PCGD của cha mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 61 - 69)

Kiểu PCGD PCGD trong từng lĩnh vực giáo dục Độc đoán Dân chủ Tự do Tổng SL % SL % SL % SL %

PCGD của cha mẹ trong rèn luyện nề nếp sinh hoạt và việc kết bạn của con

53 27,6 116 60,4 23 12,0 192 100 PCGD của cha mẹ trong rèn

luyện ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn

72 37,5 103 53,6 17 8,9 192 100

Kết quả của bảng 3.2 cho thấy dù là trong việc rèn luyện nề nếp sinh hoạt và kết bạn của con hay trong rèn luyện ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn thì phần lớn cha mẹ đều có xu hướng sử dụng PCGD dân chủ đối với con, tiếp đến là PCGD độc đoán và sau cùng là PCGD tự do. Xét một cách cụ thể, cha mẹ có xu hướng sử dụng PCGD dân chủ trong giáo dục nề nếp sinh hoạt liên quan đến ăn, ngủ, vui chơi và việc kết bạn của con cao hơn trong giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con (60,4% so với 53,6%). Tỉ lệ sử dụng PCGD tự do của cha mẹ ở khía cạnh giáo dục nề nếp sinh hoạt và kết bạn của con cũng cao hơn so với việc giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử (12,0% so với 8,9%).

Nói một cách khác, khi giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử cho con dường như cha mẹ có xu hướng nghiêm khắc độc đoán hơn trong giáo dục nề nếp sinh hoạt và kết bạn của trẻ (37,5% so với 27,6%). Phải chăng cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện ý thức kỷ luật lao động và ứng xử cho con từ nhỏ song họ lại đang lúng túng chưa biết nên giáo dục

con theo cách nào, vô hình chung họ buộc phải nghiêm khắc với con ngay từ khi còn nhỏ với hi vọng sẽ đưa các con vào trong khuôn khổ mà họ nghĩ là tốt cho con. Điều này càng được thể hiện rõ trong kết quả nghiên cứu định tính mà chúng tôi thu được khi tiến hành phỏng vấn sâu 5 cặp cha mẹ. Cụ thể:

Anh Ng.C. Th (38 tuổi, Cán bộ) chia sẻ: “Trong ăn, uống, sinh hoạt hay vui chơi, tôi để con tự do phát triển, để chúng được thể hiện mình. Nhưng đối với việc thực hiện kỷ luật và ứng xử của con với người lớn, chúng tôi phải nghiêm khắc và sát sao hơn nếu lơ là thì chúng sẽ vô tổ chức ngay lập tức. Đặc biệt là việc ứng xử của trẻ với người lớn, tôi luôn phải dùng mệnh lệnh cho con bắt chúng phải làm theo nguyên tắc tôi đã đề ra. Nói chung, nhẹ nhàng con khó mà thực hiện ngay. Không biết như vậy là tốt hay xấu nhưng trước giờ cha ông ta vẫn có câu: yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, nên chúng tôi cũng theo đó mà làm”.

Không chỉ có anh Th mà anh Ng.B (37 tuổi, Kỹ sư) cũng có cùng quan điểm, anh tâm sự: “Thường ngày việc ăn, ngủ, chơi …của con, chúng tôi tạo không khí rất thoải mái, vui vẻ nhưng trong ứng xử của con với người lớn hơn chúng tôi luôn nghiêm khắc nhắc nhở khi con sai phạm, nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt để lần sau còn nhớ. Tôi thiết nghĩ cứ nhẹ nhàng quá thì con cái dễ hư hơn là mình nghiêm khắc”.

Không chỉ các ông bố mà các bà mẹ cũng đồng quan điểm như vậy. Chị T.Q (33 tuổi, Nội trợ) bộc bạch: “Trong ăn uống, vui chơi của con, tôi và chồng hay để con tự ăn, tự chơi không ép buộc. Nhưng việc con vô lễ, thiếu ý thức khi được chỉ dạy mà không nghe lời thì chúng tôi phải nghiêm khắc uốn nắn. Có như vậy trẻ mới lễ phép và sớm có trách nhiệm trong cuộc sống”.

