Hợp tác với Cộng hoà Pháp (CH Pháp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 38 - 42)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Hợp tác với các nƣớc G7

2.1.2. Hợp tác với Cộng hoà Pháp (CH Pháp)

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CH Pháp

Mối quan hệ hai nƣớc Việt - Pháp đãđi thêm một chặng đƣờng trong sự hợp tác và phát triển. Sự kiện hợp tác quan trọng gần nhất giữa hai nƣớc Pháp và Việt Nam phải kể đến là việc ký kết bản hợp tác chiến lƣợc song phƣơng vào ngày 25/9/2013, với mục đích tăng cƣờng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, quốc phịng, kinh tế, giáo dục, văn hố. Quan hệ chiến lƣợc về chính trị giữa hai nƣớc Việt - Pháp cũng đãđạt đến một tần suất tƣơng đối thƣờng xuyên bằng những cuộc gặp mặt cấp cao, ở tầm quốc gia có bốn chuyến thăm của các đời tổng thổng Pháp dành cho Việt Nam (1993, 1997, 2004, đặc biệt năm 2016 có sự tham gia của Chủ tịch Hội ngƣời Việt Nam tại Pháp trong đoàn của Tổng thống Pháp tại Việt Nam, của Thủ Tƣớng Pháp Franỗois Fillon vo thỏng 11/2009), trong mối tƣơng quan đó, về phía Việt Nam cũng có chuyến thăm đến Pháp của Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam vào năm 2002, của Tổng Bí thƣ vào năm 2005, và của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, 2013 và 2015 (khai mạc COP 21). Bên cạnh đó, mỗi năm, cịn rất nhiều các chuyến viếng thăm cấp bộ trƣởng đƣợc diễn ra ở cả hai chiều. Hiện tại, Việt Nam là thành viên của Tổ Chức quốc tế Pháp ngữ OIF, với trụ sở cấp vùng Châu Á - Thái Bình Dƣơng của OIF đặt tại Hà Nội, nơi đã tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc Pháp ngữ năm 1997 [22].

b) Nền KH&CN của Pháp

Là quốc gia xếp thứ 20 về dân số, nhƣng đứng thứ 5 về KH&CN với hơn 210.000 nhà nghiên cứu thuộc cả khu vực công và tƣ nhân, gần 800.000 kỹ sƣ và

nhà khoa học, nƣớc Pháp chiếm một vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới. Dành hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu, Pháp mạnh ở nhiều lĩnh vực (toán học, vật lý, hạt nhân, vũ trụ, nơng học, khảo cổ học,…), trong đó có nhiều cụm khoa học nổi danh trên thế giới.

Năm 2006, nƣớc Pháp đứng thứ 4 trên thế giới trong hệ thống cấp bằng sáng chế của châu Âu (chiếm 5,5%), chuyên sâu trong lĩnh vực máy móc - cơ khí - vận tải. Trong hệ thống cấp bằng của Mỹ, Pháp xếp hàng thứ 7 trên thế giới (chiếm 2% số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp) chuyên về dƣợc học - cơng nghệ sinh học và hố học - vật liệu.

Nƣớc Pháp là ngôi nhà của những trƣờng đại học lâu đời nhất trên thế giới. Hiện nay, Pháp có số đơng các trƣờng đại học và cao đẳng giảng dạy các khoá học về khoa học cơ bản và ứng dụng; có nhiều sinh viên đăng ký vào học các ngành KH&CN.

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CH Pháp

Về khuôn khổ pháp lý, tháng 3/2007, Việt Nam và Pháp đã ký kết Hiệp định hợp tác về KH&CN giữa hai Chính phủ. Tiếp theo hai bên đã ký Thoả thuận hợp tác Việt Nam - Pháp về thành lập Phòng thí nghiệm liên kết (LIA) quốc tế về vật lý hạt. Đây là thoả thuận cấp Bộ giữa Bộ KH&CN đại diện cho 06 cơ sở nghiên cứu và trƣờng đại học của Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Uỷ ban Năng lƣợng nguyên tử Pháp (CEA) đại diện cho 12 cơ quan và cơ sở nghiên cứu của Pháp. Để triển khai Hiệp định Bộ ngoại giao Pháp và Bộ KH&CN Việt Nam đã xây dựng Chƣơng trình Hoa Sen tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm nhƣ: Vật liệu mới, truyền thơng, tốn học, vật lý và hố học ứng dụng, cơng nghệ Nano, hợp chất tự nhiên, công nghệ sinh học, mơi trƣờng,… Năm 2009, Chính phủ hai nƣớc đã ký Hiệp định thành lập Đại học KH&CN Việt - Pháp. Những lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nƣớc gồm:

- Trong lĩnh vực y tế, Chƣơng trình hợp tác liên chính phủ giữa Việt Nam

và Pháp đào tạo thực tập sinh trong ngày y đƣợc ký kết vào ngày 10/02/1993 (thƣờng đƣợc gọi là Chƣơng trình FFI) và đến nay vẫn đƣợc tiếp tục triển khai. Nội dung chính của chƣơng trình là tuyển các bác sỹ (dƣới 40 tuổi) đi thực tập tại các bệnh viện ở Pháp theo các chuyên ngành nội, phẫu thuật, nhi khoa, răng hàm mặt, chuẩn đốn hình ảnh, nội soi. Đây có thể nói là chƣơng trình thành cơng nhất nếu so nó với các chƣơng trình hợp tác khác. Về mặt số lƣợng có thể nói cho đến nay có đến hàng trăm các bác sỹ đƣợc tuyển chọn ngặt nghèo để đến Pháp thực tập. Về mặt chuyên môn, các bác sỹ Việt Nam đƣợc các bác sỹ hàng đầu Pháp hƣớng dẫn và cầm tay chỉ việc. Điều quan trọng hơn là họ có cơ hội đƣợc điều trị trực tiếp các bệnh nhân Pháp, khác với việc các bác sỹ khác của ta sang các nƣớc khác không đƣợc trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà chỉ có kiến tập. Những bác sỹ đƣợc đào tạo từ Pháp về đóng vai trị quan trọng trong các bệnh viện tuyến đầu của Việt Nam hiện nay.

- Trong lĩnh vực không gian, Pháp là nƣớc đầu tiên hợp tác với Việt Nam

trong lĩnh vực này. Mới đầu Pháp tài trợ cho Việt Nam trạm thu tín hiệu vệ tinh mặt đất. Dự án này là nền tảng cho việc hợp tác tiếp theo sau này. Nhờ có trạm vệ tính này mà trình độ về khoa học viễn thám của các nhà khoa học Việt Nam đƣợc nâng cao, hơn nữa những tín hiệu thu đƣợc đãđóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Không chỉ dựng lại ở trạm vệ tinh, Pháp tiếp tục tài trợ cho Việt Nam phòng vệ tinh viễn thám Vinaretsat1 và vệ tinh này đƣợc phóng vào năm 2010. Có thể nói Pháp đã góp phần lớn xây dựng nền tảng công nghệ không gian cho Việt Nam.

- Về mặt tài chính cho hợp tác, Chính phủ Pháp cũng dành một phần tài

chính cho các hợp tác nghiên cứu và triển khai. Nếu xây dựng đƣợc những chƣơng trình lớn thì Chính phủ Pháp sẽ tài trợ thơng qua kênh ODA [7].

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CH Pháp

Trong những năm qua, hợp tác giáo dục Việt Nam và Pháp rất phát triển, Pháp đã giúp Việt Nam đào tạo từ ngôn ngữ, kinh tế, kỹ thuật đến ngành y. Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện một số chƣơng trình cử ngƣời đi đào tạo; bên cạnh đó hợp tác đào tạo giữa các trƣờng của hai nƣớc đƣợc đẩy mạnh. Hiện nay, có 7.000 sinh viên Việt Nam tại Pháp, nhƣng con số này còn chƣa tƣơng xứng với quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa Việt Nam và Pháp. Pháp muốn thúc đẩy đào tạo liên kết giữa các trƣờng đại học của hai nƣớc, sẵn sàng tạo điều kiện để ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam học tập tại các trƣờng của Pháp.

Bên cạnh việc cử sinh viên sang Pháp để đào tạo, hai bên bắt đầu xây dựng các cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo chƣơng trình đào tạo của Pháp. Điển hình là Dự án Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý (CFVG), Trƣờng Đại học KH&CN Hà Nội; chƣơng trình trao đổi sinh viên, học bổng của Chính phủ Pháp cho sinh viên Việt Nam; chƣơng trình giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam; chƣơng trình đào tạo kỹ sƣ chất lƣợng cao tại Việt Nam (PFIEV); hợp tác đào tạo trong lĩnh vực năng lực nguyên tử,…

e) Kết luận

Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CH Pháp đã triển khai từ rất lâu. Trong những năm khó khăn, nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn đƣợc cử sang Pháp để nghiên cứu và đào tạo. Hợp tác trong lĩnh vực KH&CN giữa hai nƣớc đãđóng góp vào sự phát triển KT-XH của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng cần thay đổi tƣ duy hợp tác từ tiếp nhận sang chủ động hợp tác; ta cần thảo luận với bạn xây dựng các chƣơng trình lớn nhằm tạo ra những nhóm các nhà khoa học mạnh trong từng ngành cụ thể để có thể đạt đƣợc những đột phá mới trong KH&CN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)