8 .Dự kiến kết quả nghiên cứu và cấu trúc nộidung
1.2. Các yếu tố cấu thành thƣ viện số
1.2.3. Nguồn nhân lực thưviện số
Có thể nói TVS là xu thế tất yếu của ngành thông tin thư viện toàn cầu. Để xây dựng và phát triển TVS thì việc đầu tiên cần làm là có được đội ngũ làm công tác thư viện số. Người làm công tác thư viện là nguồn nhân lực không thể thiếu trong bất kỳ thư viện nào, cho dù đó là thư viện truyền thống, thư viện hiện đại, thư viện điện tử, thư viện số.
Nhiệm vụ chính của các nhân lựcTVS là quản lý, lãnh đạo và các công tác liên quan đến trang web. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay các kỹ năng trong tổ chức thông tin càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, ngoài nắm chắc kiến thức về khoa học thư viện đòi hỏi đội ngũ những người làm công tác thư viện phải tiếp cận và chiếm lĩnh càng sớm càng tốt
những kiến thức cơ bản khác như: khoa học thông tin, công nghệ thông tin, ngoại ngữ…, phải vươn tới và thành thạo nhiều loại kỹ năng như kỹ năng về thông tin, kỹ năng phân tích xu hướng và phải tiếp tục nâng cao trình độ thông tin, kỹ thuật về tổ chức quản lý tri thức một cách hiệu quả trong các thư viện số nhằm giúp cho việc thu thập thông tin nhanh hơn, xác định vị trí, phân tích và kết nối thông tin một cách tinh vi, hiệu quả hơn.
Công việc chủ yếu của nhân lực thư viện số:
- Lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các bộsưutập số; - Thiết kế kết cấu kỹ thuật cho thư viện số;
- Mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng(siêu dữ liệu); - Lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin, tư vấn và chuyểngiao;
- Tạo lập giaodiện thân thiện người dùng trên toàn bộ hệthống mạng; - Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến thưviện số; - Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin vớigiá trị gia tăng;
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng; - Đảm bảo an ninh thôngtin.