Chị Ng.H (37 tuổi, Cán bộ) đồng thuận: “Tôi luôn tâm niệm một điều là không cần trừng phạt hay la mắng mà con vẫn biết nghe lời. Song không vì vậy mà tôi buông lỏng chuyện kỷ luật đối với con. Tôi luôn bám sát và thường xuyên động viên, nhắc nhở con khi giao tiếp với người lớn đồng thời giải thích cho con hiểu để con có ý thức tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi”.

Điều này một lần nữa được Chị Ng.D (30 tuổi, Viên chức) khẳng định:

“…Việc ăn, ngủ sinh hoạt, tôi có thể để con thoải mái một chút nhưng khi con có thái độ không ngoan với người lớn hơn thì tôi không thể làm ngơ, vì như vậy trẻ sẽ được đà lấn tới những việc khác. Mình cần phải nghiêm khắc nhắc nhở và uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của con sau này”.

Chồng chị Ng.D, anh Ng.Th (38 tuổi, Thanh tra) cũng cho hay: “Với tôi dù ở khía cạnh nào thì cũng cần phải nghiêm khắc với con. Tuy nói tuổi của con còn nhỏ nhưng bọn trẻ rất biết và hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng. Vì vậy, cần phải uốn nắn con vào khuôn phép ngay khi chúng còn nhỏ nếu không lớn lên sẽ khó bảo. Ngày xưa mình cũng thế thì ngày nay mình phải rút kinh nghiệm từ bản thân để dạy con tốt hơn thế hệ trước đã làm với mình”.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng PCGD của cha mẹ trong 2 lĩnh vực này có sự tương đồng rất chặt chẽ với nhau (r = 0,725; p < 0,001). Nói cách khác, không phải cha mẹ nghiêm khắc với con ở lĩnh vực này mà lại hoàn toàn buông lỏng con ở lĩnh vực khác. Ngược lại, họ có xu hướng thực hành kiểu PCGD tương đồng ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của trẻ.

Vậy ở từng lĩnh vực giáo dục này, cha và mẹ có sự khác biệt trong việc sử dụng PCGD đối với trẻ hay không? Kết quả kiểm định T- test cho thấy rằng: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa PCGD của cha và PCGD của mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục (p > 0,05).

Biểu đồ 3.3 Phong cách giáo dục của bố và phong cách giáo dục của mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình.

Quan sát biểu đồ 3.3 chúng tôi thấy: Ở lĩnh vực giáo dục liên quan đến rèn luyện nề nếp sinh hoạt (ăn, ngủ, vui chơi) và kết bạn của con, cả bố và mẹ đều có xu hướng sử dụng PCGD dân chủ đối với trẻ cao hơn hẳn so với 2 kiểu PCGD còn lại. Bên cạnh đó, PCGD độc đoán và tự do cũng được bố lựa chọn cao hơn so với mẹ.

Ở lĩnh vực giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn, nếu như đa số các bậc phụ huynh là mẹ trẻ có xu hướng sử dụng PCGD dân chủ (68,8%) thì ngược lại chúng tôi ghi nhận được đa số các bậc phụ huynh là bố trẻ có xu hướng sử dụng phong cách độc đoán (44,8%). Tỉ lệ bố và mẹ sử dụng PCGD tự do ở lĩnh vực này là rất thấp (16,7% và 1%).

Nhìn chung, đối với việc giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn, người bố dường như có xu hướng độc đoán hơn so với việc giáo dục nề nếp sinh hoạt và kết bạn của con. Trong khi đó, người mẹ biểu hiện xu hướng dân chủ với con trong mọi lĩnh vực của giáo dục gia đình.

