Hợp tác với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 57 - 61)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Hợp tác với các nƣớc Đông Bắ cÁ

2.2.1. Hợp tác với Trung Quốc

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hai nƣớc có mối quan hệ hợp tác từ khi nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung hoa ra đời.Quan hệ giữa hai nƣớc đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Từ khi bình thƣờng hố quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt

Nam - Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Năm 2008, hai nƣớc thiết lập quan hệ “đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện”.Các cuộc tiếp xúc cấp cao đƣợc duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cƣờng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện để hai bên từng bƣớc giải quyết tranh chấp, bất đồng.Hai nƣớc đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài [22].

b) Nền KH&CN của Trung Quốc

KH&CN của Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời với những phát minh sáng chế về thiên văn học, toán học, tơ tằm,… Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực KH&CN với mục tiêu là nuôi sống 1,6 tỷ ngƣời và phát triển mạnh mẽ quốc gia. Trung Quốc đã thực thi một chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học bằng cách xoá bỏ cơ chế bao cấp nhƣ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.Chính sách này đƣợc khu vực tƣ nhân đón nhận và hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng thông qua quy luật thị trƣờng. Trung Quốc đã triển khai chƣơng trình “Ngọn Đuốc” và đẩy mạnh xây dựng các công viên KHCN với hy vọng mang lại hơi thở mới cho các ngành công nghiệp quốc doanh và đƣa ra đƣợc những hạt giống đổi mới. Nhƣng kết quả của hai chƣơng trình này không gặt hái đƣợc nhiều thành cơng.Trong khi đó hai yếu tố sở hữu trí tuệ và đầu tƣ mạo hiểm hầu nhƣ không đƣợc đề cập trong các chính sách của Trung Quốc. Do đó trong những năm 1990, Trung Quốc đã gặp những thách thức phải vƣợt qua nhƣ hấp thụ và sản xuất công nghệ mới; sự cách biệt giữa nghiên cứu và ứng dụng; R&D trong công nghiệp yếu và nhập nhiều cơng nghệ mới nhƣng khó áp dụng. Tuy nhiên những gần đây, Trung Quốc đã thay đổi, phát triển mạnh mẽ KH&CN lấy đó làm nền tảng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu. Hiện nay, Trung Quốc đang trên đà tự khẳng định mình là một trong những quốc gia sáng tạo nhất thế giới vào năm 2020 và trở thành quốc gia số một về sáng tạo vào năm 2030, trƣớc

khi hiện thực hoá mục tiêu trở thành cƣờng quốc hàng đầu về KH&CN trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049. Trung Quốc sẽ khởi động "kế hoạch hợp tác hành động một vành đai và một con đƣờng về khoa học công nghệ và đổi mới" (The Belt and Road Science Technology and Innovation Cooperation Action Plan), trong đó bao gồm cả Sáng kiến Trao đổi giữa con ngƣời và con ngƣời về KH&CN, Sáng kiến về phịng thí nghiệm chung, Sáng kiến về Công viên hợp tác khoa học và Sáng kiến về Chuyển giao công nghệ.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tháng 12/1992 tại Hà Nội, hai nƣớc đã ký "Hiệp định hợp tác khoa học và kỹ thuật giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa". Căn cứ vào Hiệp định này, Uỷ ban hỗn hợp hợp tác KH&CN giữa Chính phủ hai nƣớc đã đƣợc triển khai ký kết Nghị định thƣ của các khoá họp, đến nay hai Bên đã tiến hành 8 phiên họp Ủy ban hỗn hợp. Bên cạnh đó, hai bên đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực nhƣ:

- Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hai Bên đã ký Hiệp định hợp tác

trong lĩnh vực năng lƣợng ngun tử vì mục đích hồ bình (25/12/2000). Trên cơ sở đó, hai Bên đã triển khai một số đồn trao đổi các cấp nhằm thúc đẩy họp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này.

- Trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hai Bên đã ký Hiệp định

về đảm bảo chất lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau (1994); Biên bản ghi nhớ giữa Viện Đo lƣờng Việt Nam và Viện Đo lƣờng Quốc gia Trung Quốc trong lĩnh vực đo lƣờng (2000); Thoả thuận giữa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Việt Nam và Cục Chất lƣợng và Giám định Kỹ thuật Nhà nƣớc Trung Quốc trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng và đánh giá sự phù hợp (2001); Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng,

Việt Nam và Tổng cục Kiểm tra, Giám sát Chất lƣợng và Kiểm dịch Nhà nƣớc Trung Quốc về tăng cƣờng quản lý chất lƣợng xe máy, động cơ xe máy, mũ bảo hiểm của Trung Quốc xuất sang Việt Nam (2002); Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Việt Nam và Trung tâm Chứng nhận Chất lƣợng Trung Quốc (CQC) về công nhận lẫn nhau kết quả chứng nhận của CQC các phụ tùng xe máy theo tiêu chuẩn Việt Nam (2003); Thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm Chứng nhận Phù hợp và CQC về các nội dung liên quan đến trao đổi thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm (2011);...

Cho dù hai Bên đã ký nhiều Biên bản hợp tác nhƣng đến nay hầu nhƣ chƣa triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể nào ngoài tổ chức các đoàn khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm.

- Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sở hữu trí

tuệ Trung Quốc (SIPO) đã ký Thoả thuận hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa hai nƣớc (2006) với các nội dung: (i) bảo hộ thoả đáng và hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ theo các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ; (ii) thúc đẩy hợp tác nhằm đẩy mạnh sự phát triển của quyền sở hữu trí tuệ; (iii) trao đổi, đào tạo cán bộ; (iv) trao đổi thông tin; (v) đẩy mạnh hợp tác về bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hoá dân gian. Triển khai Thoả thuận này, hai Bên đã tiến hành trao đổi các đồn cơng tác, tổ chức khoá đào tạo về thẩm định sáng chế và khố đào tạo về quản lý sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, từ sau năm 2011 đến nay, các hoạt động hợp tác với SIPO bị gián đoạn. Theo thơng báo chính thức của phía Bạn, SIPO thu hẹp ngân sách cho các hoạt động HTQT trong những năm vừa rồi [13].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hiện có hơn 13.500 lƣu học sinh Việt Nam đang học tại các trƣờng đại học của Trung Quốc và khoảng trên 4.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam. Về văn hoá, thể thao: hai Bên đã thúc đẩy việc thành lập Trung tâm

văn hoá của nƣớc này tại nƣớc kia; tăng cƣờng hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hoá, nguồn nhân lực.

e) Kết luận

Trong khoảng 15 năm lại đây, nền KH&CN của Trung Quốc ngày càng đƣợc phát triển rõ rệt, nhiều lĩnh vực đã đạt đƣợc trình độ cơng nghệ tiên tiến trên thế giới. Cùng với trình độ phát triển KH&CN, các chính sách quản lý về KH&CN của Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới. Các hoạt động hợp tác giữa hai nƣớc chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ kỳ vọng, chƣa thực sự đi vào chiều sâu.

Tài chính hoạt động cho các dự án nghiên cứu chung cũng hạn chế mặc dù Việt Nam cũng đã dành một phần kinh phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu.

Về chuyển giao công nghệ không đạt đƣợc nhƣ mong đợi mặc dù Trung Quốc đã triển khai một số dự án đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam nhƣng những công nghệ thực sự chuyển giao không nhiều và thƣờng những công nghệ thứ cấp và lạc hậu so với các nƣớc Châu Âu. Hạn chế này cũng do chính sách đầu tƣ của Việt Nam không thực ép các nƣớc đầu tƣ phải chuyển giao công nghệ đi cùng với các dự án. Điều mà Trung Quốc luôn áp các nƣớc khác đầu tƣ vào nƣớc mình phải cam kết chuyển giao cơng nghệ.

Những dự án về KH&CN hầu nhƣ cũng là qui mơ nhỏ và chƣa có những dự án lớn nên qui mơ ảnh hƣởng của các dự án đó cũng không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 57 - 61)