Hợp tác với Canada

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 54 - 57)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Hợp tác với các nƣớc G7

2.1.7. Hợp tác với Canada

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada

Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973, mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1994 và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997. Canada là thành viên của Ủy ban Giám sát Quốc tế trong gần 25 năm, bắt đầu từ năm 1954, sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp kết thúc.Canada và Việt Nam duy trì các mối quan hệ rất tốt. Năm 2013, Canada và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Quan hệ giữa Canada và Việt Nam đang ngày càng mở rộng, đặc biệt thể hiện qua thƣơng mại, đầu tƣ ngày càng tăng và sự hiện diện nổi bật của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Canada (CIDA). CIDA xác định Việt Nam là một trong số 20 quốc gia cần tập trung hỗ trợ.

Canada và Việt Nam đều là thành viên của các diễn đàn đa phƣơng bao gồm ASEAN, trong đó Canada là Đối tác đối thoại.Việt Nam là nƣớc điều phối hoạt động của Canada trong giai đoạn 2006 - 2009. Canada và Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức thƣơng mại thế giới(WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cộng đồng các nƣớc nói tiếng Pháp và Liên Hiệp Quốc.

Tại Canada, cộng đồng 180.000 ngƣời Canada gốc Việt đang hoạt động tích cực.Một số phái đồn thƣơng mại, văn hoá và từ thiện đến Việt Nam đã đƣợc tổ chức với sự tham gia của cộng đồng ngƣời Canada gốc Việt [22].

b) Nền khoa học và công nghệ Canada

Nhiều hoạt động NC&PT tập trung ở khu vực dịch vụ (44%) và hoạt động đổi mới phi công nghệ của Canađa đƣợc phản ánh trong các dữ liệu về nhãn hiệu.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (38%) cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động đổi mới.Đồng thời, tỷ lệ tài trợ cho nghiên cứu công của khu vực công nghiệp của Canađa nhiều hơn hầu hết các nƣớc OECD. Các nhà nghiên cứu Canada có các liên kết quốc tế khá tốt, với 45% bài báo khoa học và 30% đơn đăng ký sáng chế theo hiệp định PCT đƣợc thực hiện với sự hợp tác quốc tế. Ƣu thế công nghệ hiện hữu của Canađa mạnh trong ba lĩnh vực công nghệ bao quát; Những năm gần đây, Canada phát triền mạnh trong lĩnh vực công nghệ thơng tin - truyền thơng, nhƣng lại có sự giảm sút trong các công nghệ liên quan đến môi trƣờng.

Nguồn nhân lực của Canada có chất lƣợng cao, 50% dân số trƣởng thành có trình độ đại học và 30% lực lƣợng lao động làm các công việc KH&CN. Điểm khoa học trong kiểm tra PISA của học sinh 15 tuổi đứng thứ bảy OECD. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông phát triển khá tốt, với 31 băng thông rộng cố định, tỷ lệ chỉ có 32 thuê bao khơng dây trên 100 dân. Về khía cạnh sẵn sàng chính phủ điện tử, Canada nằm trong số mƣời quốc gia đứng đầu OECD.

Chính sách KH&CN đổi mới của Canada dựa trên Chiến lƣợc huy động KH&CN để đạt lợi thế của Canada đƣợc đƣa ra vào năm 2007. Chiến lƣợc này nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Canada thông qua các khoản đầu tƣ và các hoạt động trong ba phạm vi chính: vai trị của khu vực tƣ nhân trong đổi mới, nghiên cứu xuất sắc và NC&PT chiến lƣợc, nhân công dựa trên tri thức. Các lĩnh vực công nghệ ƣu tiên là khoa học môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên và năng lƣợng, sức khỏe và khoa học sự sống, công nghệ thông tin - truyền thông.

c) Hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Canada

Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Canada đƣợc triển khai từ rất lâu thông qua khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng đại học và viện của Canada với các trƣờng đại học/viện của Việt Nam. Cho tới nay hai bên chƣa ký kết hiệp định hợp tác song phƣơng trong lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên, vào năm 1992 Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc của Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu quốc tế (IDRC) của Canada đã ký MOU về việc hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu chính sách và xã hội của Việt Nam. Mặc dù chƣa có hiệp định hợp tác chính thức nhƣng hai bên vẫn đẩy mạnh hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể nhƣ:

- Đầu những năm 1990, IDRC đã tài trợ cho chƣơng trình cải cách pháp luật cho Việt Nam, chƣơng trình này rất hiệu quả và đã giúp cho Bộ Tƣ pháp Việt Nam kiến nghị cụ thể những vấn để cải cách thể chế cho Việt Nam. Hơn nữa, trong thời gian này, Chính phủ Canada thông qua tổ chức phát triển của Canada đã tài trợ cho Việt Nam một Chƣơng trình cơng nghệ thơng tin với số tiền 10 triệu USD. Chƣơng trình này đã hỗ trợ tƣ vấn về chính sách về cơng nghệ thông tin cho Việt Nam.Tại thời điểm này, Việt Nam mới mở cửa Internet.

- Giữa những năm 1990, Chính phủ Canada cũng đã tài trợ chƣơng trình mơi trƣờng cho Việt Nam. Chƣơng trình này với nguồn vốn 10 triệu USD hỗ trợ cho Việt Nam về chính sách mơi trƣờng, đã giúp Việt Nam đƣa ra những chính sách thích hợp liên quan đến mơi trƣờng.

- Đầu những năm 2000, CIDA và IDRC đã đồng tài trợ cho chƣơng trình kinh tế và môi trƣờng cho Việt Nam (VEEM).Chƣơng trình này đã tài trợ khoảng 10 triệu USD trong 5 năm.

- Ngồi những chƣơng trình lớn nêu trên, hàng năm năm IDRC cũng đã tài trợ cho các dự án nghiên cứu chính sách kinh tế, mơi trƣờng, và xã hội với trị giá

d) Hợp tác giao dục giữa Việt Nam và Canada

Đầu năm 2007, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Canada tại Việt Nam đã tổ chức một chiến dịch quảng bá giáo dục Canada nhằm nâng cao số sinh viên Việt Nam chọn Canada làm điểm đến du học hàng đầu. Trong năm 2011 đã có hơn 3000 học sinh, sinh viên Việt Nam học tập ở Canada.

Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số các nƣớc có nhiều sinh viên du học ở Canada.Hiện cũng có khoảng hơn 50 thỏa thuận hợp tác giữa các trƣờng đại học của Canada và Việt Nam. Các cơng dân Việt Nam đều có thể tham gia Chƣơng trình học bổng dành cho Khối Pháp ngữ của Canada do CIDA quản lý. Học bổng này nhằm hỗ trợ các nƣớc đang phát triển trong Khối Pháp ngữ nhằm tăng cƣờng năng lực thể chế trên các lĩnh vực ƣu tiên.

e) Kết luận

Hợp tác KH&CN với Canada có nhiều tiềm năng.Nhƣng Việt Nam vẫn chƣa khai thác hết các tiềm năng mà bạn có.Canada là nƣớc phát triển nằm ở Bắc Mỹ có nền KH&CN mạnh.Mặc dù Canada là đất nƣớc công nghiệp nhƣng rất chú ý tới vấn đề môi trƣờng.Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng rất chú trọng tới phát triển công nghệ thông tin và hƣớng tới ứng dụng trong các lĩnh vực đặc biệt là chính phủ điện tử.

Về mặt tài chính, Chính phủ Canada đã từng viện trợ nhiều dự án cho Việt Nam. Đặc biệt là những dự án về môi trƣờng, công nghệ thông tin và nghiên cứu chính sách. Do vậy, chúng ta cần phải khai thác cơ hội này hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 54 - 57)