Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 47)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận

Nhằm hệ thống hóa một số luận điểm cơ bản liên quan đến phong cách giáo dục, phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách này.

2.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng các phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi tại trường mầm non Quốc tế Koala House.

Tiến trình nghiên cứu thực tiễn được thực hiện cụ thể như sau: a) Bước 1: Thiết kế công cụ điều tra:

- Mục đích: Hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi.

- Phương pháp: Lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn.

- Cách thức tiến hành: Thăm dò bằng một số câu hỏi mở kết hợp với các câu hỏi đóng lựa chọn phương án trả lời. Xin ý kiến trực tiếp các chuyên gia Tâm lý học và phỏng vấn chính các bậc phụ huynh để hoàn thiện phiếu hỏi. Nội dung sơ bộ của phiếu hỏi được cấu trúc thành 4 phần như sau:

+ Phong cách giáo dục của cha mẹ biểu hiện trong lối sống, nề nếp sinh hoạt của con.

+ Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với việc kết bạn của con.

+ Phong cách giáo dục của cha mẹ liên quan tới việc ứng xử của con với người lớn.

+ Và mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với sự phát triển của con.

Đối với mỗi nội dung trên, chúng tôi đều xây dựng các câu hỏi nhằm tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ ở cả 3 loại: Độc đoán, dân chủ và tự do.

- Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi và hoàn thiện phiếu hỏi để điều tra chính thức.

- Phương pháp: Phương pháp điều tra và phương pháp thống kê toán học. - Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra thử 25 cặp cha mẹ có con từ 3 đến 6 tuổi tại trường Quốc tế Koala House.

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Alpha của Cronbach. Độ tin cậy của từng nội dung được coi là thấp nếu hệ số < 0,4. Độ tin cậy của cả phiếu hỏi được coi là thấp nếu hệ số < 0,6. Kết quả kiểm định độ tin cậy Alpha của phiếu hỏi được thực hiện dựa trên cơ sở của phép phân tích nhân tố với phép xoay Varimax.

Cần lưu ý rằng phép phân tích nhân tố này chỉ cho phép chúng tôi thu được 2 nhân tố tổng hợp về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ (xem phần phụ lục). Dựa trên nội dung của các câu hỏi trong từng nhân tố này cho phép chúng tôi gọi tên được 2 phong cách giáo dục của cha mẹ liên quan đến nề nếp sinh hoạt và việc kết bạn của con và phong cách giáo dục của cha mẹ trong việc giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con. Như vậy, một số câu hỏi không phù hợp đã được chúng tôi loại bỏ. Độ tin cậy của phiếu hỏi cũng như của từng nội dung được thể hiện cụ thể trong bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3 Độ tin cậy của bảng hỏi về phong cách giáo dục của cha mẹ

Nội dung Hệ số α

PCGD của cha mẹ trong việc rèn luyện nề nếp sinh hoạt và việc kết bạn của con

0.932 PCGD của cha mẹ trong việc giáo dục ý thức kỉ luật lao động

và ứng xử của con với người lớn

0.90 Phong cách giáo dục nói chung 0.954

Kết quả phân tích trên cho thấy các nội dung trong phiếu hỏi đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê, cho phép sử dụng vào khảo sát chính thức của đề tài.

c) Bước 3: Điều tra chính thức

- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng các phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ và xác định các yếu tố ảnh hưởng.

- Phương pháp: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin cả về mặt định lượng và định tính đối với vấn đề nghiên cứu.

- Cách thức tiến hành: Dựa vào kết quả khảo sát thử ở bước 2, chúng tôi cấu trúc lại bảng hỏi để điều tra chính thức với nội dung cụ thể như sau: + Phong cách giáo dục của cha mẹ trong việc rèn luyện nề nếp sinh hoạt (ăn, ngủ, chơi) và kết bạn của con gồm các câu c1, c2, c4, c5, c6, c7, c8, c9, c13, c14, c15, c16.

+ Phong cách giáo dục của cha mẹ trong việc rèn luyện ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn gồm: c3, c10, c11, c12, c17, c18, c19, c20, c21.

+ Mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với sự phát triển tâm lý của con gồm các câu: c22, c23, c24, c25, c26, c27.

Chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số thông tin của khách thể có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, số con trong gia đình, giới tính của con…

c) Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cũng như các khái niệm công cụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài như: phong cách, giáo dục, phong cách giáo dục của cha mẹ, trẻ mầm non, phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ mầm non,…

Cách thức tiến hành:

Tìm đọc các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây, qua đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: Nhằm tham khảo ý kiến đóng góp của một số nhà Tâm lý học về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận, hoàn thiện công cụ nghiên cứu và xử lý kết quả nghiên cứu.

