Hợp tác với Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 42 - 45)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Hợp tác với các nƣớc G7

2.1.3. Hợp tác với Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức)

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức

Quan hệ Việt Nam và Đức diễn ra rất tốt đẹp thể hiện qua việc ký kết một loạt các hiệp định cụ thể nhƣ: Hiệp định hợp tác Văn hoá (1990); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (1993); Hiệp định hợp tác hàng không (1994); Hiệp định hợp tác hàng hải (1995); Hiệp định nhận công dân trở lại (1995), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (1996), Hiệp định Hợp tác Khoa học-Kỹ thuật (1999). Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tƣớng Angela Merkel, hai nƣớc ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập “quan hệ đối tác chiến lƣợc vì tƣơng lai”. Đức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà cịn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật trong khn khổ Đối thoại nhà nƣớc pháp quyền Đức - Việt Nam [22].

b) KH&CN của CHLB Đức

Thành tựu KH&CN của Đức đóng vai trị rất quan trọng và các nỗ lực trong R&D tạo nên một phần không thể tách rời của nền kinh tế đất nƣớc. Đức là quê hƣơng của hầu hết các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất trên thế giới trong nhiều ngành khoa học về vật lý, toán học, hoá học và cơ khí. Đức là quốc gia đi đầu trong các ngành khoa học tự nhiên. Nghiên cứu khoa học ở Đức đƣợc hỗ trợ bởi các ngành công nghiệp và mạng lƣới các trƣờng đại học Đức và viện nghiên cứu khoa học của nhà nƣớc. Kết quả nghiên cứu khoa học của Đức luôn đƣợc đánh giá là tốt nhất trên thế giới. Đức đƣợc đánh giá là quốc gia đổi mới đứng thƣ 2 trên thế giới theo chỉ số đổi mới của Bloomber và là nƣớc đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đức có hệ thống đổi mới lớn nhất Châu Âu. Hệ thống này hỗ trợ nền kinh tế hƣớng theo xuất khẩu với những công ty cạnh tranh trên trƣờng quốc tế mà chủ yếu là ngành cơ khí. Đức chiếm 9% các viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ trong OECD và chiếm 8% các ấn phẩm khoa học và 12% patent. Năm 2011,

BERD chiếm 1.92% GDP cao hơn cả mức của các nƣớc OECD. Đức không chuyên về IC và các cơng nghệ mới nổi nhƣng nó vẫn duy trì phát triển mạnh. Chỉ có 27% dân số có trình độ học vấn chất lƣợng cao nhƣng 37% đang làm việc trong ngành KH&CN. Các nhà nghiên cứu Đức gắn kết tốt với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Cơ sở hạ tầng ICT đƣợc phát triển tốt.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức

Khuôn khổ pháp lý (các văn bản đã ký kết):Nghị định thƣ hợp tác nghiên

cứu KH&CN (1997); Biên bản ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác về KH&CN(2000); Biên bản ghi nhớ về hợp tác trên lĩnh vực công nghệ sinh học (2000); Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu biển (2004); Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nƣớc và môi trƣờng (2005); Biên bản ghi nhớ Tổ công tác liên Bộ lần thứ nhất (2006), lần thứ 2(2008), lần thứ 3(2009); Hiệp định hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức(2015).

Các thành tựu đã đạt được:

- Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tháng 9/2000, hai bên đã ký Biên bản

ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học. Tổng kinh phí phía Đức đã chi cho chƣơng trình này là khoảng 3,6 triệu Euro, trong đó khoảng 1,5 triệu Euro chi cho đào tạo. Phía Việt Nam cũng đã chi tổng cộng 5,2 tỷ đồng cho chƣơng trình này. Theo thơng báo của Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đức (Bộ BMBF), tổng cộng đã có 15 tiến sĩ đƣợc đào tạo trong chƣơng trình này.

- Trong lĩnh vựccông nghệ xử lý nước và môi trường, là một lĩnh vực có quy mơ hợp tác song phƣơng lớn nhất xét về mặt số lƣợng các dự án cũng nhƣ kinh phí đối ứng mà Bộ KH&CN và Bộ BMBF dành cho nghiên cứu khoa học. Đến nay, phía Đức đã dành khoảng 40 triệu Euro cho chƣơng trình hợp tác nghiên cứu này, với trên 70 tiểu dự án đã và đang đƣợc triển khai. Đây là một mơ hình hợp tác mới từ nghiên cứu đến sản xuất, trong đó có các cơ quan nghiên

cứu, trƣờng đại học, cơ quan tài trợ và công ty cùng tham gia. Các dự án nghiên cứu đã và sẽ mang lại những tác động không nhỏ tới sự phát triển KT-XH.

- Trong lĩnh vực nghiên cứu biển, trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu biển giữa Quỹ nghiên cứu quốc gia Đức (DFG) và Bộ KH&CN Việt Nam, đã có 06 dự án hợp tác nghiên cứu biển đƣợc triển khai. Tổng kinh phí phía Đức tài trợ cho các dự án này là 3,32 triệu Euro, kinh phí đối ứng phía Việt Nam là khoảng 13 tỷ đồng. Tháng 11/2009, Bộ KH&CN đã giao cho Viện KH&CN Việt Nam phối hợp với Quỹ DFG tổ chức Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá kết quả chƣơng trình nghiên cứu này tại Viện Hải dƣơng học Nha Trang với chủ đề "Tƣơng tác đất liền-đại dƣơng trong vùng biển ven bờ Nam Việt Nam“, đồng thời đƣa ra kế hoạch hợp tác trong thời gian tới trong lĩnh vực này.

- Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, đây là một trong những nội dung hợp

tác mới giữa Bộ KHCN Việt Nam và Bộ BMBF, lĩnh vực hợp tác này sẽ tiếp tục đƣợc thúc đẩy trong thời gian tới. Hiện tại đã có 02 dự án đƣợc triển khai thí điểm với tổng kinh phí phía Đức là 126.000 USD, kinh phí đối ứng phía Việt Nam là 2,8 tỷ đồng. Hai dự án này dự kiến sẽ đào tạo 05 thạc sĩ và 01 tiến sĩ trong nƣớc.

- Trong lĩnh vực quản lý nghiên cứu khoa học, xuất phát từ nhu cầu thực tế

của Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KH&CN, Bộ BMBF và Trung tâm hỗ trợ hoà nhập và phát triển quốc tế (CIM) đã cử 01 chuyên gia tƣ vấn có nhiều kinh nghiệm sang công tác tại Viện hỗ trợ đánh giá KH&CN.Tháng 11/2009, Bộ BMBF tiếp tục cử 01 chun gia CIM về phân tích đánh giá cơng nghệ GIS/GPS sang làm việc trong 2 năm tại Cơ quan đại diện TP. Hồ Chí Minh [7].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức

Hợp tác trong giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức đƣợc đẩy mạnh. Từ khi hai nƣớc chƣa thống nhất, Việt Nam đã cử nhiều sinh viên sang Đông Đức học tập ở tất cả các trình độ. Sau khi Đức thống nhất, Việt Nam vẫn cử các sinh viên sang Đức học lập nhƣng với qui mô bé hơn. Nhƣng hợp tác này đã đƣợc nâng lên khi hai nƣớc thành lập Trƣờng đại học Việt Đức - VGU.

e) Kết luận

Quan hệ hợp tác hai nƣớc trong lĩnh vực KH&CN đã có những bƣớc tiến vững chắc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Về mặt pháp lý, hai nƣớc cuối cùng đã ký kết Hiệp định hợp tác KH&CN năm 2015. Trong hầu hết các dự án mà hai bên hợp tác, phía Đức đều cam kết tài chính rất lớn cho Việt Nam. Thƣờng hai bên xây dựng các chƣơng trình lớn trong đó có các cấu phần dự án nhỏ. Do đó, sau khi các dự án này kết thúc, nó có tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Về mặt chuyển giao cơng nghê, phía Đức cũng cam kết chuyển giao các công nghệ cho Việt Nam. Nếu xét trên mọi tiêu chí lựa chọn đối tác ƣu tiên trong lĩnh vực KH&CN thì CHLB Đức là đối tác ƣu tiêu hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 42 - 45)