiến quy mô đầu tƣ cho Phịng thí nghiệm khoảng 5 triệu USD, trong đó phía Anh hỗ trợ kinh phí trang thiết bị và đào tạo nhân lực chất lƣợng cao cho Việt Nam về lĩnh vực này; phía Việt Nam hỗ trợ không gian khoảng 500-1000 m2 cho Phịng thí nghiệm.

Ngồi ra, Anh cịn là một trong những nƣớc đứng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực mà Việt Nam cũng đang rất ƣu tiên nhƣ: Công nghệ sinh học, ƣu tiên ứng dụng công nghệ sinh học vào trong nông nghiệp (giải mã gen, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi,...); Y- dƣợc (công nghệ tế bào gốc, chế tạo vaccine,…); Nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch ở ngƣời; Năng lƣợng sinh học (biofuel).

Tháng 3/2015, tại Hà Nội Bộ trƣởng Bộ KH&CN và Đại sứ Anh tại Hà Nội đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó Chính phủ Anh cam kết tài trợ cho nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và công nghệ sinh học, với kinh phí là 10 triệu bảng Anh và Việt Nam sẽ tài trợ 400.000 USD. Bên cạnh đó, BBSR và Quĩ phát triển KH&CN Việt Nam cũng đã ký cam kết đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu. Đây có lẽ thể hiện cam kết mạnh mẽ giữa hai chính phủ trong khng khổ đối tác chiến lƣợc [9].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Anh

Những năm 1980 và đầu 1990, Vƣơng quốc Anh đã giúp Việt Nam trong đào tạo tiếng Anh và sau này trong khuôn khổ dự án 322, 911, Việt Nam đã cử một số sinh viên sang tham gia vào các chƣơng trình từ cử nhân đến tiến sỹ tại các trƣờng đại học của Anh, nhƣng số lƣợng này cũng không nhiều.

e) Kết luận

Quan hệ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Vƣơng quốc Anh khởi đầu khá chậm chạp, tuy nhiên, thời gian vừa qua hai bên đã có những hoạt động hợp tác rất hiệu quả, thể hiện thông qua kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu chung. Đặc biệt hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nƣớc, các nhà khoa học Anh và Việt Nam đã giải mã đƣợc 38 gen giống lúa của Việt Nam vào năm 2013. Với việc giải mã này đã mở ra cơ hội mới cho Việt Nam trong việc cải tạo các giống lúa với chất lƣợng cao và có khả năng chống lại biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, năm 2015, Vƣơng Quốc Anh và Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác về các bệnh truyền nhiễm và lúa mở ra cơ hội mới cho hợp tác giữa hai nƣớc. Các hƣớng nghiên cứu này là thế mạnh của Vƣơng quốc Anh trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 45 - 50)