Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thư viện số tại học viện hành chính quốc gia (Trang 48 - 49)

8 .Dự kiến kết quả nghiên cứu và cấu trúc nộidung

1.5. Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia

1.5.4. Chiến lược phát triển

Sự trở về trực thuộc Bộ Nội vụ và trở lại với tên gọi chính thức là Học viện Hành chính Quốc gia tạo cho Học viện một thế và lực mới theo hướng phát triển ổn định, bền vững với chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng, phát triển Học viện trong giai đoạn mới phải tiếp tục khẳng định tầm vóc của một trung tâm quốc gia bằng chính chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả nghiên cứu khoa học hành chính trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo ngày càng cao và trực tiếp. Trước tình hình mới và trong giai đoạn tới, HVHCQGcần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Cần đề xuất được những chiến lược xây dựng và phát triển, trong đó có chiến lược về mặt nội dung đào tạo, chiến lược về công tác cán bộ... Bên cạnh đó, Học viện cần hết sức để tâm tới việc phát triển quan hệ với các đối tác quốc tế và khu vực. Triển khai có hiệu quả và tham gia với hàm lượng ngày càng lớn hơn trong các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo sau đại học với các đối tác mà Học viện đang triển khai.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Về chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập trung củng cố, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức (chuyên viên,

chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp), chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh.

Về nội dung, cần đổi mới theo hướng “trang bị cho người học những gì xã hội, thực tiễn hành chính - công vụ đang cần, chứ không phải dạy những cái Học viện có”; ngoài kiến thức chuyên môn, cần tăng cường nội dung kiến thức giáo dục kỹ năng mềm cho người học. Cần bổ sung vào nội dung chương trình đào tạo của Học viện mảng kiến thức pháp luật quốc tế; chẳng hạn, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Về phương pháp, tăng cường các phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm theo các chủ đề khoa học, phương pháp nêu tình huống, sự kiện để lôi cuốn người học vào sự tranh luận, thảo luận, tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất... Chuyển mạnh từ “lấy người dạy làm trung tâm” sang phương pháp “lấy người học làm trung tâm”.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học hành chính tại tất cả các cơ sở của HVHCQG. Những đề tài khoa học cấp khoa, cấp Học viện phải thực sự có chất lượng, tập trung khai thác những khía cạnh, vấn đề thực sự bức thiết của đời sống hành chính, quản lý nhà nước mà lý luận cũng như thực tiễn đang đặt ra, phục vụ thiết thực hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và có thể chuyển giao ứng dụng tại các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thư viện số tại học viện hành chính quốc gia (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)