Nói một cách khác, bố sử dụng PCGD độc đoán, tự do cao hơn mẹ và do vậy cũng ít dân chủ hơn so với mẹ. Có lẽ vì thế mà thực tế cho thấy trẻ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 PCGD của bố trong giáo dục nề nếp, sinh hoạt PCGD của mẹ trong giáo dục nề nếp, sinh hoạt PCGD của bố trong giáo dục ý thức kỷ luật và ứng xử PCGD của mẹ trong giáo dục ý thức kỷ luật và ứng xử Độc đoán Dân chủ Tự do

hay gần gũi và chia sẻ với mẹ hơn là với bố. Phải chăng chính sự cứng nhắc và nghiêm khắc quá của bố cũng gây cho trẻ cảm giác sợ hãi, bất an mỗi khi ở gần?

Tóm lại, trong quá trình giáo dục con ở độ tuổi từ 3 đến 6, chúng tôi nhận thấy rằng với từng lĩnh vực giáo dục, cha mẹ có xu hướng dân chủ hơn trong giáo dục nề nếp sinh hoạt và kết bạn của con. Ngược lại, họ có xu hướng nghiêm khắc hơn trong giáo dục ý thức kỷ luật lao động và ứng xử của con với người lớn.

3.1.3. Mối liên hệ giữa PCGD của cha mẹ và tự đánh giá của cha mẹ về vai trò của họ trong giáo dục trẻ trò của họ trong giáo dục trẻ

Với luận điểm cho rằng PCGD mà cha mẹ sử dụng chịu sự chi phối không nhỏ đối với sự tự đánh giá của họ về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ, chúng tôi đã tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa hai biến số này đối với nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài. Kết quả cho phép chúng tôi khẳng định mối liên hệ rất chặt chẽ giữa PCGD của cha mẹ và sự nhìn nhận của họ về vai trò, trách nhiệm của bố mẹ trong giáo dục con trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 (r = 0,66). Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3 Phong cách giáo dục của cha mẹ và nhận định về vai trò của họ trong giáo dục trẻ

PCGD

Vai trò của bố mẹ trong giáo dục con ở độ tuổi từ

3 đến 6 Tổng Bố mẹ là người quyết định cho con vì chúng còn nhỏ Bố mẹ là người định hướng giúp đỡ chứ không làm thay con Bố mẹ chỉ là người quan sát nên để con cái tự giải quyết Độc đoán

SL 37 15 3 55

Dân chủ SL 15 94 7 116 % 12,9 81,0 6,0 100 Tự do SL 0 1 20 21 % 0 4,8 95,2 100 Tổng SL 52 110 30 192 % 27,1 57,3 15,6 100

Nhìn vào bảng số liệu 3.3, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng trong số những cha mẹ có PCGD độc đoán có tới 67,3% cha mẹ cho rằng “bố mẹ là người quyết định cho con”. Theo đó, họ ít chấp nhận việc bố mẹ chỉ là người quan sát, để con cái tự giải quyết mọi chuyện (chiếm 5,5%). “Tôi thiết nghĩ, khi con cái còn nhỏ, nhiều việc chúng chưa hiểu hết được nên bố mẹ phải là người quyết định cho con. Có như vậy mới tránh được nhưng sai phạm đáng tiếc” - Anh Ng.Th (38 tuổi, Thanh tra).

Tương tự, có tới 81% cha mẹ lựa chọn PCGD dân chủ nhận định rằng họ chỉ là “người định hướng, giúp đỡ” chứ không làm thay các con.“ …Mình là cha mẹ thật nhưng không vì thế mà quyết định thay con. Nếu chúng còn nhỏ, bố mẹ phải giải thích, giúp đỡ con trong các vấn đề. Cũng không nên để con tự mình giải quyết” – chị Th.Tr (27 tuổi, Cán bộ) cho biết.

Đặc biệt, có tới 95,2% tổng số cha mẹ sử dụng PCGD tự do tin tưởng rằng “bố mẹ chỉ là người quan sát nên để con cái tự giải quyết”, không có bất kỳ cha mẹ nào thuộc nhóm khách thể này đồng thuận “bố mẹ là người quyết định cho con”. Chúng tôi xin trích dẫn chia sẻ của anh Tr. L (40 tuổi, Kinh doanh): “… Cứ nghĩ con còn nhỏ nhưng thực tế chúng rất hiểu chuyện nên tôi nghĩ phải để con tự giải quyết vấn đề của mình thì bố mẹ mới biết con cái sẽ trưởng thành như thế nào. Cũng thông qua đó con sẽ tự biết khẳng định mình”.

