Nhận thức của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thư viện số tại học viện hành chính quốc gia (Trang 36 - 37)

8 .Dự kiến kết quả nghiên cứu và cấu trúc nộidung

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thƣ viện số

1.4.1. Nhận thức của các bên liên quan

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng TVS.

Ngành Thư viện Việt Nam đã có một lịch sử phát triển khá lâu đời song ý tưởng số hoá tài liệu, hay xây dựng thư viện điện tử/ thư viện số thì vẫn còn là một trở ngại trước mắt, và là mục tiêu phấn đấu của ngành thư viện Việt

Nam. Trong khi đó trên thế giới, các dự án, các kế hoạch về phát triển TVS đã được triển khai trên một quy mô rộng với sự đầu tư khá kỹ càng về ngân sách. Nếuđứng trên bình diện về các kỹ năng và sản phẩm thư viện, Việt Nam cũng đã có sự thua thiệt khá xa với các nước bạn, và đặc biệt về TVS thì đây thực sự là một khoảng cách quá lớn đòi hỏi nhà nước ta phải có sự quan tâm thích đáng và đầu tư có hiệu quả, tập trung triển khai thí điểm tại các thư viện lớnđầungành trong cả nước. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống TT-TV, đặc biệt là TVSở Việt Nam sẽmở ra một cơ hội mới cho các thư viện Việt Nam trong công tác số hóa tài liệu, đưa Việt Nam vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên điện tử.

- Nhận thức của lãnh đạo và nhân viên thư viện

Khi lãnh đạo có nhận thức về tầm quan trọng của thông tin số, việc triển khai xây dựng TVS sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi được quan tâm, chú trọng đầu tư, xây dựng. Lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, có kế hoạch, lập dự án nhằm tranh thủ sự đầu tư để xây dựng TVS với các bộ sưu tập số chất lượng, sử dụng hiệu quả. Trình độ và năng lực của nhân viên thư viện trong môi trường số sẽ giúp cho việc lập dự án, tiến hành xây dựng TVS phù hợp với mục tiêu, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin số của người dùng tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thư viện số tại học viện hành chính quốc gia (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)