PCGD của cha mẹ và việc chia sẻ khó khăn của trẻ với họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 70 - 73)

PCGD

Mỗi lần con gặp khó khăn con thường Tổng Không dám

nói với cha mẹ

Mạnh dạn chia sẻ để cha mẹ giúp đỡ Tự mình giải quyết Độc đoán SL 40 12 3 55 % 72,7 21,8 5,5 100 Dân chủ SL 26 84 6 116 % 22,4 72,4 5,2 100 Tự do SL 1 7 13 21 % 4,8 33,3 61,9 100 Tổng SL 67 103 22 192 % 34,9 53,6 11,5 100

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.6, cho chúng tôi thấy rằng việc cha mẹ nghiêm khắc, hay trừng phạt con sẽ có nguy cơ tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ nghiêm khắc, độc đoán đối với con, khi mắc lỗi trẻ lo sợ sẽ bị phạt và khi gặp phải vấn đề khó khăn, phần nhiều trẻ không dám chia sẻ với cha mẹ (chiếm 72,7%). Số trẻ mạnh dạn chia sẻ với cha mẹ các khó khăn để cha mẹ giúp đỡ không nhiều (chỉ chiếm 21,8%).

Một số ý kiến phỏng vấn sâu sau đây sẽ minh chứng rõ hơn cho điều này: “Có nhiều lần tôi thấy con mãi không lắp được bộ xếp hình nhưng khi thấy tôi cháu cũng chẳng nói gì vội vàng đi chỗ khác…Khi tôi gọi lại hỏi thì cháu lí nhí nói không rõ vấn đề cần được giải quyết” (anh Ng.Th, 38 tuổi, Thanh tra). Hay: “Chồng tôi nghiêm khắc với con quá nên có chuyện gì các con cũng chờ tôi về mới dám nói ra. Các cháu sợ bố và ít khi chia sẻ thông tin gì với bố. Điều này tôi cũng góp ý với chồng rồi song cũng chưa được cải thiện nhiều” (chị Ng.D, 30 tuổi, Viên chức).

Đáng lưu ý là, trong số những cha mẹ lựa chọn sử dụng PCGD dân chủ thì con cái mạnh dạn chia sẻ khó khăn với cha mẹ chiếm đến 72,4%, chỉ một số rất ít trẻ tự mình giải quyết vấn đề (5,2%). Với bố mẹ dân chủ, con cái được quyền đưa ra ý kiến và được chấp nhận nếu bố mẹ thấy phù hợp. Vì thế, trẻ có thể hào hứng, phấn khởi khi biết rằng bố mẹ luôn bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ chúng khi gặp khó khăn. Trẻ không hoang mang, lo sợ bị bố mẹ trách phạt. Do đó, chúng dễ dàng chia sẻ để mong nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ. Chị Th.Tr (27 tuổi, Cán bộ) cho chúng tôi biết: “Con trai tôi vừa nghịch lại còn bướng nên rất khó bảo. Thế nhưng ở tuổi lên 4, lên 5 cháu vẫn còn hồn nhiên ngây thơ lắm. Mỗi khi đi học về tôi thường hỏi xem hôm nay ở lớp con thế nào thì cháu kể hết. Nào là bạn lấy đồ chơi của con rồi con lấy lại thì bị

bạn đánh và con đánh lại bạn. Nào là con không thích ăn cà rốt…mẹ bảo cô đừng cho con ăn nữa…Trong hoàn cảnh đó tôi lại phải làm mặt nghiêm để vừa dạy con vừa giải thích cho con hiểu”.

Chị Đ.L (36 tuổi, Giáo viên) cũng nhận thấy: “Tôi luôn đặt mình vào vị trí của con làm bạn với con, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Các con thường gọi tôi là người bạn lớn còn tôi gọi các con là người bạn nhỏ và chúng tôi luôn luôn lắng nghe, luôn luôn chia sẻ khi gặp phải khó khăn. Tuy gần gũi thân mật nhưng tôi vẫn đặt ra một số nguyên tắc để các con không tùy tiện và tự do quá”.

Trường hợp cha mẹ sử dụng PCGD tự do, các con không dám nói với cha mẹ chỉ có 4,8% còn đa phần con vẫn tự mình giải quyết vấn đề khi có rắc rối (chiếm 61,9%).

Việc cha mẹ và con cái gần gũi có ảnh hưởng trực tiếp đến từng hoạt động trong cuộc sống của trẻ. Nếu cha mẹ hay la mắng và quá khắt khe với các con sẽ gây tâm lý căng thẳng, sợ hãi khi con mắc lỗi. Cùng với đó, mỗi khi có khó khăn hay gặp rắc rối, trẻ sẽ có xu hướng lảng tránh cha mẹ và tự mình giải quyết khó khăn gặp phải. Điều đó dẫn đến kết quả là cha mẹ không hiểu được con và cũng không nắm rõ những vấn đề con đang trải qua.

Tương tự, chúng tôi cũng ghi nhận mối liên hệ có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế koala house (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)