Hợp tác với Italia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 50 - 52)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Hợp tác với các nƣớc G7

2.1.5. Hợp tác với Italia

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Italia

Quan hệ chính trị giữa hai nƣớc từ đầu những năm 90 đƣợc củng cố và phát triển rõ nét. Italia là nƣớc Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ việc tăng cƣờng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng nhƣ việc bình thƣờng hố quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thƣơng mại, tiền tệ quốc tế đầu những năm 90. Trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao Italia khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, coi Việt Nam là nƣớc ƣu tiên phát triển quan hệ ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 21/01/2013, Việt Nam và Italia đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ

Đối tác chiến lƣợc nhân chuyến thăm Italia cấp Nhà nƣớc của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng. Hai bên đã xây dựng đƣợc nhiều cơ chế phối hợp nhƣ Đối thoại chiến lƣợc cấp Thứ trƣởng Ngoại giao, Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trƣởng Quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế. Hai bên vẫn tiếp tục duy trì các chuyến thăm cấp cao trong những năm gần đây.

Về Kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, Italia là một trong những nƣớc Tây Âu đầu tiên nối lại và phát triển các quan hệ hợp tác với Việt Nam sau thời kỳ ngƣng đọng (những năm 1979 - 1989). Italia đứng thứ 31/112 quốc gia và lãnh thổ đầu tƣ tại Việt Nam trong các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo, giày da, xây dựng, thiết bị vệ sinh, bình nóng lạnh, chế biến thép. Chính phủ Italia đƣa Việt Nam vào danh sách 10 thị trƣờng mới nổi ƣu tiên phát triển quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ. Hai bên đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế và đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 10/2014, lần thứ hai vào tháng 10/2015, lần 3 vào tháng 11/2016 [22].

b) Nền KH&CN của Italia

KH&CN của Italia phát triển từ khá sớm với truyền thống lâu đời từ thời phục hƣng và đế chế La Mã. Qua nhiều thế kỷ Italia đã có một cộng đồng khoa học mạnh tạo ra những sáng chế quan trọng trong sinh học, vật lý, hoá học, toán học, thiên văn và các ngành khoa học khác. Italia có một hệ thống các trƣờng đại học cổ kính và lâu đời nơi sản sinh ra các nhà khoa học nổi tiếng của Italia.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Italia

Về hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Italia, hai nƣớc đã hợp tác KH&CN từ rất sớm với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác KH&CN từ năm 1992. Hai bên triển khai tích cực Chƣơng trình hợp tác về KH&CN theo giai đoạn. Thơng qua 5 Chƣơng trình từ 1998 đến nay, 80 dự án hợp tác nghiên cứu chung đã đƣợc ký kết, triển khai trong các lĩnh vực: bảo tồn, phục chế di tích cổ, cơng nghệ sinh học và nông nghiệp, nghiên cứu cơ bản, công nghệ thơng tin và

cơng nghệ viễn thám. Chƣơng trình giai đoạn 2017 - 2019 đƣợc ký kết vào tháng 11/2016. Trong chƣơng trình hợp tác KH&CN, Bộ Ngoại giao Italia cũng dành một phần kinh phí đáng kể cho các dự án hợp tác nghiên cứu chung giữa hai nƣớc [10].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Italia

Về hợp tác giáo dục, số lƣợng sinh viên tại Italia tăng nhanh trong một vài năm gần đây, khoảng 1000 sinh viên và nghiên cứu sinh đang học tập tại Italia, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc Italia. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Italia dành cho Việt Nam một số học bổng cho các khoá học tiếng Italia và cao học, mở các khoá học tiếng Italia tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

e) Kết luận

Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Italia đã diễn ra từ rất lâu, kể từ 25 năm trƣớc đây. Các hoạt động hợp tác diễn ra trên cơ sở giữa các viện/trƣờng với những dự án nghiên cứu chung. Hai bên đều chú trọng đến các hợp tác này và cung cấp tài chính cho các hoạt động nghiên cứu chung. Tuy nhiên, qui mô của những dự án này còn nhỏ và kết quả của hợp tác là những bài báo nghiên cứu và một vài khoá đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)