Tiếp xúc và trao đổi với chuyên gia về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi ở một số nội dung sau:

Phong cách giáo dục, phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi. Yếu tố ảnh hưởng đến phong cách giáo dục của cha mẹ…

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập thông tin mang tính định lượng về các kiểu PCGD của cha mẹ cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chúng.

Cách thức tiến hành:

Tiếp xúc, trao đổi và tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhà nghiên cứu và các bậc cha mẹ có con từ 3 đến 6 tuổi tại trường Quốc tế Koala House. Sau đó, nhóm nghiên cứu gửi đến họ phiếu điều tra có kèm theo thư ngỏ và hướng dẫn cụ thể khi trả lời phiếu.

Phiếu điều tra gồm 27 câu hỏi và phần thông tin cá nhân. Mẫu phiếu điều tra dành cho bố và mẹ là như nhau, trong đó mẫu phiếu A dành cho bố, mẫu phiếu B dành cho mẹ với mong muốn các bậc phụ huynh trả lời một cách độc lập.

Nội dung phiếu điều tra:

Tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình cũng như mối liên hệ của các kiểu PCGD này với sự phát triển tâm lý của trẻ; Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới các PCGD này.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Thu thập thông tin mang tính định tính nhằm làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu định lượng thu được qua điều tra thực tiễn. Bên cạnh đó, có thể khai thác sâu hơn một số vấn đề và khẳng định lại các kết quả thu được từ các phương pháp khác.

Cách thức tiến hành:

- Tạo không khí thân mật, thoải mái và cởi mở giữa nhà nghiên cứu với người được phỏng vấn.

- Khéo léo nêu ra các nội dung cần được phỏng vấn, đồng thời đặt ra các câu hỏi bám sát những vấn đề, nội dung cần tìm hiểu. Các câu hỏi luôn linh hoạt và phát triển theo diễn biến của cuộc trao đổi với khách thể.

- Phương pháp này được thực hiện trong quá trình nhà nghiên cứu đến thăm gia đình của các cháu.

- Ghi lại chi tiết các thông tin cần thiết trong quá trình phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn:

- Tìm hiểu quan điểm của cha mẹ về việc giáo dục con cái.

- Sử dụng lại một số câu hỏi đã nêu ở phiếu trưng cầu ý kiến để phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn những thông tin định lượng thu được trong phiếu hỏi điều tra thực tiễn.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của PCGD của cha mẹ tới sự phát triển tâm lý của trẻ.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng PCGD của cha mẹ.

2.3.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý

Mục đích: Xây dựng chân dung tâm lý điển hình nhằm làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn các kết quả đã thu được từ nghiên cứu thực tiễn.

Cách thức tiến hành:

dục điển hình: một cặp cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ; một cặp cha có phong cách giáo dục độc đoán, còn mẹ có phong cách giáo dục tự do. Trực tiếp đến thăm gia đình và giáo viên để tìm hiểu thông tin về cha mẹ và trẻ.

Nội dung:

Tìm hiểu quan điểm về phong cách giáo dục của 2 cặp cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi.

Tìm hiểu mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng như ảnh hưởng từ phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ.

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trong đề tài chúng tôi sử dụng chương trình SPSS phiên bản 16.0 để xử lý và phân tích dữ liệu điều tra thu được. Chúng tôi chủ yếu sử dụng các phép toán về thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với thống kê mô tả chúng tôi sử dụng các thuật toán sau:

- Điểm trung bình (mean): được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và từng nhân tố cũng như từng phong cách giáo dục trong các lĩnh vực giáo dục và phong cách giáo dục của bố mẹ nói chung.

- Phần trăm : được dùng để tính tần xuất sự phân bố của các giá trị. - Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số xung quanh giá trị trung bình:

Đối với phép thống kê suy luận chúng tôi sử dụng các thuật toán sau : - So sánh giá trị trung bình, so sánh cặp để thấy có sự khác biệt hay không giữa các biến. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi giá trị p < 0,05. Ngoài ra trong phép so sánh cặp, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh chéo Crosstabs.

Phân tích tương quan nhị biến cũng được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu mối liên hệ giữa hai biến số. Mối liên hệ này được tính bằng hệ số tương quan Pearson hoặc spearman, có giá trị từ -1 đến +1. Giá trị của r cho biết độ mạnh

và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị + (r > 0) có nghĩa là giữa chúng có mối liên hệ thuận và giá trị – (r < 0) thể hiện mối liên hệ nghịch, trong trường hợp r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ.

Phân tích hồi qui tuyến tính đơn để xem xét mối quan hệ mang tính dự báo giữa biến số phụ thuộc với biến số độc lập. Kết quả phân tích hồi quy cho biết khi các biến độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc thay đổi như thế nào.

Kiểm định Cronbach α nhằm tìm hiểu độ tin cậy của các mục được hỏi trong phiếu hỏi. Cronbach α từ 0,6 đến cận 1 là có thể sử dụng được.

Cách tính điểm:

Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, chúng tôi đã chia mỗi phương án trả lời của từng câu hỏi tương ứng với từng phong cách giáo dục. Cụ thể:

Phương án trả lời a thuộc nhóm có phong cách giáo dục độc đoán được quy đổi là 1 điểm.

Phương án trả lời b thuộc nhóm có phong cách giáo dục dân chủ được quy đổi là 2 điểm

Phương án trả lời c thuộc nhóm có phong cách giáo dục tự do được quy đổi là 3 điểm.

Cách đánh giá từng phong cách giáo dục biểu hiện dựa trên điểm trung bình của các chỉ số thành phần. Kết quả xử lý được trình bày tại phụ lục.

Trên cơ sở kết quả đã xử lý, chúng tôi thu được 3 mức điểm số tương ứng với 3 phong cách giáo dục dưới đây:

Điểm trung bình từ 1 đến 1,67 thuộc phong cách giáo dục độc đoán. Điểm trung bình từ 1,68 đến 2,35 thuộc phong cách giáo dục dân chủ. Điểm trung bình từ 2,36 đến 3 thuộc phong cách giáo dục tự do.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã khái quát toàn bộ tiến trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích chân dung tâm lý, phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 16.0.

Các kết quả thu được có độ tin cậy và giá trị về mặt khoa học. Kết quả định lượng được khắc họa rõ hơn qua một số trường hợp phỏng vấn sâu. Điều này là cơ sở để tiến hành nghiên cứu một cách khách quan và đảm bảo tính khoa học của luận văn.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trƣờng Quốc tế Koala House tuổi tại trƣờng Quốc tế Koala House

3.1.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ nói chung

Khi nghiên cứu về PCGD của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tại trường Quốc tế Koala House, chúng tôi thu được kết quả thể hiện cụ thể ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.1 Phong cách giáo dục của cha mẹ nói chung

Biểu đồ 3.1 cho thấy: trong tổng số 192 cha mẹ, số đông (116 người) cha mẹ sử dụng PCGD dân chủ (chiếm 60,4%), tiếp đến là PCGD độc đoán 55 người (chiếm 28,6%) và PCGD tự do chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (10,9%). Nói một cách khác, cha mẹ thuộc nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài có xu hướng sử dụng PCGD dân chủ đối với con và số ít các bậc phụ huynh buông lỏng kỷ cương để con phát triển một cách tự do. Tuy nhiên bên cạnh đó, dù

28,6% 60,4% 10,9% PCGD của cha mẹ Độc đoán Dân chủ Tự do

trẻ còn khá nhỏ nhưng cha mẹ vẫn sử dụng mệnh lệnh và uy quyền, thậm chí có khi còn dùng biện pháp trừng phạt để giáo dục con em mình. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, phần lớn cha mẹ có phản ứng là “nhắc nhở nhẹ nhàng, hướng dẫn con ăn đúng cách, hợp vệ sinh” khi con ăn bằng tay hay làm rơi vãi thức ăn (chiếm 64,6%). Cùng với đó, số đông các cha mẹ “thường động viên và khuyến khích con tham gia giúp bố mẹ làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi” chiếm 60,9%. Đối với việc kết bạn của con, cha mẹ cũng ý thức được rằng nếu thấy con gây sự đánh nhau với bạn, thay vì bực tức, đánh cho con một trận thì đại đa số (78,1%) các bố mẹ thuộc nhóm khách thể nghiên cứu cho rằng cần “hỏi lý do và giải thích cho con rồi cùng con đi xin lỗi bạn” đồng thời cũng có 78,6% các ông bố bà mẹ thấy rằng cần “giải thích cho con thấy những điểm chưa tốt của bạn và hạn chế con chơi với bạn xấu”.

Đặc biệt đa phần cha mẹ có PCGD dân chủ thường giải thích cho con thấy hành vi nói tục, chửi bậy… là không tốt và yêu cầu con lần sau không được tái phạm, chiếm tỉ lệ khá cao (75%). Bên cạnh đó, cha mẹ dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)