Vậy là khi bố mẹ độc đoán trong giáo dục thì số đông cho rằng mình là người có quyền quyết định thay con. Còn bố mẹ dân chủ với con nhận thấy mình và con có thể trao đổi, chia sẻ mọi vấn đề nên cha mẹ không phải là người quyết định mà chỉ định hướng, giúp đỡ cho trẻ. Với bố mẹ tự do thì hoàn toàn ngược lại, họ rất tin tưởng vào con, để con thoải mái mà không ép buộc trẻ theo quy định nên bố mẹ luôn để con tự quyết định những vấn đề của chúng.

Vậy, dù cha mẹ là người quyết định, định hướng giúp đỡ hay để trẻ tự giải quyết mọi việc thì khi trẻ phạm lỗi, theo cha mẹ trách nhiệm này thuộc về ai?

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tồn tại mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa PCGD của cha mẹ và sự nhìn nhận của họ về trách nhiệm của các bên khi trẻ có lỗi (r = 0,595).

Bảng 3.4 PCGD và nhận định của cha mẹ về trách nhiệm của các bên liên quan khi trẻ có lỗi

PCGD

Khi con có lỗi trách nhiệm thuộc về

Tổng Các con phải tự chịu trách nhiệm Cả cha mẹ và con cái cần có trách nhiệm Trách nhiệm chính thuộc về cha mẹ Độc đoán SL 31 18 6 55 % 56,4 32,7 10,9 100 Dân chủ SL 6 102 8 116 % 5,2 87,9 6,9 100 Tự do SL 0 3 18 21 % 0 14,3 85,7 100 Tổng SL 37 123 32 192 % 19,3 64,1 16,7 100

Có thể thấy rằng, hơn một nửa số cha mẹ sử dụng PCGD độc đoán khẳng định trẻ phải tự chịu trách nhiệm khi có lỗi (chiếm 56,4%) và chỉ 10,9% cho rằng trách nhiệm chính thuộc về cha mẹ. Trong khi đó, đa số những cha mẹ sử dụng PCGD dân chủ đều cho rằng khi trẻ phạm lỗi thì cả cha mẹ và con cái đều có trách nhiệm (chiếm 87,9%). Rất ít cha mẹ cho rằng các con phải tự chịu trách nhiệm (chiếm 5,2%) hoặc trách nhiệm chỉ thuộc về cha mẹ (chiếm 6,9%).

Ngược lại, với PCGD độc đoán và dân chủ, chúng tôi ghi nhận có tới 85,7% cha mẹ có PCGD tự do cho rằng khi trẻ mắc lỗi, trách nhiệm chính thuộc về cha mẹ (chiếm 85.7%). Đặc biệt không có một ai trong số họ cho rằng con cái phải là người chịu trách nhiệm. Phải chăng, ở đây các cha mẹ sử dụng PCGD tự do cho rằng con cái có lỗi là do họ đã “dễ dãi, buông lỏng” con và do vậy, chính họ chứ không ai khác là người phải chịu trách nhiệm cho sự buông lỏng này?

3.2. Mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển tâm lý của trẻ tâm lý của trẻ

Phong cách giáo dục của cha mẹ và thái độ nhận lỗi của trẻ khi mắc sai phạm

Quan sát trong thực tế chúng tôi thấy rằng bên cạnh một số trẻ rất dễ dàng thừa nhận lỗi với cha mẹ thì cũng có không ít trẻ lại rất lo lắng, thậm chí là sợ hãi khi bố mẹ biết mình có lỗi. Trẻ sợ bị trách phạt và do đó có thể dẫn đến nói dối bố mẹ về những điều mà trẻ đã làm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần nào đã khẳng định quan sát thực tế này. Nói một cách khác, thái độ nhận lỗi của trẻ với bố mẹ có mối liên hệ chặt chẽ với PCGD mà họ sử dụng (r = 0,568). Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)