PCGD của cha mẹ
Hiện nay con anh chị Biết chủ động trong ăn mặc cũng như vệ sinh cá nhân Chưa thành thạo trong các công việc cá nhân
Nói chung chưa tự làm được gì vì cháu còn quá nhỏ Độc đoán SL 38 13 4 % 36,5 22,4 13,3 Dân chủ SL 59 43 14 % 56,7 74,1 46,7 Tự do SL 7 2 12 % 6,7 3,4 40,0 Tổng SL 104 58 30 % 100 100 100
Quan sát bảng 3.8, chúng tôi nhận thấy chỉ có rất ít trẻ (4 cháu) có cha mẹ sử dụng PCGD độc đoán chưa tự làm được gì trong sinh hoạt cá nhân, còn lại, phần nhiều (36,5%) chúng có khả năng tự lập hơn (biết chủ động trong ăn mặc cũng như vệ sinh cá nhân) so với những trẻ có cha mẹ thuộc nhóm PCGD tự do. Phải chăng khi cha mẹ nghiêm khắc con cái sẽ có ý thức nề nếp tốt, biết chủ động hơn trong sinh hoạt cá nhân? Anh Ng. Th (38 tuổi, PCGD độc đoán) chia sẻ: “Hầu như nhiều hoạt động cá nhân cháu đều tự động làm hết. Bố mẹ chỉ cần nói là cháu phải làm luôn, không cần để bố mẹ thúc ép. Con tôi đã được rèn luyện thói quen từ nhỏ là bởi tôi cũng nghiêm khắc nên con mới được vậy. Nếu chỉ có vợ tôi thì thái độ của con sẽ khác ngay”.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ngược lại với PCGD độc đoán là những cha mẹ có PCGD tự do, số rất ít (6,7%) cho rằng con cái họ biết chủ động trong ăn mặc cũng như vệ sinh cá nhân. Còn lại, theo đánh giá chủ quan từ phía cha mẹ, có gần một nửa (40%) số trẻ được nhận định là “chưa tự làm được gì vì cháu còn quá nhỏ” có cha mẹ thuộc nhóm PCGD tự do. Khi được hỏi về vấn đề này anh Tr.L (40 tuổi, PCGD tự do) cho biết: “Nhìn chung các con tôi chưa thể tự làm được gì. Việc gì cũng bố, tí tí lại hỏi bố và tôi cảm thấy vì mình quá dễ với con nên chúng hay ỷ lại vào bố”.
Riêng đối với PCGD dân chủ, chúng tôi nhận thấy khi bố mẹ sử dụng PCGD này dường như có xu hướng tạo ra sự tự lập rất cao ở trẻ. Chị T.Q (33 tuổi, PCGD dân chủ) chia sẻ: “Nói chung mọi sinh hoạt ăn mặc cũng như vệ sinh cá nhân của bản thân, cháu đều rất có ý thức và luôn chủ động. Rất ít khi cháu phải nhờ giúp đỡ của bố mẹ”.
Có thể thấy, dường như PCGD dân chủ ở đây là phong cách giáo dục mà cha mẹ có thể giúp con có được khả năng tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Vì thế, việc cha mẹ để trẻ phát triển tự do, quá dễ dãi với con đã ít nhiều cho thấy hệ lụy của vấn đề. Những đứa trẻ này phần vì được nuông chiều, phần vì thiếu sự kiểm tra giám sát của bố mẹ nên dường như chúng bị thiếu hụt kỹ năng sống. Điều này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xã hội hóa sau này của trẻ.
Như vậy, có thể thấy rằng số liệu thực tế thu được từ nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài đã cho thấy mối liên hệ giữa PCGD của cha mẹ và sự phát triển tâm lý của trẻ trên một số khía cạnh. Vậy liệu PCGD của cha mẹ có dự báo được xu hướng phát triển của trẻ hay không? Kết quả hồi quy tuyến tính đơn cho thấy rằng: Nếu chỉ thay đổi PCGD hoặc của bố, hoặc của mẹ thì sự thay đổi này không có ý nghĩa dự báo đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Song ngược lại, nếu có sự thay đổi PCGD của cả bố và mẹ thì kết
quả hồi quy tuyến tính cho phép chúng tôi khẳng định rằng sự thay đổi này có thể dự báo được ít nhiều sự thay đổi ở trẻ. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng 3.9 sau đây:
Bảng 3.9: Dự báo tác động của PCGD mà cha mẹ sử dụng với sự phát triển của con.
Biến số phụ thuộc
Hệ số khi chạy hồi qui tuyến tính
N p r
Thái độ nhận lỗi của con
khi mắc sai phạm 192 98,75 0,342 0,001 0,585 0,339 Sự chia sẻ khó khăn của
con với cha mẹ 192 84,034 0,307 0,001 0,55 0,303 Sự tự tin vui vẻ của con
192 9,041 0,045 0,03 0,213
0,04
Sự tự chủ / độc lập của con trong sinh hoạt hàng
ngày
192 18,986 0,091 0,001 0,301 0,086
Biến độc lập: PCGD của cha mẹ
Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, nếu PCGD của cha mẹ thay đổi thì cho phép dự báo được 33,9 % (p< 0,01) độ biến thiên về thái độ nhận lỗi của con khi có lỗi; 30,3 % độ biến thiên về thái độ của con trong việc chia sẻ các khó khăn hay vấn đề rắc rối với cha mẹ. Bên cạnh đó, việc thay đổi PCGD này cũng cho phép dự báo được sự tự tin hay tính tự lập của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, mức độ dự báo còn khá khiêm tốn (dưới 10% độ biến thiên của dữ liệu).
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phong cách giáo dục của cha mẹ
3.3.1. Yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ
Chúng ta biết rằng, mỗi nghề đều có đặc thù riêng trong công việc. Vì thế, không ít người chịu sự tác động không nhỏ của công việc đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Chính điều này đặt ra cho chúng tôi câu hỏi liệu nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng tới PCGD của họ hay không? Phép kiểm định Khi – bình phương cho phép chúng tôi khẳng định mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa 2 biến số này (x2
(8) = 74,320; p < 0.01) cụ thể: